Một thành viên diễn đàn ROG là Chino mới đây đã thử nghiệm hiệu năng tản nhiệt của bộ tản nước custom EK-KIT X360 cùng vi xử lý Core i7-5960X và bo mạch chủ Rampage V Extreme. Trước đây, anh cũng đã có bài chia sẻ kết quả ép xung trên hệ thống này còn bây giờ là bài viết chi tiết về so sánh hiệu năng tản nhiệt nước custom EK-Kit X360 thể hiện khi hệ thống đang nghỉ và tải nặng so với tản khí mặc định của Intel.
"Mùa hè luôn là thời điểm nóng nhất trong năm không chỉ cho chúng ta mà còn cho hệ thống máy tính nữa. Không cần phải đến tháng 6 vì hiện tại ở nơi tôi đang sống đã rất là nóng rồi. Tôi đang viết bài này trong phòng ngủ nơi đang có nhiệt độ 43*C và cũng chẳng có máy điều hòa để bớt nóng. Vì thế bạn có thể tưởng tượng là mở cửa sổ chẳng giúp ích gì mà nhiều khi còn làm cho nhiệt độ phòng tăng thêm. Càng chán nản hơn khi mà vài tháng tới trời sẽ rất nóng nữa cơ chứ.
Vài tháng trước, tôi đã nâng cấp bộ tản khí lên bộ tản nước custom EK-Kit X360 và CPU i7-5960X kéo lên được 4.4GHz. Trong lúc quan sát nhiệt độ hệ thống hoạt động vào một ngày đẹp trời, tôi nhận thấy nhiệt độ khu vực VRM cao hơn thường lệ. Tôi cũng không chú ý lắm về nó mãi kể từ lúc tôi gắn bộ tản nước custom lên hồi tháng 12 năm ngoái khi phòng tôi lúc đó chưa nóng đổ lửa như bây giờ. Giờ thì khác rồi. Bộ heatsink tản nhiệt cho khu vực VRM rất nóng ngay cả khi sử dụng cho những công việc thường ngày như chỉnh sửa ảnh, convert phim hay chơi game nhẹ. Vì thế tôi quyết định lên trang chủ EK để tìm bộ kit tản nước custom dành cho khu vực VRM. Cuối cùng thì tôi cũng kiếm được một vài bộ khá hứa hẹn dành cho bo mạch chủ Rampage V Extreme. Có nhiều phiên bản chất liệu khác nhau nhưng tôi thích bản nhựa Acrylic Nikel hơn.
"Mùa hè luôn là thời điểm nóng nhất trong năm không chỉ cho chúng ta mà còn cho hệ thống máy tính nữa. Không cần phải đến tháng 6 vì hiện tại ở nơi tôi đang sống đã rất là nóng rồi. Tôi đang viết bài này trong phòng ngủ nơi đang có nhiệt độ 43*C và cũng chẳng có máy điều hòa để bớt nóng. Vì thế bạn có thể tưởng tượng là mở cửa sổ chẳng giúp ích gì mà nhiều khi còn làm cho nhiệt độ phòng tăng thêm. Càng chán nản hơn khi mà vài tháng tới trời sẽ rất nóng nữa cơ chứ.
Vài tháng trước, tôi đã nâng cấp bộ tản khí lên bộ tản nước custom EK-Kit X360 và CPU i7-5960X kéo lên được 4.4GHz. Trong lúc quan sát nhiệt độ hệ thống hoạt động vào một ngày đẹp trời, tôi nhận thấy nhiệt độ khu vực VRM cao hơn thường lệ. Tôi cũng không chú ý lắm về nó mãi kể từ lúc tôi gắn bộ tản nước custom lên hồi tháng 12 năm ngoái khi phòng tôi lúc đó chưa nóng đổ lửa như bây giờ. Giờ thì khác rồi. Bộ heatsink tản nhiệt cho khu vực VRM rất nóng ngay cả khi sử dụng cho những công việc thường ngày như chỉnh sửa ảnh, convert phim hay chơi game nhẹ. Vì thế tôi quyết định lên trang chủ EK để tìm bộ kit tản nước custom dành cho khu vực VRM. Cuối cùng thì tôi cũng kiếm được một vài bộ khá hứa hẹn dành cho bo mạch chủ Rampage V Extreme. Có nhiều phiên bản chất liệu khác nhau nhưng tôi thích bản nhựa Acrylic Nikel hơn.
Tổng kết quá trình lắp ráp
Như thường lệ tôi sẽ cho các bạn xem phiên bản ngắn gọn của quá trình lắp ráp. Nhưng nếu bạn muốn xem phiên bản đầy đủ thì bạn nên vào đây để xem hướng dẫn lắp ráp bộ tản nước VRM (tạm gọi là monoblock) cho Rampage V Extreme.
Đầu tiên, tôi tháo bo mạch chủ ra khỏi thùng máy và làm sạch nó. Đọc hướng dẫn lắp ráp vài lần rồi mới chính thức bắt tay vào làm việc.
Tôi phải tháo hết tất cả các miếng heatsink tản nhiệt trên bo mạch chủ. Như bạn thấy ở hình dưới, Rampage V Extreme sau khi tháo hết tản nhìn rất trần trụi và sexy. Sau khi tháo, tôi liền lau sạch các miếng keo tản nhiệt màu hồng trên chip cầu nam PCH. Không biết là ASUS dán kiểu gì mà nó dính như keo vậy. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã lau sạch và PCH cực kỳ bóng loáng.
Quảng cáo
Tiếp theo, tôi gắn CPU vào và trét vài miếng keo tản nhiệt theo phương pháp hạt gạo. Sau đó tôi cũng làm như vậy với chip cầu nam PCH. Xong rồi tôi liền tra các miếng keo tản nhiệt theo dạng trải dài trên dàn MOSFET và pha nguồn. Tới đây, bạn sẽ cần thêm một người nữa để phụ bạn. Để áp bộ monoblock bằng chất liệu Arryclic Nikel thì một bên của bo mạch chủ sẽ bị sức nặng của bộ tản này đè xuống, vì thế bạn nên nhờ một người đỡ bộ monoblock và bạn sẽ phải dùng vít vặn các đai ốc ở phía bên bo mạch chủ còn lại để siết chặt bo mạch chủ vào bộ monoblock.
Cuối cùng, tôi tích hợp bộ monoblock cùng với bộ tản nước X360 cũ của mình. Sau khi test thử trong vòng 24 giờ, tôi chắc chắn là hệ thống của mình đã sẵn sàng. Sau đây hình ảnh mà tôi gắn bộ monoblock trên bo mạch chủ Rampage V Extreme.
Quảng cáo
Hiệu năng tản nhiệt monoblock trên Rampage V Extreme
Tất nhiên chẳng ai lắp hệ thống tản nhiệt như vầy mà để hệ thống nghỉ cả, vì thế tôi chỉ đo nhiệt độ khi full load i7-5960X mà thôi. Bạn có thể thấy là có rất nhiều điểm cải thiện.
ROG Realbench là trình test yêu thích của tôi khi test ổn định hệ thống. Vì thế tôi dùng nó để hệ thống tải nặng trong vòng 30 phút để ghi nhận lại nhiệt độ. Đây là lúc mà monoblock chứng tỏ khả năng của nó. Thành thực mà nói thì tôi có một chút lo lắng cho hệ thống tản X360 của mình. Nó chỉ được dùng để tản nhiệt CPU thôi nhưng giờ nó phải gánh luôn cả VRM lẫn chip cầu nam.
Đầu tiên, khu vực VRM là nơi được hưởng lợi từ monoblock nhất. Delta nhiệt độ giảm xuống tới 25*C nghĩa là tương đương với 62%. Tuy nhiên, tôi càng ngạc nhiên hơn khi mà hiệu năng tản nhiệt của CPU không bị ảnh hưởng. Thực tế thì nó lại càng tốt hơn khi mà delta nhiệt độ CPU giảm đi 11*C. Riêng chip cầu nam PCH thì vốn không phải nơi tỏa nhiệt nhiều nên chỉ giảm có 4*C.
Sau khi test i7-5960X chạy xung mặc định, tôi liền kéo lên 4.4GHz. Delta nhiệt độ tăng lên một chút khi hệ thống nghỉ và đấy là điều đương nhiên khi chúng ta ép xung. Giờ thì hãy thử xem khi tải nặng ở mức 4.4GHz thì bộ monoblock của EK sẽ làm ăn thế nào.
Chạy mức xung 4.4GHz rõ ràng sinh thêm nhiệt ở khu vực VRM và CPU. Nhưng bộ monoblock hoạt động rất tốt khi hạ nhiệt độ được 29*C (58%) cho khu vực VRM, 17*C (36%) cho CPU và 5*C (50%) cho PCH. Rõ ràng hiệu năng tản nhiệt của bộ monoblock này là cực tốt.
Nguồn: rog.asus.com