Hiểu rõ hơn về Bitcoin. Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"

LX PRODUCTION
21/12/2013 8:46Phản hồi: 868
Hiểu rõ hơn về Bitcoin. Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"
10302043706_8db652d059_z.jpg

Bitcoin là một loại tiền tệ cũng giống như đồng đô la (dollar) hay đồng Việt Nam, đồng Yen, đồng Euro cũng là một loại tiền tệ; bitcoin cho tới giờ phút này có thể được gọi là ĐỒNG TIỀN của Internet, hoặc chúng ta cũng có thể gọi bitcoin là “tiền điện tử” cho nhanh và tiện, thậm chí tôi có thể nói một cách ngắn gọn hơn nữa: “Bitcoin là tiền.”

Về tác giả: Tôi là người đã dịch bài Infographic Lịch Sử Bitcoin đã đăng lên đây cách đây vài ngày mà có lẽ nhiều người đã xem qua.


Bitcoin là gì?


Tôi thấy có nhiều người gọi Bitcoin là “tiền ảo” và hoàn toàn không đồng ý cách gọi này chút nào, bởi vì tôi nghĩ cách gọi này rất dễ gây hiểu lầm và phản cảm cho những người chưa biết gì về bitcoin, bởi vì chữ “ảo” nó hàm ý một cái gì đó không có thực, không có giá trị; và tôi biết không có gì xa sự thật hơn điều này.Tiền ảo là một loại tiền thường thấy được sử dụng trong game, do một công ty game nào đó kiểm soát, cách tạo ra nó và cách nó vận hành hoàn toàn không hề giống với Bitcoin. Với lại, bạn đã từng thấy ai mua Lamborghini bằng tiền ảo bao giờ chưa? Nếu Bitcoin là tiền ảo thì chẳng lẽ tiệm bán xe Lamborghini đó ngu khi nhận bitcoins à? Lamborghini chỉ là một ví dụ trong số hàng chục ngàn ví dụ khác, và con số đó càng ngày càng tăng lên.

Bạn có biết? Chỉ có 8% tài sản tiền bạc trên toàn thế giới này là tiền mặt. 92% còn lại chỉ là những con số trên máy tính? Nói về “tiền ảo” đi.

“Giá trị” luôn là một khái niệm có tính chủ quan (subjective): nó có thể có giá trị đối với người này, nhưng lại không với người khác, nhiều ít khác nhau, tùy thời điểm và địa điểm khác nhau. Đừng quên rằng giá trị của bất cứ thứ gì còn được quyết định bởi quy luật cung cầu.

Chẳng hạn như khi chúng ta mua một món hàng thì chúng ta luôn xem món hàng đó có giá trị hơn số tiền chúng ta sẽ bỏ ra để đổi lấy, nhưng người bán thì ngược lại, họ xem số tiền đó có giá trị hơn món hàng họ bán ra, nếu không có điều kiện này thì sẽ không bao giờ có mua bán và nếu cả hai cùng tình nguyện mua bán thì cả hai sẽ đều cảm thấy lợi.

Bitcoin khác biệt ở chỗ nó không được tạo ra bởi bất cứ một quốc gia hay nhà nước nào, mà được tạo ra từ một mạng lưới kết nối các máy tính khắp thế giới, thuật ngữ trong tiếng Anh gọi là ‘decentralized‘ (tính từ): trong đó ‘centralize’ (đt) là tập trung (vào trung ương), ‘de’ là một tiền tố mang nghĩa ‘tháo gỡ’, ‘phân tách’ (vd như: decay, decline, decode, debug, decrease, deduct, depress), và ‘ed’ biến nó thành tính từ; nên tôi tạm dịch chữ ‘decentralized’ sang tiếng Việt là ‘phân trung’.

Ai tạo ra Bitcoin? Sơ lược về lịch sử của Bitcoin

Bitcoin được tạo ra bởi một người (hoặc một nhóm người) vì không muốn tiết lộ danh tính nên đã lấy biệt danh là Satoshi Nakamoto. Từ trước đến nay đã có nhiều phỏng đoán về Satoshi là ai nhưng phỏng đoán vẫn chỉ là phỏng đoán, và chúng ta vẫn chưa biết được Satoshi thật sự là ai vì tất cả những người bị “tình nghi” đều lên tiếng từ chối không phải là mình.

Tháng 11 năm 2008, Satoshi tung ra một bài viết, một bản thiết kế, một đề trình giới thiệu Bitcoin đến thế giới, bản tiếng Anh có thể được đọc ở đây (http://bitcoin.org/bitcoin.pdf) , đã có người dịch bài viết này ra tiếng Việt nhưng tôi thấy bài dịch có vẻ hơi phức tạp (và có một số chỗ dịch chưa đúng ý) so với một người đọc bình thường. Đó cũng là lý do tại sao tôi đã lập ra trang này, cộng thêm một lý do khác nữa đó là vì đọc được những bài báo, bài viết bằng tiếng Việt khác trên mạng tôi đều thấy rằng đa số các tác giả của những bài viết đó có lẽ như không hề có một chút hiểu biết sâu sắc nào về Bitcoin, cũng như về kinh tế, lẫn chính trị, có lẽ như là họ chưa bao giờ bỏ ra hơn một ngày để nghiên cứu tường tận về nó trước khi viết bài, dẫn tới những góc nhìn rất hạn hẹp.

Cho tới ngày 21 tháng 5 năm 2010 thì transaction (một sự giao dịch, mua bán, trao đổi) thực tế đầu tiên trong lịch sử của Bitcoin mới xảy ra khi Laszlo Hanyecz, một lập trình viên đang sống tại Florida, gửi 10000 BTC (bitcoin) cho một tình nguyện viên đặt mua dùm anh một ổ bánh pizza. (Tỉ giá BTC/USD chi tiết có thể được xem ở bitcoinwisdom.com)

Quảng cáo


pizza.jpg
Ảnh cái bánh pizza Laszlo Hanyecz đăng lên sau khi giao dịch thành công
Bitcoin hoạt động như thế nào?

Bitcoin hoạt động dựa vào những thuật toán mật mã cao cấp (SHA-256 hash). Protocol (nền tảng, cấu trúc, kiến trúc) của bitcoin có mã nguồn mở (open source), điều này có nghĩa là tất cả những ai biết về lập trình đều có thể kiểm tra qua mã nguồn này, nhưng không thể thay đổi được nó. Bitcoin protocol chỉ có thể được thay đổi hay nâng cấp thông qua số đông. Trước bất kì một sự thay đổi, nâng cấp nào thì các developers (những người phát triển (lập trình viên)) đều phải đưa ra những thông báo trước trên forum chính và nếu được sự ủng hộ của đa số thì sự thay đổi đó sẽ được xúc tiến.

Một mặt, bitcoin là một đơn vị tiền tệ; mặt khác, Bitcoin còn là một mạng lưới phân bố, phân trung, ngang hàng (peer to peer) chuyển giao tiền tệ. Có nghĩa là bạn có thể gửi bitcoin TRỰC TIẾP cho một người khác mà không cần qua một trung gian nào, bất kể thời gian, bất chấp không gian, với một lệ phí cực kì thấp, gần như bằng 0, hoặc thậm chí bằng 0. Hãy nghĩ về điều này một chút. Đây quả thật là một cuộc cách mạng chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử loài người. Satoshi giải được bài toán mà từ trước đến nay người ta vẫn cho là không thể giải được – đó là bài toán về lòng tin – bằng cách đưa ra sáng kiến về block chain (tôi sẽ nói về chi tiết này sau).

Bởi vì khi đã có một trung gian đứng giữa, bạn phải tin họ. Làm sao có thể biết chắc được rằng họ sẽ không lừa bạn? Không bao giờ biết được, và không phải lúc nào lòng tin của bạn cũng đặt đúng chỗ. Làm sao để một Việt kiều có thể gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam vào một ngày cuối tuần khi các dịch vụ gửi tiền không mở cửa với lệ phí gần như bằng 0 bất chấp số tiền muốn gửi là vài trăm đô cho tới vài chục ngàn đô hay hơn nữa? Thậm chí 150 TRIỆU ĐÔ (phí tổn: zero!)[Tham khảo] Tôi nghĩ có lẽ đây là một sự di chuyển tài sản vĩ đại nhất đã từng xảy ra trên trái đất. Ngày xưa người ta di chuyển vàng bạc châu báu, thì khỏi phải nói ai cũng biết là cần rất nhiều chi phí cho một sự vận chuyển như vậy: thuê xe, tàu, ngựa, lính gác, vệ sĩ… chưa kể đến thời gian phải tốn của cuộc vận chuyển đó trong khi với Bitcoin thì chỉ mất khoảng 60 phút (trung bình một confirmation (sự xác nhận hợp lệ của một transaction) của bitcoin mất khoảng 10 phút, số tiền càng lớn thì cần phải có nhiều confirmations để chắc chắn hơn, một khi đã có khoảng 6 confirmations trở lên thì có thể nói chắc chắn 100% số tiền đã gửi đó đã an toàn (KHÔNG THỂ hack được) và không thể nào bị đảo ngược lại được.)

Blocks và Block Chain

Quảng cáo


Block Chain là một chuỗi liên kết các Blocks (khối) lại, giống như chuỗi hạt là một chuỗi liên kết các hạt lại. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu giữ lại những transactions gần nhất (mà chưa được lưu lại ở những blocks trước đó). Tưởng tượng như Block Chain là một quyển sổ cái, sổ kế toán công cộng khổng lồ ghi lại tất cả giao dịch, trong đó mỗi trang trong quyển sổ đó là một Block, trang này đầy thì sẽ ghi sang trang mới; quyển sổ này có một đặc điểm là có số trang vô hạn. Một khi thông tin về transactions đã được ghi lại thì sẽ không bao giờ có thể bị thay đổi hay xóa đi. Ngoài những transactions gần nhất, mỗi block còn chứa thông tin liên kết tới block trước nó. Và nó còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải. Đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block đó không có hiệu lực và không được lưu lại trong block chain.

Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Giả sử như chúng ta ví dụ 1 bitcoin bằng một ounce vàng (gần một lượng (8.3 chỉ), ounce là đơn vị đo độ nặng của vàng của người Tây), thì cứ khoảng mỗi 10 phút thì sẽ có một số lượng bitcoin (vàng) “đào” lên được. Con số này hiện nay là 25, vì đã giảm đi phân nửa sau mỗi 4 năm so với con số ban đầu là 50. Và cho tới năm 2140, sẽ có tổng cộng tất cả là 21 triệu bitcoins. Nói cách khác, sau khi 21 triệu bitcoins đã đào lên hết vào năm 2140, sẽ không còn bitcoins để đào nữa.

740px-Total_bitcoins_over_time_graph.png

1 bitcoin có thể phân chia ra được 100 000 000 lần. Đơn vị nhỏ nhất không thể chia nhỏ hơn nữa được gọi là Satoshi, nhân danh người đã sáng tạo ra Bitcoin. Vậy là 1 bitcoin = 100 000 000 (một trăm triệu) Satoshis. Hay 1 Satoshi = 0.000 000 01 Bitcoin.

Một sai lầm trong tâm lý nhiều người là hiện tại họ thấy giá 1 bitcoin mắc quá nên nghĩ là mình không có khả năng mua. Thật ra thì nếu bạn không thể mua được 1 bitcoin thì bạn vẫn có thể mua 0.5, 0.1, 0.01 bitcoin… Nhưng có lẽ nhiều người sẽ không vượt qua được cái rào cản tâm lý đó là không thể chịu được cái cảm giác sở hữu một phần nhỏ của một cái gì đó, mặc dù là đối với những con số tiền bạc lạnh lùng thì nó chẳng có gì khác biệt: nếu 1 bitcoin bằng 1000 đô thì 0.1 bitcoin bằng 100 đô, không hơn không kém.

Hoặc nếu bạn thấy nó mắc quá thì cũng có thể xem qua Litecoin, bạn đồng hành với Bitcoin, giá vẫn còn đang rất thấp so với tiềm năng. Nếu Bitcoin là vàng thì Litecoin là bạc, có thể nói chung là như vậy.

Tại sao Bitcoin lại có giá trị? Giá trị đích thực của Bitcoin là gì?


Nhiều người lầm tưởng rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền bạn có thể đổi ra được từ nó, hay nói cách khác là giá một bitcoin quy ra fiat currencies (USD, Yen, Pounds, Euro, VN Đồng…) Thật sự thì đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Vậy thì giá trị THẬT SỰ của Bitcoin nằm ở đâu? Xin trả lời, giá trị thật sự của nó nằm ở cái mạng lưới, cái network, nơi mà khi bạn muốn tham gia vào thì bạn phải có những đồng xu bitcoins. Tưởng tượng những đồng xu này giống như cổ phiếu của một công ty start-up (chỉ có điều là ở đây không có công ty nào), khi càng nhiều người muốn mua cổ phiếu đó thì tất nhiên giá cổ phiếu phải tăng. Giá trị của nó nằm trong sự hữu dụng, tiện lợi, an toàn, bảo mật trong việc thanh toán, mua bán. Không một nhà bank, nhà nước, công ty nào can thiệp, một ý tưởng thiên tài đã trở thành sự thật lần đầu tiên trong lịch sử loài người.

Anonymity – Bitcoin cho bạn sự riêng tư


Người dùng Bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần nhà bank, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần phải có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ… để nhận hay gửi bitcoins. Số bitcoins bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số bitcoins đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet.dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không “ký tên” (sign) được. Khi bạn gửi bitcoins cho một người thì họ chỉ biết được số bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số bitcoins đó trước bạn.

Người ta có thể biết được số bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh AI đang sở hữu địa chỉ đó. Vì thế nên ví dụ như bạn có 1 tỷ tiền bitcoins, bạn sẽ không gôm hết vào một địa chỉ duy nhất, mà phải chia ra làm nhiều địa chỉ khác nhau. Vì số tiền càng lớn thì sẽ càng bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy.

Ai? Công ty nào điều hành Bitcoin?


Không một ai hay công ty nào điều hành Bitcoin. Bitcoin được vận hành bởi tất cả những người dùng Bitcoin, những người đang sử dụng Bitcoin Client.

Bitcoin Client là gì?


Bitcon clients là những phần mềm, chương trình chạy Bitcoin, hay còn có một tên gọi thông thường khác là Wallet. Có nhiều loại clients khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như:
  • Bitcoin-QT Client (Download tại bitcoin.org/): Chương trình nguyên thủy được lập trình bởi Satoshi Nakamoto, người khai sinh ra Bitcoin. Phù hợp với những người đam mê, các thợ đào, developers, lập trình viên, doanh nghiệp.
  • MultiBit Client (Download tại multibit.org/): Nhanh gọn nhẹ trung bình, phù hợp với người dùng trung bình.
  • Electrum Client (Download tại electrum.org/): Nhanh gọn nhẹ nhất. Có thể phù hợp cho tất cả.
Bitcoin được “đào” (mine) như thế nào?

Cơ bản thì việc đào bitcoins là một quá trình cùng nhau thi đua của các “thợ đào” (miners) đề tìm ra đáp án, đáp số để giải một bài toán rất khó. Độ khó của bài toán này được tự động chỉnh sửa sao cho trung bình cứ khoảng mỗi 10 phút thì sẽ có một thợ đào (hoặc một nhóm hợp lại) rải rác khắp thế giới giải được một block.

Bài toán này có thể hiểu nôm ta tương tự như vé số, mua càng nhiều số thì cơ may trúng càng cao, công việc của những cỗ máy đào bitcoins là cố gắng tìm ra được con số trúng đó bằng cách... đoán mò, generate ra hàng tỉ tỉ "vé số" một giây, không phải chỉ một người mà là cả MẠNG LƯỚI các thợ đào cùng nhau hợp lại làm công việc này, nhắc lại là trung bình cứ khoảng mỗi 10 phút thì sẽ có một người hoặc một nhóm người tìm ra được con số trúng. Có lẽ ai cũng biết, có được con số trúng thì khó chứ "dò số" vì phải tốn thời gian, công sức, năng lượng, kiểm tra lại xem nó có đúng không thì rất dễ dàng.

Vì công nghệ và kĩ thuật càng ngày càng tiến bộ nên các máy tính của các thợ đào cũng càng ngày càng nhanh và mạnh dẫn tới độ khó sẽ càng ngày càng gia tăng. Bạn có biết, sức tính (computing power) của mạng lưới Bitcoin hiện nay đã mạnh hơn gấp 256 lần 500 cái Top Siêu Máy Tính trên thế giới CỘNG LẠI!

Như đã đề cập ở bài trước, khi mỗi một block được giải thì những người tìm ra được lời giải đó sẽ được “thưởng” một số bitcoin, giống như việc một người bỗng dưng tìm ra được một cục vàng chôn dưới gốc cây sau nhà. Bitcoin không phải từ không khí mà ra như tiền giấy (fiat currency) của bất cứ chính phủ nào trên thế giới. Cần phải tốn năng lượng và thời gian để vận hành những cổ máy tính đào bitcoin đó. Cũng giống như cần phải hao tốn tài nguyên để đào vàng lên từ lòng đất.

Nhiều người sẽ bảo rằng nếu mà như vậy thì Bitcoin quả thật là một sự phí phạm điện năng khủng khiếp. Tôi sẽ đưa ra hai phản biện như sau:

1. "Ngành công nghiệp" đào bitcoins là một thị trường có tính cạnh tranh rất gắt gao chứ không phải chuyện giỡn chơi mà cái máy tính hiện tại ở nhà bạn có thể tham gia vào được. Cần phải có một sự đầu tư lớn để tạo ra những "cánh đồng" (farm) computers khủng. Ngoài những cỗ máy khủng đó ra thì chi phí lớn nhất chính là tiền điện. Vì thế nên ở nơi nào, đất nước nào có điện rẻ thì hoạt động ở đó sẽ có lợi hơn. Chẳng hạn như Iceland là một đất nước có tiền điện phải nói là rẻ hơn rất nhiều so với những nước khác trên thế giới, vì cung cầu, vì những công nghệ trong renewable energy (năng lượng sạch, có thể tái chế, sử dụng lại), vì điện khó vận chuyển, phí phạm khi vận chuyển, khó tồn trữ...

Kỹ thuật càng ngày càng tiên tiến dẫn đến những cỗ máy đào bitcoins sẽ càng ngày càng mạnh hơn và tiêu tốn năng lượng ít hơn. Cộng thêm việc người ta có thể tận dụng hơi nóng, nhiệt tỏa ra từ những cỗ máy để dùng vào những ứng dụng khác. Điện khi đó không hoàn toàn bị lãng phí, nó vừa tạo ra được bitcoins, vừa tạo ra được nhiệt: 1000 Watts điện sẽ sản sinh ra được 1000 Watts nhiệt. Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng lượng không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Vấn đề là bạn có biết tận dụng sự chuyển đổi đó hay không thôi.

2. Bác bỏ Bitcoins chỉ vì lý do nó tốn điện mà không cân nhắc qua những lợi ích của nó thì quả thật là thiếu sót, phiến diện và ấu trĩ. Bạn phải tiếp tục đặt ra những câu hỏi như: Liệu Bitcoin sẽ giúp được gì cho sự phát triển của kinh tế hay không khi nó mở ra được những giao dịch mới, phương thức thanh toán mới...? Liệu nó có làm tăng tốc sự phát triển trong công nghệ kĩ thuật, trong công nghệ điện sạch... Nói rằng Bitcoin phí điện cũng giống như nói rằng việc tạo ra những cối xay gió để tạo ra điện có hại cho môi trường vì để tạo ra thép cũng phải tiêu tốn năng lượng.

Tại sao chỉ có 21 triệu bitcoins tất cả?


Cũng như vàng có giới hạn thì bitcoins cũng có giới hạn. Chính cái giới hạn này tạo ra một sự khan hiếm, tạo ra một giá trị cho bitcoins, bởi vì thường thì cái gì hiếm đều quý. Chính vì bitcoins có giới hạn nên điều này tạo ra một hiệu ứng ít thấy, đó là giảm phát (deflation) (thay vì lạm phát (inflation): một sự lạm dụng phát hành tiền tệ). Một trong những lý luận thường được đưa ra để bác bỏ bitcoin là: Nếu có giảm phát, dẫn đến đồng tiền bitcoins càng ngày càng TĂNG giá, thì người ta sẽ cứ tích trữ bitcoin, dẫn tới kinh tế bị trì trệ không phát triển vì không ai còn mua gì nữa. Tuy nhiên lập luận này không chính xác. Tôi có thể phản biện lại như sau:

Laptop càng ngày càng nhanh hơn, rẻ hơn. Nếu theo lập luận này thì sẽ không còn ai mua laptop nữa vì cùng với một số tiền đó mỗi năm người ta sẽ mua được một cái máy nhanh hơn, xịn hơn. Nhưng thực tế thì sao, thực tế thì khi nào CẦN là người ta sẽ mua, chứ không phải là vì tiền của người ta càng ngày càng có giá trị (vì mua được máy tốt hơn) (tăng giá) mà người ta sẽ không bao giờ mua.

Một ví dụ khác là chuyện mua Lamborghini bằng bitcoins đã đề cập ở đầu bài. Bitcoin càng tăng giá thì người ta sẽ càng muốn tiêu số bitcoin người ta có được. Bởi vì sao, bởi vì khi bạn mua một món hàng gì đó là lúc đó bạn đang CHỐT LỜI, nếu bạn cứ giữ mãi bitcoin trong người thì biết đâu được 1 ngày nào đó nó rớt giá thì sao? Bitcoin chính là liều thuốc giải cho căn bệnh thích tiêu thụ, hưởng thụ, ăn sài (consumerism) (với số tiền mình không có) có thể thấy đang lan tràn tới tuyệt vong trên thế giới ngày nay.

Sớm hay muộn gì thì bạn cũng sẽ nhận ra được sự thật về Bitcoin


Tại sao tôi lại quan tâm tới Bitcoin nhiều như vậy? Mục đích của tôi khi đến với Bitcoin là gì? Những ai nghĩ rằng là để đầu tư kiếm lời, để làm giàu thì hoàn toàn sai lầm. Mục đích thật sự của tôi khi đến với Bitcoin là vì tôi muốn đầu tư cho đường dài, cho tương lai năm mười năm nữa chứ không phải đầu tư kiểu chụp giựt. Tất nhiên cũng có không ít những người đến với Bitcoin chỉ với mục đích này, muốn làm giàu cho nhanh, bỏ một lời hai trong vài ngày… Thành công thì ít, loạn lên thì nhiều; càng loạn lên thì càng đưa ra những quyết định sai lầm.

Đầu tư luôn là một trò chơi may rủi ít nhiều không riêng gì Bitcoin và nhất là trong thời điểm biến loạn bùng nổ này của nó, có lẽ vài năm nữa lúc đó nó mới bắt đầu ổn định. Nếu bạn đang có ý định tham gia vào cuộc cách mạng này, chỉ nên nhớ một điều là đừng bỏ ra đầu tư một số tiền mà bạn không thể mất, không sẵn sàng để mất, có mất cũng không sao, hay nói cho rõ hơn là đừng có dại mà bán nhà để mà mua hết, chuyện này có lẽ ai cũng biết rồi nhưng nhắc lại vẫn không thừa.Một điều khác cần nhớ nữa đó là đừng tham gia vào Bitcoin nếu bạn không thật sự hiểu về nó, mà chỉ muốn kiếm chút cháo khi thấy báo chí đưa tin giá nó tăng vọt khiến lòng tham nổi lên.

Bitcoin không được phát minh ra để giúp bạn trở thành tỷ phú, nếu có mơ thì đừng có mơ nữa. Thời của những tỷ phú có lẽ đã qua rồi. Bitcoin được phát minh ra là để cải tạo thế giới, nghe có vẻ vĩ đại quá nhưng sự thật là vậy, bạn sẽ nhận ra được chuyện này, sớm hay muộn thôi, sớm thì mừng cho bạn, còn muộn thì ráng chịu đi, đừng nói là chưa có ai nói cho bạn biết.

Bitcoin không dành cho những trái tim yếu đuối; Bitcoin không dành cho những người thiếu hiểu biết. Giá trị đích thực của Bitcoin không nằm ở cái giá của nó, mà ở những khả năng, tiềm năng của nó. Nhiều người thiếu hiểu biết cứ nhìn vào cái giá của nó rồi bảo là ôi bong bóng, ôi tiền ảo, ôi vớ vẩn… Chính những người này sẽ là những người bị bỏ lại sau cùng. Chúng ta đã bị bỏ lại cả đời nay rồi, và cơ hội thì ngàn năm mới có một, nhiều khi nghĩa đen.

Liệu chính quyền các nước sẽ can thiệp vào Bitcoin không?


Câu trả lời là rất có thể, bởi vì một khi Bitcoin càng ngày càng được nhiều người đón nhận, càng ngày càng trở nên giống tiền thật sự hơn thì khi đó sẽ là một mối đe dọa tới quyền lực các nhà nước đang nắm trong tay. Bởi vì người nào nắm trong tay quyền lực về tiền bạc thì người đó nắm trong tay quyền lực về tất cả mọi thứ khác:

“Đưa cho tôi quyền điều khiển tiền tệ của một đất nước, và tôi sẽ không cần biết ai là người làm ra luật lệ của đất nước đó.”
(Một câu nói nổi tiếng của Mayer Amschel Bauer Rothschild)
Bitcoin được Satoshi thiết kế ra hoàn toàn loại bỏ đi yếu tố này, không ai có thể điều khiển nó, bao gồm luôn cả chính Satoshi. Tiền giờ đây không còn nằm trong vòng tay kiểm soát của chính phủ nữa, mà đã có thể trở về tay của từng người, từng cá nhân. Tuy nhiên tư tưởng của đa số mọi người hiện nay họ đều nghĩ rằng vai trò của nhà nước là cần thiết, sự hiện diện của nhà nước là để bảo vệ họ, giúp đỡ họ… Vì thế nên các nhà nước cũng hoàn toàn có thể tự tạo ra một loại “tiền mã” (cryptocurrency) gần giống như Bitcoin, chỉ khác một số điểm chẳng hạn như HỌ sẽ là người trực tiếp kiểm soát, quản lý, HỌ sẽ là người có quyền thay đổi những thông số bất cứ khi nào họ muốn…. Và nhiều người vì vẫn còn tin vào nhà nước, tin vào chính phủ của họ cũng sẽ sẵn sàng chấp nhận sử dụng đồng tiền được chính phủ bảo kê này. Đây chính là vấn đề; vấn đề không phải là Bitcoin có tốt cho chúng ta hay không (vì câu hỏi này chỉ có một câu trả lời), mà vấn đề chính là tư tưởng của chúng ta có hiểu được Bitcoin để chấp nhận nó hay không, có hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới này hay không, có hiểu được những chuyện căn bản về kinh tế, chính trị hay không… Đó chính là nhiệm vụ cốt lõi của những người làm giáo dục tại Viện Ludwig von Mises.

Để tìm hiểu về Bitcoin thì cần thời gian nhiều hơn một ngày hay một bài viết. Hồ đồ là những người chỉ mới nghe sơ qua về chuyện này mà đã vội phán xét (dựa trên những thành kiến, kiến thức của họ). Có lẽ bài này đã khá dài nên tôi sẽ để dành những gì chưa nói tới trong những bài tiếp theo. Để tóm lại tôi chỉ muốn nói: Bitcoin chính là tương lai của nhân loại. Chuyến đò vẫn chưa khởi hành và nó chỉ mới bắt đầu khởi động cái động cơ đầu tiên mà thôi.

Đọc và tìm hiểu thêm về Bitcoin tại đây: http://www.tinhte.vn/tags/bitcoin/

Nội dung về tag

Nội dung, hình ảnh, video chi tiết về #bitcoin
tinhte.vn


868 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dài quá
@lvtrinh92 chính những thứ "dài quá" đó làm nên cái thế giới bạn đang sống đấy.
Bitcoin là ảo, giá trị là thật(đến bây giờ), không có gì mâu thuẫn cả.
ninja_tecmo
ĐẠI BÀNG
11 năm
@darkera13 tác giả vẫn chưa hiểu hết bản chất đâu, bác darkera13 nói rất chính xác
dạo gần đây có nhiều thông tin nghe cũng hơi thích thích, cơ mà đọc đến đoạn cuối bài này thì đỡ thích rồi
Dạo này Bitcoin đang hot. Đã đạt đỉnh hơn 1000 USD/Bitcoin.
@tiendung.exe Mọe 7 năm trước mà mua là giờ ăn lol rồi. Hồi đó sinh viên chỉ đọc báo chứ chưa có tiền đầu tư.
@tiendung.exe mọe thời đó thông minh, mua 10 đồng bitcoin giờ ấm cmnr
@QUOC HAO 111 thế sao giờ ko mua đi, than vãn làm gì?
@tiendung.exe 10 năm trước tui có nhắc ông mua bitcoin rồi mà? Ko mua à
Đọc xong thấy hiểu 1 chút, nhưng nhức đầu quá, thôi thì cứ tiền mặt cho nhàn
hơi thắc mắc.tiền tệ đúng là vật ngang giá.Bitcoin cug giống vậy.nhug tiền tệ thường dc phát hành.bảo đảm bởi nhà nước.còn Bitcoin thì ko do ai quản lý.vậy nếu nắm 1 số lượng Bitcoin.ai sẽ đảm bảo nó cho mình?dạng như bị mất hay j đó?
@seaphantom Bài viết có so sánh Bitcoin với Vàng. Theo đó có thể một ngày nào đó Bitcoin sẽ mặc định được mọi người công nhận là có giá trị như là Vàng vậy
@seaphantom Không có ai quản lý thì tất nhiên không có ai đảm bảo cho bạn. Lên giá hay mất giá đơn giản là do cung cầu thôi 😁 Theo mình là thế.
@seaphantom Theo mình biết thì nó được bảo đảm bởi chính những người sử dụng . Nôm na là : hiện 2016 có khoảng 7triệu bitcoin đã được đào. xem như vàng đi, chúng được bỏ vào một các ví điện tử. Ví này có 2 phần : địa chỉ và chìa khóa . Bạn giữ chìa khóa thì có thể xài thôi. Những ng sở hữu vì chính là những người đảm bảo nó sẽ dc sử dụng. Như bạn có cục vàng cầm trong tay, ng kia cũng có . Bạn phủ nhận cục vàng của họ là tự phủ nhận mình , thế nên là sẽ ko có chuyện đó xảy ra . ai giữ chìa khóa ng đó có tiền. z thôi ^^
@seaphantom vì vậy khi có thì hay bán tống bán tháo quy đổi nhanh nhất có thể
nhan85x
ĐẠI BÀNG
11 năm
cứ tưởng tượng trong 20 năm nữa lịch sử loài người sẽ ra sao....
suse
ĐẠI BÀNG
11 năm
Bài này đọc xong thấy quá mơ hồ và chung chung. Tất cả các lập đều chỉ mang tính cá nhân, không thấy gì rõ ràng. Đọc xong cảm giác giống như đọc bài PR của mấy cty bán hàng đa cấp quá.

Kiến thức về Kinh Tế của mình kém quá không thể chấp nhận nổi tư tưởng của bài viết này rồi :p
pkmluudung
ĐẠI BÀNG
11 năm
@suse Đồng ý với bạn là bài này viết rất chung chung. Chủ yếu là miêu tả chứ lập luận và phân tích rất ít.
Đọc bài còn có cảm giác như người viết viết bài trong tâm trạng bức xúc và bực mình vậy. Hoặc giống như là đang giáo huấn người khác, cho rằng chỉ có mình là đúng, những người khác sai hết vậy.

Bài viết còn không nêu ra một số hạn chế của Bitcoin như rất thuận lợi để rửa tiền chẳng hạn
Tiền là đại diện cho giá trị hàng hóa để mọi người giao dịch với nhau thuận tiện hơn và được tính toán dựa trên lượng vàng dự trữ của từng quốc gia. Bitcoin không đại diện cho giá trị của cái gì có thật cả, cho nên một ngày nào đó không xa nó sụp đổ là điều dễ hiểu, vì chẳng có ai hay chính phủ nào đảm bảo gì cho nó cả
vodanh1989
ĐẠI BÀNG
11 năm
@suse Bac nay noi giong y minh, bai nay giong bai PR cua may cong ty ban hang da cap. Ma Bitcoin cung giong giong vay. Phai co nguoi tham gia dao thi gia tri moi tang dc. Thu hoi gio ko ai xai Bitcoin nua di. Thi gia tri giam, may bac so huu ca dong Bitcoins cung teo. Noi chung cai nay no cung giong choi co phieu thoi. Van de la choi co phieu can von lon, con choi cai nay can PC thoi. Voi lai Bitcoin vi ko ai quan ly dc, nen se ko ai bao dam dc j ca. Cu song voi cuoc song that cho khoe. DI lam an luong, nhieu luong thi dau tu j do, lai co tien. 😆
xuankienbui
ĐẠI BÀNG
11 năm
@suse Bác này là chuyên gia tiền tệ đấy bạn ạ, không phải bác ấy PR đâu vì niềm tin của bác ấy vào Bitcoin sẽ trở thành một hệ thống tiền tệ- thanh toán toàn cầu mà không bị kiểm soát. Nhưng thực tế đó rất khó xảy ra vì các vấn đề kỹ thuật, lòng tin, và cái chính là đánh vào túi tiền của các chính phủ nên họ không đời nào để xảy ra chuyện đó. Có những chuyện khác vì chỉ là ảnh hưởng tới 1 hoặc 1 nhóm chính phủ nên nó vẫn sống khỏe trên internet nhưng cái này ảnh hưởng tới tất cả thì sớm muộn nó cũng bị ngăn chặn dù không thể triệt để nhưng nó sẽ làm giảm sức ảnh hưởng.
@suse Đây cũng là điều mà e muốn nói
@suse Tôi cũng đủ kiên nhẫn để đọc hết bài này và cũng thấy giống bạn. Nội dung bài viết này hầu như cóp nhặt của rất nhiều web khác nhau mà tôi đã từng đọc qua. Tất cả đều chưa nói được nguồn gốc btc là ntn, giới hạn của nó ra sao, và tại sao lại chỉ có 21tr btc.
Công nhận. Bài dài nhưng hay. Nếu Bitcoin là môn học chắc bác này thành Giáo Sư tiến sĩ rồi!!! 😁
Chóng mặt wua
Mido8x
ĐẠI BÀNG
11 năm
Làm thế nào để kiếm được bitcoin ?
@Mido8x 1 máy tính chạy card Vga Amd. Càng nhiều card càng tốt
bobkhin
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Mido8x Đào bitcoin (Bitcoin mining) ;)
huutanpham
ĐẠI BÀNG
11 năm
Đã hiểu hơn về bitcoin . 😃
đọc xong hiểu đc mơ hồ quá 😁
Liệu cái bài toán mà dùng bitcoin client để giải kia có phải là 1 mật mã của một tài khoản ngân hàng nào đó? Vậy thì có vẻ như đây là một mạng lưới máy tính có thể dùng để ..... mọi thứ nhỉ 😁
@khanhduong171 Về vấn đề này tôi đồng ý với bợn. Theo thông tin chủ thớt thì sức mạnh tính toán để "đào bitcoin" trên toàn cầu hiện nay đã là 256 lần 500 cái Top siêu máy tính cộng lại. Vậy ví dụ thuật toán trên để mô phỏng những bài toán thế kỷ ẩn sâu bên trong cái thuật toán đó thì sao nhỉ? Hay tìm nguồn gốc hạt của Chúa, hoặc đơn giản hơn là để tìm key cho bất kỳ một phần mềm nào thì sẽ đi đến đâu? Trời, lúc đó tôi nghĩ sẽ chẳng cái key bank nào là không giải được một khi có cả cộng đồng cùng giải...
Và quan điểm của tôi, không có phần mềm nào là không hack được. Đại loạn đến nơi vì Bitcoin!
@khanhduong171 đúng r đó bác, từ lúc mình biết đến Bitcoin và mạng lưới Bitcoin Client kia, mình luôn có 1 câu hỏi, liệu mạng lưới đó có phải chỉ để confirm transaction hay là còn vì 1 mục đích nào đó khác, người dùng nó thì cũng chỉ biết là để confirm thôi chứ lsao biết được những người đứng sau thật ra đưa cho họ giải bài toán j 😕

Sent from my GT-N8000 using Tapatalk
nametran
ĐẠI BÀNG
11 năm
@khanhduong171 cùng ý kiến với bác này. tham khảo qua nhiều bài rồi tôi vẫn không hiểu được các bài toán mà bitcoin giải là ở đâu ra? vì sao phải giải nó mới có được bitcoin? và mục đích giải nó để làm gì? liệu đây có phải thủ đoạn của các kẻ siêu lừa trên thế giới đã tạo ra để biến chúng ta thành đồng phạm (chúng ta giúp chúng giải các mật mã của ngân hàng??? )
Mặc dù bài viết của tác giả phân tích rất rõ, nhưng tôi vẫn thấy có chút nghi ngờ và có mùi tanh !?
@nametran Thay vì chỉ đặt câu hỏi & nghi ngờ, bạn hãy nhờ Google trả lời & chia sẽ kiến thức với các thành viên trên tinhte 😃
@nametran nói mãi ở trên rồi, h viết lại cũng ngại và mình cũng đang ko có rảnh, bạn nên đọc thêm mấy bài sau đây (ko nhiều đâu)
http://bitcoin.org/bitcoin.pdf
https://en.bitcoin.it/wiki/How_bitcoin_works
http://mathoverflow.net/questions/128152/which-hard-mathematical-problems-do-you-have-to-solve-to-earn-bitcoins

Which hard mathematical problems do you have to solve to earn bitcoins ?

A virtual currency called bitcoins has been in the news recently. It is said that in order to "mine" bitcoins, you have to solve hard mathematical problems. Now, there are two kinds of mathematical
mathoverflow.net


Mã nguồn (bạn có thể phân tích để xem chỗ nào liên quan mật mã ngân hàng)
https://github.com/bitcoin/bitcoin

GitHub - bitcoin/bitcoin: Bitcoin Core integration/staging tree

Bitcoin Core integration/staging tree. Contribute to bitcoin/bitcoin development by creating an account on GitHub.
github.com
TnT_XD
ĐẠI BÀNG
11 năm
Nghe nói đào BC cần card hình và rất chóng hỏng
xuankienbui
ĐẠI BÀNG
11 năm
@TnT_XD Card màn hình vì thuật toán này cần lượng xử lý vô cùng lớn mà các CPU thương mại không tải nổi nên phải Share lượng xử lý sang GPU. 1 thuật toán như thế chạy trên con p4 cỡ 1 năm mới có kết quả 😁
Một bài dịch và phân tích rất hay.
Cơ bản em bitcoin này phải bị chính phủ chặn thôi, để ngăn ngừa món rửa tiền và các giao dịch mập mờ bất hợp pháp. Mà để em nó phát triển thì khó mà ổn định mọi mặt được các bác ạ, tới lúc đó tiền thuế chẳng biết thu thế nào, rồi sẽ loạn xạ cả lên, thôi thì cứ tiền thật tiến tới.
P/s: dùng tiền thật giấy trắng mực xanh mà còn tham ô với chả rửa tiền, huống chi ảo ảo thế này thì...
@bb8707g2nd thanks bác, đúng là mình ko để ý vấn đề này.
xuankienbui
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nguyenhuan_cbr Bạn có thể mua nó qua những ngừoi đã đào được Bitcoin thông qua các trang giao dịch Bitcoin và phần mềm BITCOIN - CLIENT.
@Dương Minh Đạt mình cũng nghỉ tương tự, nhưng có lẽ các bác cuồng Bitcoin thì k nghĩ vậy nhĩ,
Cái gì thuộc về Giá trị thì cần phải có Chế tài/Quản lý, nếu k thì nó sẽ loạn cào cào lên hết.
Thí dụ: Người ta sẽ tham nhũng/rửa tiền.. (chỉ mới nói đến 2 vấn nạn nhức nhối nhức toàn cầu) bằng Bitcoin, ai mà tìm ra nguồn gốc được.
boyadam
ĐẠI BÀNG
11 năm
đã tò mò về bitcoin dc vài ngày. qua bài này của tác giả đã thấy thật sự hiểu rõ hơn về 1 số điều mơ hồ trước đây 😁.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019