Mời anh em xem loạt ảnh chụp French Southern and Antarctic Lands - vùng lãnh thổ của Pháp ở Ấn Độ Dương, gần với Nam Cực, do nhiếp ảnh gia Patrick Hertzog của AFP, khi anh có 1 chuyến công tác những ngày cuối năm 2022, đi theo chuyến tàu Marion Dufresne đến tiếp tế cho vùng đất này.
1 nhà khoa học đang đi giữa hàng nghìn con chim cánh cụt vua trên đảo Île de la Possession, thuộc quần đảo Crozet. Quần đảo Crozet là nơi ngụ cư của nhiều loài động vật ở nam cực như chim cánh cụt, sư tử biển, hải cẩu vv. Ảnh ngày 20/12/22.
Ảnh chụp đảo Île de la Possession từ xa, ảnh ngày 28/12. Trên đảo có lều trại và thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu môi trường biển và biến đổi khí hậu, chứ không có cư dân sinh sống.
1 nhà khoa học đang đi giữa hàng nghìn con chim cánh cụt vua trên đảo Île de la Possession, thuộc quần đảo Crozet. Quần đảo Crozet là nơi ngụ cư của nhiều loài động vật ở nam cực như chim cánh cụt, sư tử biển, hải cẩu vv. Ảnh ngày 20/12/22.
Ảnh chụp đảo Île de la Possession từ xa, ảnh ngày 28/12. Trên đảo có lều trại và thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu môi trường biển và biến đổi khí hậu, chứ không có cư dân sinh sống.
1 con hải cẩu voi giữa bầy chim cánh cụt vua, ảnh chụp ngày 20/12 trên đảo Île de la Possession.
Những lều trại chứa thiết bị phục vụ nghiên cứu của trung tâm Alfred Faure trên đảo Île de la Possession, ảnh ngày 21/12.
1 con hải cẩu voi vừa bơi vô bờ ở Île de la Possession, ảnh ngày 21/12.
Cận cảnh 1 con chim cánh cụt vua, ảnh ngày 20/12.
Quảng cáo
Con hải cẩu vua đang tắm nắng, ảnh ngày 20/12.
Ảnh chụp Marion Dufresne khi nó chuẩn bị cập bến trên quần đảo Crozet. Marion Dufresne là tàu đa năng, vừa phục vụ nghiên cứu khoa học, vừa chở thiết bị, thực phẩm để tiếp tế cho Crozet.
Tàu được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Pháp Marc-Joseph Marion du Fresne (1724 - 1772), hạ thủy tháng 6/1994. Nó có chiều dài 120.5 mét, trọng lượng toàn tải là 10.380 tấn, vỏ tàu được thiết kế đặc biệt để chịu được thời tiết khắc nghiệt của Ấn Độ Dương vùng Nam Cực.
Marion Dufresne có sức chứa tối đa 110 người, hiện nay thủy thủ đoàn có 28 người, gồm 22 thủy thủ và 6 chuyên viên.
Quảng cáo
1 con hải cẩu voi nằm phơi nắng gần trạm nghiên cứu Port-aux-Français, ảnh ngày 25/12 chụp trên đảo Kerguelen, một trong những hòn đảo xa xôi hẻo lánh nhất trái đất mà con người từng đặt chân tới.
Con chim cánh cụt đi 1 mình ở gần trạm Port-aux-Français, ảnh ngày 25/12.
Bầy hải cẩu voi nằm chiếm đường đi gần trạm Port-aux-Français, có bảng thông báo lưu ý nguy hiểm, ảnh ngày 25/12.
Đàn cánh cụt vua trên đảo Kerguelen, ngày 25/12.
Một cặp Hải cẩu voi ở gần trạm Port-aux-Français, ảnh ngày 25/12.
Ảnh drone chụp tàu Marion Dufresne chuẩn bị cập cảng Port-aux-Français, ngày 24/12.
Trạm nghiên cứu Martin-de-Viviès trên đảo Île Amsterdam, vùng lãnh thổ của Pháp ở Nam Cực, nơi làm việc của 30 nhà khoa học, họ sẽ đến đây làm việc vào các thời điểm trong năm chứ không thường trú trên đảo. Ảnh ngày 31/12.
1 con hải cẩu lông đang tắm nắng, ảnh chụp ngày 29/12, trên đảo Île Amsterdam.
Jean-Philippe Branne, người đang nắm quyền chỉ huy của đảo Jean-Philippe Branne, đang nhìn 1 chiếc trực thăng cẩu hàng hóa từ tàu Marion Dufresne lên bờ, vì địa hình trắc trở nên tàu không thể cập bến sát đất liền mà phải nhờ tới trực thăng. Ảnh ngày 29/12.
Công nhân xua bầy hải cẩu lông đi chỗ khác chơi để xe chở hàng hóa tiếp tế lên đảo, ảnh ngày 29/12 trên đảo Île Amsterdam.
Công nhân và các nhà khoa học trên đảo đang chuyền tay nhau nhu yếu phẩm, hàng tiếp tế tới trạm nghiên cứu Martin-de-Viviès, ảnh ngày 29/12 trên đảo Île Amsterdam.
1 con hải cẩu trên đảo Île Amsterdam, ảnh ngày 29/12.
Ảnh chụp ngày 28/12 khi tàu Marion Dufresne neo gần đảo Île Saint-Paul.
Ảnh chụp đảo Île de l'Est vào ngày 21/12 khi tàu Marion Dufresne chuẩn bị tiếp cận.
Bầy hải cẩu lông đang tắm trên một rãnh nước trên đảo Île Saint-Paul, ngày 28/12.
Theo TheAtlantic