Hình ảnh: Người Hồi giáo dự lễ Eid al-Fitr để kết thúc tháng Ramadan năm 2022

Nam Air
3/5/2022 2:48Phản hồi: 58
Hình ảnh: Người Hồi giáo dự lễ Eid al-Fitr để kết thúc tháng Ramadan năm 2022
Lễ Eid al-Fitr là sự kiện đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan, bắt đầu vào ngày 1 và kết thúc vào ngày 2/5 (có nơi tổ chức sớm hơn vài ngày hoặc kết thúc trễ hơn 1 ngày, tùy theo lịch Ramadan của họ).

Tháng Ramadan (là Tín điều thứ 4 trong 5 Tín điều của người Hồi giáo) năm 2022 bắt đầu từ ngày 2/4 đến hết ngày 2/5, chuỗi hoạt động thường niên lớn của cộng đồng người Hồi giáo - tôn giáo lớn thứ 2 trên Thế giới với khoảng 1 tỷ tín đồ.

Ramadan là tháng 9 trong Âm lịch của người Hồi giáo. Trong 30 ngày diễn ra tháng Ramadan, họ sẽ không ăn uống từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn (tức là lúc còn ánh sáng Mặt Trời). Khi trời tối, họ sẽ ăn 2 bữa trong ngày, gồm bữa Suhur (còn gọi là Sahari / Sahrī / Sehri) dùng khi Mặt trời chưa lên, gọi là bữa ăn trước bình minh, và bữa Iftar (còn gọi là Futoor / fuṭūr) dùng khi đêm xuống, gọi là bữa ăn sau hoàng hôn.

Hầu hết các hoạt động “trần tục” đều được yêu cầu kiêng cữ khi Mặt Trời còn chiếu sáng trong tháng Ramadan, bao gồm sinh hoạt tình dục, hút thuốc vv và vv. Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi, và người Hồi giáo đang công tác ở nước ngoài (các quốc gia không lấy đạo Hồi làm quốc giáo) sẽ không bắt buộc phải tham gia tháng Ramadan.

Hiện nay Hồi giáo còn các nhánh lớn là Sunni và Shi'ite, trong đó dòng Sunni chiếm phần đông với khoảng 70-80% giáo dân. Hầu hết cộng đồng Hồi giáo ở các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, theo dòng Sunni.


Người Hồi giáo đang cầu nguyện buổi tối ở quảng trường nhà thờ lớn ở thánh địa Mecca, (Saudi Arabia), ảnh chụp tối ngày 29/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (1).jpg

Hai cha con người Hồi giáo nhìn nhau cười khi đang cùng nhau tham gia lễ Eid al-Fitr, tổ chức ở Bảo tàng vũ khí quốc gia Mỹ ở Teaneck, tiểu bang New Jersey, ngày 2/5 - ngày cuối cùng của tháng chay Ramadan năm nay.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (2).jpg

Chiều tối ngày 18/4, người dân ở thị trấn Tadef (Syria) quây quần bên bàn ăn, chuẩn bị ăn bữa tối Iftar khi Mặt Trời sắp khuất núi. Đây là thị trấn miền Bắc Syria đang xảy ra giao tranh giữa 1 bên là lực lượng do Nga hậu thuẫn và bên kia là lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (3).jpg

Các cô gái trẻ Thái Lan theo đạo Hồi cùng nhau chụp ảnh wefie, trong buổi sáng tuần lễ Eid al-Fitr ở Trung tâm Hồi giáo Thái Lan, ảnh chụp sáng ngày 2/5. Như anh em cũng biết thì Thái Lan là quốc gia theo Phật Giáo với 95% dân số theo đạo Phật, chỉ có khoảng 5% người dân theo các tôn giáo khác.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (4).jpg

Các giáo dân đang hành lễ sáng 2/5, tổ chức ở sân vận động Addis Ababa, Ethiopia.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (5).jpg

Quảng cáo


Người Hồi giáo ở Kyrgyzstan - một quốc gia Trung Á giáp TQ và Kazakhstan - đang dự lễ sáng ngày 2/5 ở nhà thờ Bishkek.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (6).jpg

Thợ làm bánh ở chợ Shubra Mist, Cairo, Ai Cập đang làm kanafeh, món bánh chay tráng miệng truyền thống của vùng Trung Đông thường được bán trong tháng Ramadan. Ảnh chụp ngày 6/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (7).jpg

Cô gái tạo hình trái tim để chụp hình, sau khi xăm lên các ngón tay của mình hoa văn, trong lễ Chand Raat vào đêm 1/5, nghĩa là Đêm Của Trăng. Ảnh chụp ở Kathmandu, đêm 1/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (8).jpg

Người dân ở Jakarta, Indonesia đang cầu nguyện trong lễ Eid al-Fitr, ảnh chụp ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (9).jpg

Quảng cáo


2 người phụ nữ ôm nhau khi tham gia lễ Eid al-Fitr ở nhà thờ Hồi giáo Masjid At-Taqwa ở Brooklyn, New York ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (10).jpg

Một cậu bé người Iraq trên đường phố ở quận Al-Zubair, Iraq, ảnh chụp ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (11).jpg

Một bữa ăn Iftar được tổ chức tập thể ở quảng trường Trafalgar, London, Anh chiều tối ngày 28/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (12).jpg

Ảnh chụp từ trên cao xuống quảng trường Skanderbeg ở Tirana, Albania ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (13).jpg

Người phụ nữ Iraq viếng mộ tổ tiên ở nghĩa trang Hassan al-Basri, ảnh chụp ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (14).jpg

Bữa ăn tối được tổ chức ở El Matareya, Cairo, Ai Cập tối ngày 16/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (15).jpg

Ảnh chụp Trăng non qua dây văng của cây cầu Mohammad Baqir al-Sadr ở Basra, Iraq đêm 28/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (16).jpg

2 bé gái người Romania sau khi dự lễ Eid al-Fitr ở Buchares, chiều ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (17).jpg

Cảnh sát chống bạo động Nga đứng canh gác, trong khi mọi người đang hành lễ Eid al-Fitr ở Maskva, Nga vào ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (18).jpg

Người dân ở Bờ Biển Ngà (1 quốc gia ở Tây Phi) đang hành lễ sáng, ảnh chụp ngày 2/5, ngày cuối cùng của tháng chay Ramadan.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (19).jpg

Các bé gái ở trường nữ nội trú Hidâyh Al Mubarokak đang cùng nhau đọc kinh Qur'an (Koran / Cô-ran). Ảnh chụp đêm 22/4 ở Indonesia.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (20).jpg

Người Hồi giáo gốc Malaysia đang dự lễ Eid al-Fitr ở nhà thờ trung tâm Seoul, ảnh chụp sáng 2/5 ở Hàn Quốc.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (21).jpg

Bà Amatuallah và 2 cậu con trai đang dùng bữa suhur, ảnh chụp ngày 3 /4 ở Havana, Cuba.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (22).jpg

Một gia đình ở Basra, Iraq đang chuẩn bị bánh chay cho ngày lễ Eid al-Fitr.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (23).jpg

Một góc chợ du lịch Khan el-Khalili ở Cairo, Ai Cập đang bày bán rất nhiều đèn lồng truyền thống, ảnh chụp tối 27/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (24).jpg

Các cô gái Nigeria trong trang phục truyền thống, chụp hình trong khi đi lễ Eid al-Fitr ở Lagos, Nigeria.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (25).jpg

Người Hồi giáo ở Birmingham, Anh quốc đang dự lễ sáng Eid al-Fitr ở công viên Small Heath Park.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (26).jpg

Người dân ở Makassar, Indonesia đang trình diễn phun lửa, ảnh chụp trong lễ Eid al-Fitr tối ngày 1/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (27).jpg

Cô gái ở Milan, Ý theo đạo Hồi đang dự lễ Eid al-Fitr, ảnh chụp tối 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (28).jpg

Người dân ở thành phố cảng Jaffa (Tel Aviv, Israel) đang hành lễ Eid al-Fitr, ảnh chụp ngày 2/5.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (29).jpg

Đèn trang trí trên đường phố ở Singapore để mừng lễ Eid al-Fitr, ảnh chụp tối ngày 29/4.
Tinhte-thang-chay-Ramadan_2022 (30).jpg

Theo Theatlantic
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hình chụp đẹp quá
Tay nào tiếp thu tín ngưỡng lực này chắc mạnh lắm. Tam đại đạo giáo: Bụt - Kito - Mô Ha Met, ai chứng đạo mạnh nhất vậy các anh em?

Hình chụp hoành tráng thật.
@Ting Tưởng Mấy nước cuồng đạo thường nghèo, kém phát triển, bất ổn, không tin khoa học, hay chiến tranh, tham nhũng, xung đột, khủng bố vì ai cũng nghĩ mình là nhất. Mà Phật giáo không đông bằng Ấn Độ giáo nhé.
Hồi giáo có hồi giáo cấp tiến, hồi giáo bảo thủ. Hồi giáo cấp tiến có Malay, Indo, Quatar, UAE, Thổ, Algeria thì ai dám chê, Hồi giáo bảo thủ như Iran, Saudi , Afghanistan sống hơi bức bí.
@dktran01 Đọc Holy Bible đi bạn, có lời tiên tri cho thời đại cuối cùng này nha, tại sao trên khắp thế gian này lại mọc ra nhiều tôn giáo đến như vậy?, Chúa Jesus Christ phán có nói hết
@Thunderstorms cho mình xin cười trừ 😁
@nospecial nam nha bạn.
Nam nó quậy banh nóc, nữ nó bị định kiến nên đi đứng kiên cữ lắm (ở ngoài đường thôi), nghe bảo đóng cửa phòng lại thì cũng không thua gì nam
Kèm nhịn uống nước nữa đó
@pomme_bleu Thì nhịn ăn uống đó bác
Hay...
Hồi giÁo ở khắp mọi nơi
“NATO sủa trước cửa nước Nga” là một tuyên bố có thể shock với nhiều người nhưng nó cho thấy sự công chính của một người đứng về phe của Chúa.Vì sao coi NATO không khác gì ‘chó’?
@Long UFM Kênh TV24h với 4,02 triệu người đk, nội dung độc quyền của vtc nhé

@A better world Kaka, bạn đang lý luận trong sự vô vọng 🤣🤣🤣
@Hoang_HaoMinh Giáo hoàng không biết bao nhiêu lần lên án Nga xâm lược Ukraine rồi. Còn nói giáo hoàng chính thống giáo là tay sai của Putin, mà đúng thế thật.
Mấy quốc gia Trung Đông và nhiều nước Hồi giáo khác họ bị tôn giáo ăn sâu vào cả chính trị, nhà nước… nên áp dụng cả luật tôn giáo vào pháp luật. Phụ nữ sinh nhầm vào các quốc gia ấy xem như xui.
Có một nghịch lý là sau tháng chay thì ai cũng tăng cân 😅😅🤣🤣🤣😂😂😂
Louis P
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đang bị đau bao tử hoặc đang phải uống thuốc đúng cử có quy định ngay sau khi ăn hay những trường hợp lao động nặng mất nước nhiều, hao năng lượng nhiều cần dc bổ sung đồ ăn, nước uống liền rồi nhiều nhiều trường hợp khác nữa mà ko thể nhịn ăn, nhịn uống quá lâu trong ngày thì sao mà thực hiện lễ Ramadan dc nhỉ? Lễ này bắt nhịn ăn uống trong lúc mặt trời còn mọc là mình thấy khá mâu thuẫn cho nhiều trường hợp người ta bắt buộc phải ăn uống đúng cử
@Thunderstorms Tôi hỏi thật: bạn có vấn đề về tư duy và đọc hiểu à?

Tôi có nói câu nào bác bỏ đức tin của bạn hay của ai chưa? Bạn cuộn lại từ trên xuống dưới, đánh vần từng chữ đi, xem có chỗ nào tôi nói rằng không nên theo đức tin hay gì không?

Bạn đọc lại cho kỹ rồi trả lời tôi hộ!
@Long UFM Quan trọng là đấng siêu nhiên đó, có cứu được họ sau khi qua đời hay không?
@Thunderstorms Tôi không muốn tranh luận chuyện đó với bạn. Tôi cũng là người theo đạo Công giáo, tôi cũng đọc Kinh thánh, cũng đi nhà thờ, cũng có những đức tin tâm linh. Nhưng tôi không muốn đem đức tin của mình ra áp đặt người khác.

Ai tin thì tin, không tin thì thôi. Người có đạo không nên đem đức tin của mình ra làm chân lý, cũng như người vô thần không nên gọi người có đạo là ngu muội (như rất nhiều thành phần "thượng đẳng" trên Tinh tế này hay thể hiện). Tự do tôn giáo là quyền cơ bản của mỗi con người.

Nói thật, bạn quá cuồng tín nên 1 câu nói chẳng liên quan gì bạn cũng gán ghép vô ý nghĩa phủ định đức tin của bạn.
@Long UFM Quan trọng là bạn đọc kinh thánh nào?, kinh thánh lời của Chúa Trời hay là lời truyền khẩu của loài người?
Thấy mấy anh hồi là không thấy thiện lành rồi 😆)
hieunguyen68
ĐẠI BÀNG
3 năm
Trước ở mấy năm cùng mấy ông thanh niên Hồi giáo, ban ngày toàn nhờ mình đi mua đồ uống xong mang vào toilet uống trộm. Kaka
@hieunguyen68 tôi tin bạn
@hieunguyen68 Thì bình thường thôi mà. Như nhà nào cũng có đứa ngoan đứa cá biệt.
Quan trọng là tự nguyện theo đúng tự do tôn giáo. Chứ ép buộc bằng bạo lực là sai
@Andydo611 Ở Hồi giáo thì khó có sự tự nguyện lắm. Nếu bạn cải đạo từ đạo khác sang đạo Hồi thì không sao, còn cải từ đạo Hồi sang đạo Thiên Chúa hay đạo Phật hoặc vô thần thì bị tử hình. Rất công bằng và tự do tôn giáo.

https://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20191225-tuyệt-vọng-của-người-kitô-giáo-ở-trung-đông-hố-sâu-chia-cách-về-tôn-giáo-ngày-càng-
Có 2 bức ảnh gây rùng mình là bức chụp ở Quảng trường Trafalgar, Luân Đôn và ở Moskva. HG đang thâm nhập quá kinh khủng ở phương Tây và làm nguy cơ khủng bố, bất ổn xã hội luôn chực chờ. Một ngày nào đó VN mà bị vậy không biết như thế nào.
toiyeulexus
ĐẠI BÀNG
3 năm
ảnh đẹp ghê
Không đề cao tôn giáo này, không hạ thấp tôn giáo nọ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019