Các bạn mới tập chụp, thấy các thuật ngữ 8-bit, 10-bit, và 14-bit trên diễn đàn @camera Tinhte và thắc mắc nó là gì, ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh. Mình xin giải thích ngắn gọn thật dễ hiểu cho các bạn.
Bit depth trong nhiếp ảnh được dùng để chỉ lượng thông tin màu một file ảnh. Số bit depth càng lớn thì lượng thông tin sắc màu lưu trữ trong file ảnh đó càng lớn.
Để dễ hiểu hơn, bạn mường tượng một dải sắc độ màu dịch chuyển từ đen 100% ---> trắng 100%. Bit depth càng lớn thì các bước chuyển sắc độ càng nhiều / dày đặc hơn, quá trình dịch chuyển sắc độ xám mềm mịn hơn. Ngược lại, bit depth thấp (nhỏ) thì sự chuyển dịch sắc độ ít mượt mà mềm mại.
Số lượng bước chuyển sắc độ ấy, được tính toán cụ thể như thế này: Chỉ số bit depth là x thì tổng số sắc độ của màu xám là 2 lũy thừa x. Như vậy, tài liệu ghi máy ảnh cho file có 8-bit, 2 lũy thừa 8 = 256 sắc độ xám. 10 bit sẽ là 1024. Ta thấy chênh lệch thông số 2 bit thôi, thì tổng lượng thông tin sắc độ khác biệt đến 4 lần.
Lưu ý là, khi nói 8-bit, 10-bit hay 14-bit thì nó có giá trị trên từng kênh màu RGB, gọi là BPC (Bits per Channel). Mỗi hình ảnh gồm 3 kênh màu RGB (đỏ, xanh lá, xanh dương) thì hình ảnh 8-bit sẽ là 8-bit màu đỏ, 8-bit màu xanh lá, 8-bit xanh dương.
Thông thường thì một file ảnh định dạng JPEG ở mức 8-bit. Trong khi ảnh RAW có tới 14-bit thông tin sắc màu trên mỗi kênh. Đó là lý do vì sao ảnh RAW chứa nhiều thông tin sắc màu giúp việc hậu kỳ có kết quả tốt hơn rất nhiều.
Như vậy, bạn sẽ quan tâm đến chỉ số bit depth khi mua một máy ảnh cho phép chụp file ảnh RAW có số bit cao, hiện nay thường là RAW 14-bit, nếu bạn có nhu cầu hậu kỳ chỉnh sửa ảnh kỹ lưỡng, cần phóng lớn, in ấn hình ảnh. Dĩ nhiên ảnh RAW không phải là phép màu giúp bức ảnh đẹp long lanh, mà ảnh RAW chứa nhiều lượng thông tin màu sắc để bạn, với độ phân giải cao nhất mà máy ảnh cho phép, phụ thuộc vào khả năng hậu kỳ của bạn.
Còn nếu không có nhu cầu đó hoặc không có khả năng hậu kỳ ảnh, hãy chụp JPEG cho khỏe!
Bit depth trong nhiếp ảnh được dùng để chỉ lượng thông tin màu một file ảnh. Số bit depth càng lớn thì lượng thông tin sắc màu lưu trữ trong file ảnh đó càng lớn.
Để dễ hiểu hơn, bạn mường tượng một dải sắc độ màu dịch chuyển từ đen 100% ---> trắng 100%. Bit depth càng lớn thì các bước chuyển sắc độ càng nhiều / dày đặc hơn, quá trình dịch chuyển sắc độ xám mềm mịn hơn. Ngược lại, bit depth thấp (nhỏ) thì sự chuyển dịch sắc độ ít mượt mà mềm mại.
Số lượng bước chuyển sắc độ ấy, được tính toán cụ thể như thế này: Chỉ số bit depth là x thì tổng số sắc độ của màu xám là 2 lũy thừa x. Như vậy, tài liệu ghi máy ảnh cho file có 8-bit, 2 lũy thừa 8 = 256 sắc độ xám. 10 bit sẽ là 1024. Ta thấy chênh lệch thông số 2 bit thôi, thì tổng lượng thông tin sắc độ khác biệt đến 4 lần.
Lưu ý là, khi nói 8-bit, 10-bit hay 14-bit thì nó có giá trị trên từng kênh màu RGB, gọi là BPC (Bits per Channel). Mỗi hình ảnh gồm 3 kênh màu RGB (đỏ, xanh lá, xanh dương) thì hình ảnh 8-bit sẽ là 8-bit màu đỏ, 8-bit màu xanh lá, 8-bit xanh dương.
Thông thường thì một file ảnh định dạng JPEG ở mức 8-bit. Trong khi ảnh RAW có tới 14-bit thông tin sắc màu trên mỗi kênh. Đó là lý do vì sao ảnh RAW chứa nhiều thông tin sắc màu giúp việc hậu kỳ có kết quả tốt hơn rất nhiều.
Như vậy, bạn sẽ quan tâm đến chỉ số bit depth khi mua một máy ảnh cho phép chụp file ảnh RAW có số bit cao, hiện nay thường là RAW 14-bit, nếu bạn có nhu cầu hậu kỳ chỉnh sửa ảnh kỹ lưỡng, cần phóng lớn, in ấn hình ảnh. Dĩ nhiên ảnh RAW không phải là phép màu giúp bức ảnh đẹp long lanh, mà ảnh RAW chứa nhiều lượng thông tin màu sắc để bạn, với độ phân giải cao nhất mà máy ảnh cho phép, phụ thuộc vào khả năng hậu kỳ của bạn.
Còn nếu không có nhu cầu đó hoặc không có khả năng hậu kỳ ảnh, hãy chụp JPEG cho khỏe!