Ngày này tròn 135 năm về trước, 23/9/1889, nghệ nhân Fusajiro Yamauchi sáng lập tiệm Nintendo Koppai ở quận Shimogyō-ku, Kyoto, Nhật Bản. Những ngày đầu tiên, xưởng Nintendo tập trung sản xuất những bộ bài hanafuda.
Trước thời kỳ cải cách dưới triều đại Thiên Hoàng Minh Trị, Nhật Bản có xu hướng chối bỏ những sản phẩm du nhập từ phương Tây. Trong đó bao gồm cả cỗ bài 48 lá kiểu Bồ Đào Nha, 4 bộ mỗi bộ 12 lá thay vì 13 lá như cỗ bài tây hiện đại. Năm 1633, mạc phủ Tokugawa ra lệnh cấm bài tây. Nhưng giữa lệnh cấm, dân Nhật khi ấy vẫn thích cờ bạc, vậy là dẫn tới sự cần thiết có những cỗ bài mang phong cách Nhật Bản nhưng vẫn phải chỉ ra được con số của từng lá. Dần dần, những bộ bài Karuta trở thành hanafuda, với hình ảnh núi đồi hoa lá, số từ 1 đến 12 xác định bằng tháng, chứ không phải những con số thông thường.
Ở thời kỳ Minh Trị, việc chơi bài không còn bị ngăn cấm quyết liệt như trước. Và rồi Nintendo trở thành một trong những xưởng sản xuất bài hanafuda vô cùng thành công, nhưng vì mỗi lá bài đều sản xuất thủ công nên doanh số không đủ giải quyết nhu cầu. Vậy là ngài Yamauchi thuê thêm nhân công và trợ lý để sản xuất số lượng lớn bài hanafuda.
Trước thời kỳ cải cách dưới triều đại Thiên Hoàng Minh Trị, Nhật Bản có xu hướng chối bỏ những sản phẩm du nhập từ phương Tây. Trong đó bao gồm cả cỗ bài 48 lá kiểu Bồ Đào Nha, 4 bộ mỗi bộ 12 lá thay vì 13 lá như cỗ bài tây hiện đại. Năm 1633, mạc phủ Tokugawa ra lệnh cấm bài tây. Nhưng giữa lệnh cấm, dân Nhật khi ấy vẫn thích cờ bạc, vậy là dẫn tới sự cần thiết có những cỗ bài mang phong cách Nhật Bản nhưng vẫn phải chỉ ra được con số của từng lá. Dần dần, những bộ bài Karuta trở thành hanafuda, với hình ảnh núi đồi hoa lá, số từ 1 đến 12 xác định bằng tháng, chứ không phải những con số thông thường.
Ở thời kỳ Minh Trị, việc chơi bài không còn bị ngăn cấm quyết liệt như trước. Và rồi Nintendo trở thành một trong những xưởng sản xuất bài hanafuda vô cùng thành công, nhưng vì mỗi lá bài đều sản xuất thủ công nên doanh số không đủ giải quyết nhu cầu. Vậy là ngài Yamauchi thuê thêm nhân công và trợ lý để sản xuất số lượng lớn bài hanafuda.
Có một điều nhiều người đề cập. Nintendo, 任天堂, có nghĩa bóng là “may mắn tại trời.” Nhưng chẳng có tài liệu lịch sử nào khẳng định đó là ý đồ của ngài Fusajiro Yamauchi khi ông thành lập xưởng sản xuất bài Nhật 135 năm về trước cả.
Ngày Fusajiro không có con trai, vậy là ông nhận con rể, Sekiryo Kaneda làm con nối dõi. Kaneda sau này lấy tên theo họ nhà vợ, Yamauchi. Năm 1929, ngài Fusajiro Yamauchi nghỉ hưu, Sekiryo lên làm chủ tịch Nintendo thay. Năm 1933, ông Sekiryo thành lập công ty liên doanh, đổi tên thành Yamauchi Nintendo & Co.
Tiếp tục câu chuyện những chàng rể may mắn. vợ chồng ông Sekiryo và bà Tei Yamauchi cũng không có con trai, chỉ có hai cô con gái. Vậy là nhà Yamauchi lại nhận con rể Shinajoko làm con trai nối dõi. Đến đoạn này thì vợ chồng ông Shinajoko hạ sinh được cậu con trai Hiroshi Yamauchi. Ông bà của Hiroshi nuôi cháu, và chính Hiroshi sau này trở thành chủ tịch Nintendo chứ không phải ông bố Shinajoko.
Năm 1949, Hiroshi theo học trường Waseda, Tokyo. Nhưng đến năm 1950, sau khi ông ngoại bị đột quỵ, chàng trai 23 tuổi trở về nhà kế nghiệp ông, làm chủ tịch kế tiếp của Nintendo. Đến năm 1953, Nintendo trở thành công ty đầu tiên ở Nhật Bản sản xuất bài bằng chất liệu nhựa, bền bỉ hơn giấy cán.
Nhưng bước ngoặt cũng đến rất nhanh, ở khía cạnh tích cực. Năm 1956, Hiroshi Yamauchi tới Mỹ để đàm phán hợp tác với USPCC, nhà sản xuất bài tây lớn nhất nước Mỹ. Ông bất ngờ và choáng váng khi văn phòng của doanh nghiệp có thị phần cao nhất thị trường Mỹ vừa chật chội vừa ọp ẹp. Ông nhận ra, kinh doanh bài cũng chỉ phát triển được đến thế.
Quảng cáo
Hai năm sau, Nintendo ký kết thỏa thuận hợp tác với Disney để đưa những nhân vật hoạt hình nổi tiếng của tập đoàn này lên những lá bài mà Nintendo sản xuất. Nhờ những hình ảnh này, thay vì định kiến là những công cụ cờ bạc gây hại cho xã hội, những bộ bài của Nintendo với những nhân vật như chuột Mickey, chú nai Bambi hay vịt Donald, nó trở thành một món đồ chơi giải trí phù hợp với các hộ gia đình. Doanh số bán ra của Nintendo bùng nổ, ít nhất 600 ngàn bộ mỗi năm.
Năm 1962, Nintendo lên sàn chứng khoán Osaka. Với khoản vốn đầu tư mới, Nintendo bắt đầu nghiên cứu những mảng kinh doanh mới: Cơm ăn liền, máy hút bụi, rồi cả máy hút bụi đồ chơi có cái tên Chiritori, do chính thiên tài Gunpei Yokoi phát triển vào năm 1979. Và một thông tin hoàn toàn có thật. Thập niên 1950, 1960, Nintendo có cả một chuỗi những khách sạn tình yêu cho những cặp đôi lui tới.
Bản thân đại bản doanh đầu tiên của Nintendo, tòa nhà ba tầng gần sông Kamo ở Kyoto giờ cũng trở thành một khách sạn hạng sang với 18 phòng, mang tên Marufukuro. Xưa kia, một trong số 18 phòng ấy chính là căn hộ của gia đình Yamauchi. Để được ở trong khách sạn này, chi phí có thể lên tới 1.800 USD một đêm:
Quảng cáo
Còn nhà máy Uji Ogura, nơi Nintendo từng sản xuất những cỗ bài thì trở thành một bảo tàng, mang tên Nintendo Museum, dự kiến tháng sau mở cửa.
Nhắc tới thiên tài Gunpei Yokoi, năm 1965, ông được mời về làm kỹ sư bảo trì dây chuyền sản xuất. Nhưng đương nhiên, lịch sử đã chứng minh, tài năng của Yokoi không chỉ dừng lại ở chuyện bảo trì nhà máy.
Thập niên 1960, Nintendo gặp khó khăn trong việc tồn tại trên thị trường đồ chơi Nhật Bản. Thị trường vốn đã nhỏ vì dân số, lại còn gặp sự cạnh tranh gay gắt của những cái tên đã có vị thế khi ấy, giờ vẫn nổi như cồn, là Bandai và Tomy. Nhưng vì nhận ra vòng đời sản phẩm đồ chơi trẻ em rất ngắn, nên tốc độ ra mắt sản phẩm mới của Nintendo cũng rút ngắn theo.
Lần lượt, từ cánh tay nối dài Ultra Hand năm 1966, cho tới cỗ máy ném bóng chày Ultra Machine năm 1967, và bộ trống Ele-Conga năm 1972, Yokoi trở thành nhà thiết kế sản phẩm hàng đầu của Nintendo.
Đến năm 1972, khi Magnavox Odyssey, cỗ máy chơi game console đầu tiên ra mắt, và Nintendo cũng có món đồ chơi đi kèm, Shooting Gallery, khẩu súng quang điện để thưởng thức những trò chơi trên hệ máy này. Ngay sau đó, Nintendo cũng bắt đầu tự sản xuất những cỗ máy game. Năm 1975 là EVR Race. Năm 1977 là Color TV-Game 6 và Color TV-Game 15, hợp tác sản xuất cùng Mitsubishi Electric. Những con số của hai cỗ máy này mô tả số lượng trò chơi cài trong những chiếc máy này.
Tới thập niên 1980, Nintendo bắt đầu làm máy điện tử thùng, chạy theo xu hướng arcade bùng nổ toàn thế giới khi ấy. Một huyền thoại khác xuất hiện: Shigeru Miyamoto.
Năm 1981, Donkey Kong của Miyamoto ra đời, rồi tiếp theo đó là những cái tên kinh điển của làng game: Donkey Kong Jr., Sky Skipper, Mario Bros., Donkey Kong 3…
Cùng thời điểm ấy, Gunpei Yokoi không dừng sáng tạo, với việc ra mắt những chiếc máy Game & Watch đơn giản nhưng là một món đồ chơi hoàn hảo cho các bạn nhỏ khi ấy. Chỉ cần một game duy nhất hiển thị trên màn hình LCD, Game & Watch từ năm 1980 tới 1991 bán được 43.4 triệu máy trên toàn thế giới, một trong những thành công đầu tiên của Nintendo trong ngành giải trí tương tác.
Năm 1982, Nintendo tạo ra AVS, bản mẫu thử nghiệm máy game gia đình với bộ điều khiển, ổ băng cassette, joystick và súng ánh sáng. Nhờ những thành quả nghiên cứu AVS, Năm 1983, Family Computer ra mắt ở quê nhà Nhật Bản, giá khoảng chừng 100 USD. Chỉ mất hai tháng, Nintendo đã bán được nửa triệu bộ Famicom. Nhưng ngay sau đó, Nintendo nhận được những lời than phiền, rằng chơi game bằng cỗ máy tông màu đỏ và kem này bị đơ ở một số game. Lỗi đến từ một con chip bán dẫn bị lỗi. Nintendo khi ấy phải thu hồi toàn bộ máy chưa bán ra thị trường, với thiệt hại ước tính khoảng nửa triệu USD.
Cùng thời điểm ấy, Famicom được thiết kế lại để biến thành Nintendo Entertainment System để bán ra tại thị trường Mỹ. Nhưng cùng thời điểm 1983 đến 1985, những cỗ máy console ra mắt ào ạt với dàn game chất lượng quá kém đã tạo ra cú sốc khiến thị trường console gia đình sụp đổ. Để đối mặt với điều này, Nintendo tạo ra một cái tem vàng, Seal of Quality. Chỉ có những tác phẩm đạt tiêu chuẩn của họ mới được bán ra trên nền máy NES.
Ngày 18/10/1985, NES lần đầu tiên được bán ra ở thị trường bang New York. Kế đến là Los Angeles vào tháng 2/1986, tiếp đến là Chicago và San Francisco. Đến cuối năm 1986, NES được bán ra ở cả nước Mỹ, cùng 15 trò chơi đi kèm. Cũng vào năm 1986, Metroid và The Legend of Zelda ra mắt.
Ngay kế tiếp, là năm 1989, với cỗ máy Game Boy, vẫn được thiên tài Gunpei Yokoi thiết kế. Chỉ cần đúng hai khía cạnh để biến Game Boy trở thành một trong những sản phẩm điện tử bán chạy nhất hành tinh, chứ không chỉ xét riêng thị trường game, với 118 chiếc máy bán ra thị trường. Thứ nhất là mức giá dễ chịu, và thứ hai, là Tetris, trò chơi đính kèm với những chiếc máy Game Boy phiên bản đầu tiên.
Rồi dần dần, Nintendo tập trung hẳn vào mảng máy chơi game gia đình. Từ kỷ nguyên 8-bit với Family Computer, tới 16-bit với Super Family Computer, hay chúng ta quen thuộc với cái tên SNES, hay bước nhảy 64-bit để cạnh tranh với Sega Saturn và Sony PlayStation 32-bit mang tên Nintendo 64, Nintendo luôn luôn có một lối đi rất riêng.
Họ luôn phát triển song song những chiếc máy handheld với những cỗ máy console nối vào TV để mọi người chơi điện tử. Thời kỳ NES họ có Game Boy. Thời kỳ Nintendo 64 họ có Game Boy Color. Thời kỳ Game Cube họ có Game Boy Advance. Thời kỳ Wii họ có Nintendo DS. Thời kỳ Wii U họ có Nintendo 3DS.
Đó cũng là thời điểm ngài chủ tịch quá cố Satoru Iwata giúp Nintendo gặt hái được rất nhiều thành công. Có lẽ câu nói bất hủ của ngài là: “Trên danh thiếp, tôi là chủ tịch tập đoàn. Trong tâm khảm, tôi là một nhà phát triển game. Nhưng trong tim, tôi là một gamer.”
Có một điều đáng tiếc. Cỗ máy cuối cùng ngài Iwata quản lý quá trình phát triển, Wii U, không có được thành công về mặt tài chính như Nintendo mong muốn. Và dự án Nintendo Switch, vốn được khởi động khi ngài Iwata còn sống, mô tả lối tư duy thay đổi của Nintendo. Họ không còn muốn tạo ra hai dòng thiết bị với chênh lệch hiệu năng phần cứng phục vụ cho hai nhu cầu độc lập là chơi game ở nhà và khi đi ra ngoài nữa. Trái lại, họ muốn một thiết bị phải làm được cả hai điều đó. Switch chính là thứ đánh dấu bước ngoặt kế tiếp của tập đoàn Nintendo.
Và với doanh số tính đến nay đã vượt mốc 143 triệu máy bán ra, Switch là một thành công rực rỡ của Nintendo. Chỉ có hai chiếc máy chơi game bán chạy hơn nó, là PlayStation 2 (trên 155 triệu máy) và Nintendo DS (154 triệu máy). Và sắp tới đây, chúng ta sẽ có cả Switch 2 nữa.
Cùng lúc, có vẻ như các giám đốc cấp cao tại Nintendo cũng nhận ra giới hạn của giải trí tương tác, hệt như cái cách ngài Yamauchi trước kia nhận ra giới hạn của việc kinh doanh bài. Nintendo bắt đầu tập trung nghiên cứu tiến đánh những mảng giải trí khác, như phim ảnh hay công viên ngoài đời thật. Một trong số những sản phẩm được tạo ra chính là The Super Mario Bros. Movie, thành công rực rỡ về mặt doanh thu khi thu về hơn 1.3 tỷ USD ở các phòng vé.