Vừa rồi tại The Hague, Hà Lan, REAIM, hội nghị thượng đỉnh về sử dụng AI có trách nhiệm trong lĩnh vực quân sự đã được tổ chức lần đầu tiên. Đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi các bộ trưởng, đại diện ngoại giao các nước và cả những tổ chức trong ngành công nghiệp quân sự và dân sự được lên tiếng bày tỏ quan điểm về việc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong những cuộc xung đột vũ trang.
Đại diện của hơn 60 quốc gia đã góp mặt tại hội nghị REAIM lần thứ nhất. Nga không được mời còn Ukraine thì không tham gia. Gần như tất cả đại diện các nước, trừ Israel, đã ký vào văn bản kêu gọi hành động, rằng các quốc gia đảm bảo phát triển công nghệ AI quân sự tuân thủ “nghĩa vụ pháp lý quốc tế và theo cách không gây suy yếu an ninh, ổn định và trách nhiệm quốc tế.” Thậm chí trong số hơn 60 quốc gia đó có cả chữ ký của đại diện Trung Quốc.
Bà Bonnie Jenkins, thứ trưởng ngoại giao Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí kêu gọi việc sử dụng có trách nhiệm thuật toán AI trong môi trường quân sự. Đại diện Trung Quốc, Jian Tan thì cho rằng các quốc gia nên “chống lại việc giành lợi thế tuyệt đối về quân sự thông qua AI,” thay vào đó là tìm giải pháp thông qua Liên Hợp Quốc.
Đại diện các nước khác thì đồng tình việc giải quyết những vấn đề như độ tin cậy của AI quân sự, hậu quả ngoài ý muốn của việc sử dụng AI trong xung đột vũ trang, rủi ro leo thang và cách con người cần tham gia vào quá trình ra quyết định của thuật toán.
Năm 2019, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định con người sẽ luôn có quyền quyết định trong việc điều khiển vũ khí vận hành tự động khi chúng đối mặt với con người. Xét về khía cạnh “hậu quả ngoài ý muốn”, một số người lo ngại việc vũ khí hóa hệ thống AI quân sự của Ấn Độ có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân với Pakistan.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/ai-cua-lockheed-martin-va-khong-quan-my-da-co-the-dieu-khien-may-bay-phan-luc.3633629/
Thời gian qua, những lo ngại về việc tận dụng sức mạnh của AI trong xung đột vũ trang đã được dấy lên, ngay sau khi Lockheed Martin và không quân Mỹ công bố máy bay thử nghiệm của họ đã được vận hành tự động hoàn toàn bởi AI với tổng thời gian bay lên tới hơn 17 giờ đồng hồ. Còn trong khi đó, cựu CEO Google, thành viên ban lãnh đạo Alphabet, Eric Schmidt cho rằng AI sẽ tạo ra hệ quả đối với chiến tranh hệt như vũ khí hạt nhân.
Theo Techspot
Đại diện của hơn 60 quốc gia đã góp mặt tại hội nghị REAIM lần thứ nhất. Nga không được mời còn Ukraine thì không tham gia. Gần như tất cả đại diện các nước, trừ Israel, đã ký vào văn bản kêu gọi hành động, rằng các quốc gia đảm bảo phát triển công nghệ AI quân sự tuân thủ “nghĩa vụ pháp lý quốc tế và theo cách không gây suy yếu an ninh, ổn định và trách nhiệm quốc tế.” Thậm chí trong số hơn 60 quốc gia đó có cả chữ ký của đại diện Trung Quốc.
Bà Bonnie Jenkins, thứ trưởng ngoại giao Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí kêu gọi việc sử dụng có trách nhiệm thuật toán AI trong môi trường quân sự. Đại diện Trung Quốc, Jian Tan thì cho rằng các quốc gia nên “chống lại việc giành lợi thế tuyệt đối về quân sự thông qua AI,” thay vào đó là tìm giải pháp thông qua Liên Hợp Quốc.
Đại diện các nước khác thì đồng tình việc giải quyết những vấn đề như độ tin cậy của AI quân sự, hậu quả ngoài ý muốn của việc sử dụng AI trong xung đột vũ trang, rủi ro leo thang và cách con người cần tham gia vào quá trình ra quyết định của thuật toán.
Năm 2019, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định con người sẽ luôn có quyền quyết định trong việc điều khiển vũ khí vận hành tự động khi chúng đối mặt với con người. Xét về khía cạnh “hậu quả ngoài ý muốn”, một số người lo ngại việc vũ khí hóa hệ thống AI quân sự của Ấn Độ có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân với Pakistan.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/ai-cua-lockheed-martin-va-khong-quan-my-da-co-the-dieu-khien-may-bay-phan-luc.3633629/
Thời gian qua, những lo ngại về việc tận dụng sức mạnh của AI trong xung đột vũ trang đã được dấy lên, ngay sau khi Lockheed Martin và không quân Mỹ công bố máy bay thử nghiệm của họ đã được vận hành tự động hoàn toàn bởi AI với tổng thời gian bay lên tới hơn 17 giờ đồng hồ. Còn trong khi đó, cựu CEO Google, thành viên ban lãnh đạo Alphabet, Eric Schmidt cho rằng AI sẽ tạo ra hệ quả đối với chiến tranh hệt như vũ khí hạt nhân.
Theo Techspot