htc one s

tqtien89
7/7/2012 14:1Phản hồi: 46
tình hình là em mới múa 1 em htc one s (hàng QT chíp S4.xách tay :p ). pac nào xài rồi chia sẽ kinh nghiệm để anh em tham khảo .
46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

junky
ĐẠI BÀNG
12 năm
có bán k bác 😆
@junky tớ mới mua đc 2 ngày thì bán thé lào đc :p
Bác có thì làm 1 bài review cho a e đi.e cũng đang muốn đổi sang One S đây.tìm trên forum mãi mà chả thấy cái thớt nào của em ý.
mình mới xai one s đc 1 ngày có cái đánh giá nhu sau :

-Việc gõ văn bản trên HTC One S rất đơn giản và dễ dàng, bàn phím của nó rất phù hợp với thói quen của mình, nó có thể không phù hợp với một số bạn nhưng khi mình dùng HTC Sensation mình thấy rằng bàn phím của nó rất khó sử dụng do vậy tin nhắn của mình thường xuyên hiện những ký tự ngẫu nhiên mà đáng ra chúng không có ở đó.
-Chất lượng cuộc gọi rất tốt, rõ ràng tuy nhiên khi mình thực hiện cuộc gọi qua wifi thì một số người phàn nàn là có một số âm thanh lạ ở phía sau trong khi mình đang ngồi ở trong một căn phòng khá yên tĩnh.
-Tốc độ của máy thì thật ngoạn mục, các ứng dụng mình down hoàn tất trong chưa đầy một phút, tốc độ 4G cực kỳ nhanh ( Sensation 4G cũng không sánh được ) email của mình được tải về trước cả khi mình bật máy …
-Chất lượng của Beats Audio theo mình đánh giá là Tốt – Rất Tốt, mình chỉ có thể nói rằng đó là vì nó không quá nặng về bass mà chỉ vừa đủ nên có cảm giá âm thanh được thể hiện rõ ràng hơn. Mình đã thử dùng nó trong dàn âm thanh trên ô tô có sub và nếu bạn tắt Beats audio thì chất lượng âm thanh khá thôi, không thể hiện được những âm vực cao …
-Mình cũng thấy rằng thời lượng pin của HTC One S khá tốt, mình đã đọc được rằng khi nhận được thông báo máy còn 14% pin thì đã đến lúc phải sử dụng đến sạc pin và cũng như bất kỳ chiếc điện thoại nào khác, tùy thuộc vào những việc bạn làm và thói quen sẽ mà thời lượng pin có thể giảm xuống nhanh hay chậm. Thình thoảng chiếc điện thoại của mình khá nóng khi mở cùng lúc nhiều ứng dụng.
- Camera của máy rất tuyệt vời – chụp ảnh rất nhanh và ảnh chụp rất rõ ràng, chiếc điện thoại này cho phép bạn lựa chọn một vài hiệu ứng nhưng mình không sử dụng chúng nhiều lắm, flash của máy sáng và cũng có thể dùng làm đèn pin
-Ứng dụng gọi qua wifi cũng rất tốt, mình để điện thoại ở chế độ mặc định là kết nối wifi và ứng dụng gọi điện qua wifi được thiết lập khởi động cùng máy, nó sẽ xuất hiện ở thanh hiển thị phía trên màn hình trong khoảng 3 phút khi mình đi vào nhà
Tổng quát: Tóm lại thì mình rất thích chiếc điện thoại này, mình thích những điều mới mẻ nhưng đây có lẽ là chiếc điện thoại duy nhất mình sẽ dùng trong khoảng 2 năm nữa . Mình đã tìm lại được tình yêu với Android và với điện thoại của HTC, nếu các bạn đang phân vân, hãy chọn chiếc điện thoại này, mình không nghĩ rằng chiếc điện thoại này sẽ không làm bạn thất vọng.
Một điều bạn cần lưu ý đó là chiếc điện thoại này không hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ Micro SD ( điều này không quá quan trọng với mình, dù sao thì mình cũng không dùng hết 16 GB bộ nhớ máy) và bạn cần một chiếc micro sim.
1 lần sạc đầy bác dùng được khoảng bao lâu?One s e ngại mỗi khoản pin,k thay được.Trước e dùng desire hd ngày sạc 2 lần :-S
@linkinparkhd em đang xài one s nè thấy pin trâu lắm. ngày sạc 1 lần là cao .xài bình thường zo web 2 3 tiếng nếu sạc đầy vẫn xài ok .chơi game nhiều thì ngày mới sạc 2 lần kaka. nlói chung em rất thích em nó chẵng chê cái gì cã kekeke
@tqtien89 one s mà pin trâu ah?
Định mua em này lâu rồi từ hồi mới ra,nhưng One S hok sớm về VN như 2 chú One kia và giờ lại thất vọng khi Htc đem lên trên mình em nó chip S3 nhưng hok sao cả mua hàng xách tay dùng S4 cũng đc,mà có vẻ như One S hàng xách dép S4 hơi khan hàng,chắc tầm tuần sau mình sẽ có hàng mua tại Cellphones,sau đó mình sẽ làm 1 topic để ae ai dùng vào thảo luận chia sẻ kinh nghiệm,bên số hóa có bài đánh giá chi tiết rồi đấy các bạn thử qua xem thử,giá hơi cao thêm 1 chút là có 1 chú One X rồi,với lại loanh quoanh với 2 loại chip mà phân phối về VN là chip s3 nên có vẻ ít thượng đế xài
vote cho pac 1 phieu. ủng hộ htc one s nào ;)
mình đang dùng one s của T mobile .máy lúc sạc rất nóng ,cả lúc vào mạng nữa.có bác nào bị giống e ko?
@linkinparkhd minh sạc thì nguội ngắt. chiến game mới nóng. con web thi ko nóng lắm :p
máy htc one s nóng cũng vì làm = kim loại dẫn nhiệt ra ngoài nên thấy nóng . đừng thấy nóng mà la làng kekeke😃
@tqtien89 trước e dùng desire hd máy cũng làm bằng kl nhưng không nóng như vầy.
mình cũng mua của T-Mobile. Mình thấy máy dùng khá tốt. Chất lượng cuộc gọi thì khỏi chê, chụp ảnh ngon, lướt web nhanh. Khi cắm sạc mình cũng không thấy máy nóng lên nhiều, bạn thử để ý xem đã khóa màn hình chưa. Dùng wifi máy không nóng lên nhiều, nhưng khi dùng 3G thì máy rất nóng và nhanh hết pin lắm
mình tắt máy đi để chế độ sạc 8 tiếng mà.nhưng ngay cả khi chơi game nhẹ ,không bật 3g,wifi máy chạy cũng nóng.ngoài việc nóng máy ra thì không còn gì để chê nữa :">
ai biểu one s mõng quá nên tảng nhiệt kém 1 tý
ae cho hỏi phần mềm gì để kiểm tra thông số chip cụ thể của one s nhỉ

cám ơn anh em
@boyngheo11 antutu,
junky
ĐẠI BÀNG
12 năm
May nong the nguy co anh huong toi pin roi @@

Sent from my HTC Sensation XE with Beats Audio Z715e using Tinhte.vn
@junky Máy mình sạc không nóng 1 tý nào luôn. mát lắm.

trước dùng sen xe sạc nóng thôi rồi
one s mình xài sạc thất mát lạnh lun :p
hay tại bản room hay phần mềm gì nhỉ?:-ss
ai xai htc one s show hàng nao 😁
@tqtien89 Nhận 1 chân nhé. Ae hà nội dùng one s giao lưu đi

Sent from my HTC One S using Tinhte.vn
chia se kinh nghiệm htc one s nao pa kon:eek:
@tqtien89 em hỏi bác tý. máy bác có gửi được tin mms không bác. ( máy em không gửi được )

và khi nhận tin mms thì máy em nhận được nhưng hình ảnh nó không hiện trực tiếp trên tin nhắn. và phải down về.

bác cài đặt kiểu gì giúp em với
@boyngheo11 minh chưa xài thử mms nên hem bik co dc hay ko 😁
Topic vắng vẻ quá.hix

Sent from my HTC ONE S using Tinhte.vn
mình thấy bên genk co bai anh em đọc tham khảo nhá ;)
Đã gần ba tháng trôi qua kể từ ngày tôi gửi tới độc giả những hình ảnh đầu tiên của HTC One S tại Hà Nội. Là phóng viên ảnh của một trang tin công nghệ, nên tôi luôn được “sờ” thử và trải nghiệm những chiếc điện thoại đầu tiên về Việt Nam. Mỗi buổi chụp, mỗi chiếc smartphone đều mang lại một cảm xúc khác nhau, đều để lại trong tôi một ấn tượng ban đầu khó phai ở một điểm nào đó.

Nếu chiếc Sony Xperia Ion mang lại cảm giác vừa ham muốn vừa tiếc nuối vì thiết kế rất đẹp nhưng lại quá gợn tay khi cầm, Samsung Galaxy S III khiến tôi phải trầm trồ vì những tính năng tuyệt vời của nó nhưng vẻ bề ngoài lại hơi “nữ tính” thì HTC One S lại không như vậy, nó đủ sức khiến tôi không “nhưng”gì cả và hoàn toàn bị thuyết phục từ vẻ thiết kế, cảm giác cầm nắm đến trọng lượng thiết bị dù chỉ được trải nghiệm trong 15 phút chụp hình.



Tôi đã thực sự vui mừng khi ba tháng sau mình lại được dịp gặp lại HTC One S qua phiên bản thử nghiệm của HTC Việt Nam gửi tới GenK. Máy hiện được bán chính hãng với mức giá 13 triệu đồng. Xin cảm ơn HTC Việt Nam đã cung cấp thiết bị cho bài test.

Trong bài viết này, tôi sẽ gửi tới bạn đọc những đánh giá khách quan nhất dưới góc nhìn của một người sử dụng sau một thời gian đồng hành với HTC One S từ những sinh hoạt hàng ngày, công việc đến các hoạt động vui chơi giải trí.

Ngày đầu tiên: Vẻ bề ngoài “đón đầu xu hướng”

Từ lúc nhận máy vào buổi trưa tại tòa soạn GenK cho tới hết giờ hành chính, việc tôi làm chỉ là ngồi “vọc” thật kĩ chiếc HTC One S. Có thể nói, One S là thiết bị “đón đầu” bước chuyển mình của ngành công nghiệp smartphone hiện nay. Nó không còn mang những đặc tính chung chung của smartphone thời 2011, 2010 như thân máy dày cỡ 1cm, nắp pin có thể tháo lắp được hay “gồ ghề” tại một điểm nào đó như trước nữa.



HTC One S bắt kịp những xu hướng thiết kế smartphone trong tương lai với vỏ kim loại nguyên khối, màn hình 4,3 inch, tổng thể ngoại hình thon dài và khá mỏng (chỉ 7,8mm, là chiếc smartphone mỏng nhất của HTC tính đến thời điểm hiện tại). One S đem đến cho tôi cảm giác cầm nắm chưa từng thấy ở những chiếc smartphone nào khác: Rất chắc chắn, cứng cáp, vỏ khá “lạnh” và không thực sự ôm tay như những chiếc smartphone dày cỡ 1cm khác. Nó giống như khi sử dụng chiếc Motorola RAZR, nhưng không hề có cảm giác cấn tay và hơi gợn mà thay vào đó là sự thoải mái tuyệt đối khi sử dụng.



Từng chi tiết trên chiếc điện thoại này cũng được HTC chăm chút rất cẩn thận. Cá nhân tôi đánh giá rất cao những lỗ vi khoan siêu nhỏ dành cho loa thoại của One S, trông chúng thực sự có tính thẩm mỹ chứ không đơn thuần chỉ là “làm cho có” giống như đàn em HTC One V. Tuy camera vẫn nhô hẳn lên so với mặt lưng, và điều này chắc hẳn sẽ làm phật ý rất nhiều người, nhưng ít ra trông nó vẫn tuyệt hơn One X bởi cách phối màu rất thời trang của mình với viền xanh ngọc (phiên bản màu xanh xám) và viền đỏ (phiên bản màu đen). Camera thực sự là một điểm nhấn màu sắc dành cho mặt sau của thiết bị.



Tuy nhiên, thứ làm tôi ấn tượng nhất trên HTC One S không phải là thiết kế mới mẻ, đậm tính thời trang hay độ mỏng tuyệt đối, mà chính là cách tạo nên lớp vỏ uni-body của chiếc smartphone này. Bộ khung được làm từ nhôm, nhưng HTC đã xử lý qua một công nghệ gọi là “Microarc Oxidinate” (tạm dịch: Ô xi hóa Microarc). Lớp vỏ nhôm sẽ được truyền một dòng điện 10.000 Volt làm biến đổi cấu trúc vi mô của nó và trở thành một vật liệu có độ cứng gấp nhiều lần so với thép.



Đó cũng là quy trình mà các nhà khoa học sử dụng để chế tạo nên vỏ ngoài của vệ tinh, những thiết bị vốn phải chịu rất nhiều điều kiện khắc nghiệt khi ra ngoài không gian. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nếu tôi đang du hành trong không gian và sử dụng HTC One S, chẳng may “đánh rơi” nó vào bầu khí quyển của trái đất thì sao? Tất nhiên chiếc điện thoại sẽ không thể “sống sót” nổi, tuy nhiên lớp vỏ nhôm đã bị oxy hóa của nó vẫn có thể còn nguyên dạng khi rơi xuống đất, và trông tình trạng chiếc One S lúc đó sẽ giống bức ảnh dưới đây:



Vuốt một đường trên mặt lưng của One S, cảm giác đầu tiên của tôi là nó khá mịn và mát tay. Quá trình Micro Oxidinate đã tạo ra một lớp vỏ sau khi nhìn vào tạo cảm giác rằng đây là kim loại rất “thô” nhưng khi chạm tới bề mặt lại thấy nó giống như gốm hay đá mịn chứ không phải kim loại. One S phiên bản màu xám tôi thử nghiệm còn tạo ra một hiệu ứng màu sắc khá thú vị: Mặt lưng chuyển dần từ màu xanh đậm từ phía loa ngoài và nhạt dần thành màu xám ở phía camera. Tổng thể là vậy, nhưng riêng lớp vỏ kim loại cũng thay đổi màu sắc đôi chút nếu bạn nghiêng máy đi và nhìn ở một góc độ khác, nó sẽ chuyển màu nhẹ từ đậm sang sáng.

Mặt lưng của One S không hoàn toàn là nguyên khối. Khu vực loa và camera được ốp nhựa, và đây có lẽ là điểm yếu to lớn nhất của chiếc điện thoại này. Lớp vỏ nhựa phía trên camera có thể tháo ra được để lắp SIM, trong gần một tuần sử dụng tôi chưa thấy dấu hiệu của sự “ọp ẹp”, nhưng về lâu dài thì chắc chắn nó sẽ bị lỏng sau nhiều lần tháo lắp. Một điểm trừ nữa là bạn chỉ có thể mở vỏ ra để lắp SIM, HTC One S không hề có chỗ cắm thẻ nhớ micro SD.



Giờ hành chính đã hết, tôi đứng dậy thu xếp đồ đạc để trở về nhà sau một ngày làm việc. Trên đường đi bộ xuống chỗ gửi xe, tôi nhận được một cuộc gọi đến. Tạm thời đứng lại và rút điện thoại ra khỏi túi quần, tôi cảm thấy rất hài lòng. Không phải vì 2 phút thoại đã đem tới điều gì phấn khởi, mà bởi một lần nữa tôi lại cảm thấy thiết kế thuôn dài của HTC One S tỏ ra rất tiện dụng trong những lúc như thế này. Đi xe máy trên đường về nhà, thỉnh thoảng tôi lại bất giác “nắn” túi quần xem chiếc điện thoại còn ở đó không, bởi vốn đang gắn bó với chiếc điện thoại “to và dày” Samsung Galaxy Note, tôi cảm thấy rất “hẫng” khi đặt trong túi quần chiếc smartphone mỏng như One S.



Buổi tối nóng nực, tôi quyết định ra ngoài “café, chém gió” với bạn bè. Gặp gỡ vài người bạn thân thiết, chiếc One S lại được mang ra bàn luận và khen ngợi. Dưới góc nhìn của một “vọc sĩ”, tôi ấn tượng về chất liệu vỏ của thiết bị, nhưng đối với những người sử dụng bình thường, đam mê công nghệ ở mức bình thường, thì thứ họ ấn tượng chính là độ mỏng và màu sắc của sản phẩm. Nói không ngoa, nhưng tôi thấy HTC đã rất thành công trong việc tạo ra một vẻ bề ngoài tuyệt vời cho One S: Nó có thể thuyết phục các tín đồ IT nhờ khâu chế tác kì công, và thừa sức làm mê mẩn người sử dụng bình thường nhờ tính thời trang mà sản phẩm mang lại.



Trở lại dưới góc độ của một reviewer, tôi cảm thấy việc thiết kế phím Home cảm ứng vẫn là một điểm trừ. Trong lúc ngồi tán chuyện với bạn bè, tôi nhận được tin nhắn đến và cảm thấy hơi…bực mình. Đơn cử vì phím Space của bàn phím ảo lại nằm ngay phía trên nút Home cảm ứng của One S, do kích cỡ ngón tay khá to nên tôi đã bấm nhầm nút Home tới hai lần và bật ra ngoài giao diện chính. Dù biết rằng cho phím cứng vào bề mặt của One S chắc chắn là một chi tiết cực kì thô kệch, nhưng thà vậy còn hơn là nhắn tin bằng một tay, và bấm nhầm liên tục.

Ngày thứ hai: Một ngày bận rộn

Tỉnh dậy vào lúc 7 giờ sáng, việc đầu tiên tôi để ý là có ánh sáng màu xanh đang nhấp nháy ở cụm…lỗ vi khoan của loa thoại. Biết rằng đó là đèn báo notification, tôi mới giật mình nhớ ra tối qua tôi đang nhắn tin dở với cô bạn thì ngủ quên mất. Sau khi vội vàng reply, tôi cảm thấy rất ấn tượng với vị trí đặt đèn báo “có một không hai” của One S. Chính xác thì cụm loa thoại có hai hàng lỗ vi khoan với 78 lỗ tất cả, và đèn báo thì nằm ở lỗ thứ 5 của hàng thứ hai, về phía cách xa với camera trước. Tuy nhiên đây cũng là một điểm trừ: Do nằm sâu bên trong nên góc nhìn cho đèn notification rất nhỏ, chỉ cần nghiêng điện thoại đi một chút là đã không thấy đèn nhấp nháy nữa.



Đèn notification mặc định sẽ nhấp nháy màu xanh lá khi có tin nhắn đến chưa kịp đọc hay có cuộc gọi nhỡ. Khi thời lượng pin xuống dưới mức báo động, đèn báo sẽ nhấp nháy màu vàng cam và luôn luôn sáng màu vàng cam khi cắm sạc.

Một điểm nữa tôi cũng cảm thấy lạ là dù đã để chuông báo thức vào lúc 5 giờ 30 phút sáng để dậy chạy bộ, nhưng tôi hoàn toàn không nghe thấy âm báo. Băn khoăn không biết có phải tại tối hôm trước thức khuya hay loa ngoài của One S quá bé, tôi bật ngay một vài bài hát để kiểm chứng.

Kết quả nhận được là đôi chút thất vọng và ý nghĩ “biết ngay mà” hiện lên trong đầu. Cũng giống như những chiếc điện thoại khác, chất lượng âm thanh nghe bằng loa ngoài của HTC One S không có gì ấn tượng, thậm chí tiếng còn bị rè ở hai mốc âm lượng cao nhất. Âm bass nghe nhỏ và bẹt tới mức dường như không có, và khi nghe nhạc không dùng tai nghe thì Beats audio cũng không được kích hoạt. Tuy nhiên mức âm lượng này hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu dành cho nhạc chuông và âm báo chứ không quá bé như tôi vừa lo lắng. Có lẽ do đêm qua tôi thức quá khuya nên không nghe thấy chuông báo mà thôi.



Sau khi làm thêm một số việc lặt vặt, một giờ sau tôi đã có mặt ở ngoài đường. Cả buổi sáng ngày hôm nay tôi phải di chuyển qua vài cửa hàng, test và chụp ảnh sơ qua một vài sản phẩm mới. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ phải sử dụng điện thoại ở ngoài trời rất nhiều, và thật may là One S đã đáp ứng rất tốt nhu cầu đó. Màn hình Super AMOLED cho chất lượng hình ảnh hiển thị dưới nắng rất tốt với góc nhìn khá rộng.



One S sở hữu màn hình độ phân giải qHD 960x540 pixel với mật độ điểm ảnh khoảng 256ppi. Tận dụng một tiếng nghỉ trưa ngắn ngủi, tôi đã thử xem một vài video và hình ảnh. Dù thể hiện màu đen khá sâu và khả năng làm việc dưới ánh nắng mặt trời tốt, nhưng màn hình của HTC One S vẫn mắc những căn bệnh cố hữu của họ Super AMOLED, đó là màu sắc nhìn khá rực rỡ, những gam màu nóng lấn át gam màu lạnh quá nhiều và trông rất gắt. Màu trắng bị ám xanh giống như những chiếc smartphone sử dụng màn hình AMOLED khác, và tôi vẫn để ý thấy hiện tượng hạt dù đang để điện thoại ở cách mắt một khoảng cách vừa phải.



Tuy nhiên, nếu vốn đã quen với việc sử dụng loại màn hình này, người dùng sẽ cảm thấy không thực sự khó chịu như những điều tôi đề cập phía trên. Thông thường đó chỉ là cảm nhận khi lần đầu tiên nhìn vào, một thời gian mắt chúng ta sẽ quen với độ rực màu đó.

Hòa mình theo dòng xe cộ tấp nập trên trục đường Trường Chinh, tôi về tới nhà vào khoảng 6 giờ tối. Mức pin lúc này đã chuyển sang màu vàng sau một ngày nghe, gọi, đọc tin và xem video tương đối, 3G thường trực, Wifi bật khi cần thiết và…check Facebook mỗi 15 phút. Nhìn chung với dung lượng chỉ 1650 mAh, thời lượng pin hoàn toàn tương xứng với hiệu năng của thiết bị.


Màn hình của HTC One S "ngốn" khá nhiều pin.

Nhưng pin được gắn chết vào lớp vỏ nguyên khối đồng nghĩa với việc người dùng không thể tháo vỏ ra và thay pin. Có lẽ với độ mỏng chỉ 7,8mm, nhà sản xuất cũng không thể cố nhồi nhét dung lượng pin cao hơn được. Nếu bạn còn rất nhiều nhu cầu sử dụng vào buổi tối thì tốt nhất hãy luôn luôn mang theo sạc để đề phòng tình huống “đứt gánh giữa đường”, bởi đối với những người có cường độ sử dụng điện thoại cao giống như tôi, One S chắc chắn sẽ không đủ khả năng hoạt động liên tục từ sáng tới tối muộn.

Ngày thứ ba: “Đo” hiệu năng hoạt động qua lớp vỏ

Buổi sáng rảnh rỗi nhưng tôi vẫn dậy khá sớm và vừa thong thả ăn sáng, vừa mở điện thoại ra check mail và đọc tin. Sau đó, tôi giải trí bằng một vài game đã cài sẵn từ lúc mới lấy máy nhưng chưa có thời gian chơi.



Với chip lõi kép và 1GB RAM, HTC One S chơi khá “mượt” mọi thể loại game. Ngoài ra trong suốt quá trình sử dụng, kể cả chơi game “hạng nặng” hay đa nhiệm hàng chục chương trình cùng một lúc, tôi cũng chưa thấy One S tỏ ra “đuối” ở bất cứ thao tác nào. Tuy nhiên do sử dụng lớp vỏ kim loại, nên máy nóng lên rất nhanh ở khu vực vỏ gần camera sau vài phút chơi game và đạt đến độ nóng đủ để tôi không muốn đặt tay lâu vào vị trí đó, chứ không còn là “âm ấm” nữa.

Lý giải điều này, có lẽ do HTC đã sử dụng vi xử lý Qualcomm Snapdragon S3 cho những chiếc One S tại thị trường Châu Á. Trên thị trường hiện nay có hai phiên bản One S: Một sử dụng chip lõi kép Qualcomm Snapdragon S4 xung nhịp 1,5 GHz và phiên bản còn lại dùng chip lõi kép Qualcomm Snapdragon S3 xung nhịp 1,7 GHz. Những chiếc One S được phân phối tại thị trường Châu Á sử dụng chip S3, thực ra là phiên bản “ép xung” từ S4 nên xung nhịp mới cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chiếc One S S3 tôi cầm trên tay đây đang phải “è cổ” ra chạy quá hiệu năng của nó, nên việc máy nóng lên rất nhanh khi dùng những ứng dụng, game huy động tối đa phần cứng là điều hoàn toàn bình thường chứ không phải là lỗi.

(Update: Thành thực xin lỗi các bạn, tôi có chút nhầm lẫn trong chuyện này. Do tốc độ sản xuất bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon S4 xung nhịp 1,5 GHz không kịp so với nhu cầu của các hãng lớn, nên HTC buộc phải sử dụng vi xử lý đời trước Qualcomm Snapdragon S3 1,7 GHz cho thị trường Châu Á và một vài thị trường Châu Âu nhằm đảm bảo lượng máy bán ra kịp tiến độ. Cập nhật: 9h ngày 11/7/2012).



Đêm hôm trước có một trận mưa lớn nên sáng ra trời mát mẻ, tôi quyết định thoát game và xách tai nghe cùng với One S ra lan can trước cửa phòng, nơi tôi trồng khá nhiều cây cảnh và có một chiếc ghế gỗ tại đây để ngồi ngắm khoảng công viên của khu dân cư phía sau nhà. HTC Việt Nam không đưa kèm tai nghe, nên tôi quyết định sử dụng Sony MDR-NC13 (một chiếc tai nghe có chất âm khá “cân” ở mọi thể loại nhạc), bật vài bản nhạc và ngồi nhắm mắt cảm nhận.



Tới khi cắm tai nghe, công nghệ Beats Audio tích hợp cùng One S mới được kích hoạt. Do nghe nhạc qua một thiết bị không phải là tai nghe đi kèm theo máy, nên tôi chỉ có thể nói rằng sau khi bật Beats Audio lên (có thể tắt đi nếu không muốn), âm thanh được thể hiện sống động hơn, đặc biệt là âm bass được tăng cường đáng kể.



Bản Matsuri – Kitaro vốn đã hoành tráng với sự góp mặt của dàn trống “khủng” với những tiếng trống dồn dập, liên hồi lại càng tỏ ra “có lực” hơn khi bật Beats Studio. Tuy nó khiến bass được bổ sung đáng kể, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận rất rõ những tiếng piano thánh thót từ nghệ sĩ tài năng Kitaro không hề bị “nuốt” bởi âm thanh từ những chiếc trống rộng cả mét vuông.

Trình nghe nhạc của One S còn tích hợp phần mềm SoundHound nhận dạng bài hát, kể cả khi bạn đang nghe một bài hát không có tên và bất cứ info gì, chỉ cần bật SoundHound, chương trình sẽ tự động “nghe” một lúc và search trực tiếp bản nhạc đó trên mạng.

Giao diện Sense 4.0

Sense của HTC vẫn là thứ tôi chấm điểm cao nhất nếu đem so sánh với giao diện TimeScape của Sony hay TouchWiz trên những chiếc smartphone Samsung. Sense 4.0 trên One S đi kèm 8 màn hình khóa khác nhau, tiếc là tôi đã cố thử nhưng không thể tải thêm lockscreen từ HTC Hub. Nhưng giao diện cơ bản của Sense đã đủ tiện dụng và mượt mà khiến tôi không phải bỏ công ngồi root máy, thử đi thử lại những bản rom khác nhau như trên chiếc Samsung Galaxy Note với giao diện TouchWiz “chán phèo” nữa.


Màn hình lockscreen.


Giao diện Sense 4.0.


Ngồi được một lúc, tôi lại bỏ điện thoại ra, kết nối Wifi và truy cập vào các trang tin công nghệ trên thế giới cập nhật tin tức. Phải nói rằng One S bắt sóng Wifi (và cả sóng điện thoại) tương đối tốt. Tôi đã cố thử dùng lòng bàn tay úp lên từng khoảng trên mặt lưng điện thoại để tìm ra vị trí mà khi mình đặt tay vào vạch sóng tụt đáng kể, nhưng điều đáng mừng là chúng ta có thể cầm One S ở mọi tư thế mà vẫn lướt web bình thường.

Hôm đó là một ngày tôi làm việc trên máy tính rất nhiều, nên nhu cầu sử dụng điện thoại để check mail và đọc tin cũng giảm đi. Ngày sử dụng thứ ba, One S “trụ” được tới lúc tôi đi ngủ mà pin vẫn ở mức xanh.

Ngày thứ tư: “Du hành” ở một thành phố khác

Ngày thứ tư sử dụng One S cũng là thứ bảy, tôi không phải lên tòa soạn và thường xuyên check mail công việc nữa. Quyết định “xả hơi” cuối tuần tại một nơi yên tĩnh, đi khỏi Hà Nội tấp nập và nhiều khói bụi, tôi đến với thành phố Hải Dương, một đô thị yên bình và sạch đẹp nằm cách thủ đô 60km đường nhựa về phía Hải Phòng. Chuẩn bị hành trang, điện thoại sạc đầy đủ, tôi mất 1,5 giờ đồng hồ để tới nơi.


Giao diện chụp ảnh.

Hào hứng với cảnh sắc yên bình tại thành phố này, tôi lấy One S ra chụp vài kiểu ảnh. Tới tận ngày sử dụng thứ tư, tôi mới thực sự quan tâm một cách nghiêm túc tới chất lượng hình ảnh của One S. Phải thừa nhận rằng camera của chiếc smartphone này khá tuyệt, thứ tôi quan tâm nhất là màu trời đã được thể hiện tương đối tốt. Mặc dù sau khi chụp xong, nhìn ảnh chụp và nhìn bằng mắt thường, ảnh hiển thị trên màn hình One S đã bị tăng màu (rực màu) một cách vô lý nhưng dẫu sao, nó vẫn tuyệt hơn một số chiếc smartphone hiện thời, đặc biệt là người anh em One V.


Màu trời được thể hiện khá "nuột" (click vào hình để xem ảnh lớn).


Ảnh khi đủ sáng rất đẹp (click vào hình để xem ảnh lớn).



(Click vào hình để xem ảnh lớn).



Ảnh chụp khi ngược sáng (click vào hình để xem ảnh lớn).



Ảnh chụp khi đủ sáng (click vào hình để xem ảnh lớn).


Màu xanh của cây cối cũng được camera trên One S thể hiện khá “nuột”, màu sắc trông rất thật khi đem ảnh cóp vào máy tính. Nói chung tôi cảm thấy khá hài lòng với ống kính 8 megapixel, độ mở f/2.0 của HTC One S. Tốc độ chụp ảnh cũng rất “chớp nhoáng” nhờ thừa kế đặc tính từ đàn anh One X, nó có thể “bắn liên thanh” liên tục cả chục tấm ảnh và chọn ra tấm đẹp nhất.


Ảnh nội cảnh cũng khá ổn (Click vào hình để xem ảnh lớn).


Khi ISO 800 (Click vào hình để xem ảnh lớn).


Tuy vậy, chất lượng quay video trên One S không thực sự ấn tượng. Camera đo sáng hơi sai khiến video khá “cháy”. Clip dưới đây tôi quay trong buổi xế chiều khi ánh nắng đã dịu bớt, nhưng chất lượng vẫn chưa thực sự tốt.


Ngày thứ năm: “Nắm thóp” mọi đặc điểm

Ngày cuối cùng tôi cầm trên tay HTC One S. Hôm nay tôi vẫn ở thành phố Hải Dương, và quyết định dành một ngày “không phán xét” bên cạnh chiếc smartphone này, mà chỉ nhìn nó dưới góc độ một người dùng bình thường.



HTC One S đã lấy được từ tôi rất nhiều thiện cảm. Máy hội tụ đủ mọi yếu tố của một “biểu tượng thời trang” trong làng smartphone: Thiết kế mỏng, nhẹ, chắc chắn, có nhiều điểm nhấn rất riêng như camera, lớp vỏ đổi màu hay hay cụm loa thoại vi khoan. Tất cả những thứ đó góp phần tạo nên chiếc smartphone khiến ai ai cũng phải trầm trồ. HTC đã thực sự thành công với vẻ bề ngoài của One S.



Đó cũng là kiểu dáng “đón đầu” bước chuyển mình của ngành công nghiệp smartphone. HTC đã nhận ra rằng, tăng kích cỡ màn hình bằng cách “vuốt dài” máy sẽ khiến cảm giác cầm được cải thiện hơn, vẫn vừa tay hơn cho dù kích thước đã to lên đáng kể (Samsung Galaxy S III đã làm rất tốt điều này, và Samsung Galaxy Note là một điển hình trong việc màn hình to nhưng lại rộng ngang khiến cảm giác cầm cực kì kém chắc chắn). Có lẽ nếu iPhone thế hệ tiếp theo ra đời với màn hình 4 inch và chỉ “dài hơn” chứ không rộng hơn như lời đồn đại, thì quả thật nó cũng rất xứng đáng xếp vào danh sách những chiếc smartphone góp phần “chuyển mình” ngành công nghiệp smartphone.



Không phải là chiếc điện thoại mạnh mẽ nhất trên thị trường, màn hình rộng nhất hay có gì nổi bật nhất, nhưng HTC One S đã đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu cần thiết của một người sử dụng bình thường: Lướt web tốt, giải trí tốt, gửi mail hay những tác vụ liên quan tới công việc đều được thể hiện một cách mượt mà và ổn định.

Thật ra, cấu hình của One S đã quá thừa dành cho những hoạt động của người dùng. Nếu được hỏi rằng HTC One S có đáng mua hay không, tôi sẽ trả lời là: Rất đáng. Bởi tôi đánh giá một chiếc điện thoại dưới góc nhìn của người dùng, một cách thân thiện và khách quan nhất chứ không phải qua những bài benchmark so sánh nó với các “siêu phẩm” khác trên thị trường. Và đối với một người dùng bình thường, One S xứng đáng là người bạn đồng hành.



Giao diện Sense 4.0 cũng là một điểm nhấn của HTC One S. Cá nhân tôi đánh giá rất cao Sense, như đã nói ở trên, tôi cảm thấy nó được HTC chăm chút rất chu đáo và cẩn thận hơn rất nhiều so với Timescape của Sony hay TouchWiz của Samsung.

Tuy vẫn còn một số nhược điểm như dung lượng pin chưa thực sự lớn, máy hoạt động hơi nóng nhưng điều đó vẫn chưa đủ để tôi có thể “ghét” HTC One S so với hàng tá ưu điểm mà nó mang lại.

Mặc dù mức giá có phần hơi “chát” ở thời điểm hiện tại, nhưng nếu sử dụng One S và xác định “lâu dài”, bạn có thể yên tâm là với thiết kế thuôn dài, lớp vỏ nguyên khối và độ mỏng tuyệt đối của nó sẽ chưa thể trở thành cổ hủ trước hàng đợt smartphone mới được, ít nhất là trong một năm tới. Nếu là một người dùng đi lựa smartphone, One S chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của tôi.

Ngày hôm sau tôi trở về Hà Nội và giao trả máy cho HTC Việt Nam. Có chút tiếc nuối vì One S là một trong những chiếc điện thoại đã khiến tôi "không nỡ rời tay" sau một thời gian sử dụng. Còn về phần bạn, hãy có những trải nghiệm của riêng mình bằng cách bỏ ra chút thời gian “sờ” thử sản phẩm này ở các cửa hàng điện thoại, tôi dám chắc là bạn sẽ không cảm thấy phí hoài một buổi tham quan trải nghiệm.

Cấu hình tham khảo:

- Kích thước: 130,9 x 65 x 7,8 mm.
- Trọng lượng: 119.5 gram (cả pin).
- Màn hình: 4,3 inch Super AMOLED, độ phân giải 960x540 (qHD, xấp xỉ 256ppi).
- Vi xử lý: Qualcomm Snapdragon S3 1,7 GHz, hai nhân.
- HĐH: Android 4.0, HTC Sense 4.0.
- Micro SIM.
- Bộ nhớ: 16GB.
- RAM: 1GB.
- Camera: 8megapixel, đèn flash LED, khẩu độ f/2.0, ống góc rộng 28mm.
- Quay phim: HD 1080p.
- Camera trước: VGA.
- Pin: 1650 mAh.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019