Hướng dẫn cách remote desktop vô Raspberry Pi: dùng máy tính điều khiển con Pi từ xa

Duy Luân
23/2/2021 5:0Phản hồi: 77
Hướng dẫn cách remote desktop vô Raspberry Pi: dùng máy tính điều khiển con Pi từ xa
Có những khi bạn cần truy cập vào chiếc Raspberry Pi của mình từ xa, ví dụ bạn ngồi máy tính nhưng vẫn muốn làm việc gì đó trên chiếc Pi (với mình là code, vì có vài thứ phải code thẳng trên con Pi mới được chứ code trên MacBook không chạy). Tính năng remote desktop sẽ giúp bạn làm điều này, lúc đó bạn có thể dùng màn hình, bàn phím, chuột của máy tính để điều khiển con Pi rất dễ dàng.

Chức năng remote desktop vào con Raspberry Pi sẽ hoạt động dựa trên một hệ thống gọi là VNC (Virtual Network Computing). Lúc đó con Pi sẽ đóng vai trò là một VNC server, bạn sẽ dùng máy tính Windows, Linux, macOS của mình làm VNC client để truy cập vào và sử dụng như khi bạn đang ngồi trước con Pi.

Cách bật VNC cho Raspberry Pi: (mình viết cho hệ điều hành Raspberry Pi OS - Raspbian, các hệ điều hành Linux khác làm tương tự)

Bước 1: Vào menu quả dâu > Preferences > Raspberry Pi Configuration > chuyển sang tab Interface > ngay dòng VNC > Enable

[​IMG]


Bước 2: cài VNC server vào Raspberry Pi. Chúng ta sẽ dùng phần mềm server mang tên RealVNC. Để cài RealVNC lên Raspberry Pi, bạn vào menu Quả dâu > Preferences > Recommended Software. Trong ô tìm kiếm, tìm phần mềm tên “RealVNC” rồi cài vào máy là xong. Nếu bạn cài Raspberry Pi OS bản full thì RealVNC cũng đã được cài sẵn.

Bước 3: bạn cần cài VNC Viewer trên máy tính của mình để truy cập được vào con Pi. Bạn vào link này, sau đó download VNC Viewer tương ứng với hệ điều hành của mình rồi cài đặt: https://www.realvnc.com/en/connect/download/viewer/

Download VNC Viewer by RealVNC®

RealVNC® Viewer is the original VNC Viewer and the most secure way to connect to your devices remotely. Download VNC Viewer by RealVNC® now.
realvnc.com


Bước 4: Trên con Raspberry Pi, bạn chạy app RealVNC lên, bạn sẽ thấy một địa chỉ IP xuất hiện trên màn hình. Đây là địa chỉ IP của con Pi, và trên máy tính, khi mở app VNC Viewer, bạn sẽ cần nhập địa chỉ IP này để bắt đầu chạy remote desktop.

Bước 5: Bạn đã có thể bắt đầu truy cập, điều khiển con Raspberry Pi từ xa rồi đấy. Xin chúc mừng, chúc vui vẻ.

raspberry_pi_remote_desktop.jpg

Ghi chú: RealVNC có cơ chế truy cập qua cloud, miễn phí nếu bạn dùng cho mục đích giáo dục và phi thương mại. Bạn cần đăng kí tài khoản RealVNC và đăng nhập vào cả máy tính lẫn con Pi của bạn. Khi đó bạn có thể remote desktop vào con Pi ngay cả khi bạn đang không nằm chung mạng với nhau.
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

RealVNC miễn phí ngon, nhưng chả hiểu sao ubuntu cứ lock cái là RealVNC lại tạch ko hiện màn hình đăng nhập được :'(
Chắc phải cài lại Ubuntu :'(
zzvilzz
TÍCH CỰC
4 năm
@nnkjsc Chắc tại wayland với x mode của nó. Nếu đang xài ubuntu 20.10 thì làm theo hướng dẫn này thử
@zzvilzz cảm ơn bạn, để tối về thử xem sao
vondutch2560
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nnkjsc Hồi đầu cũng ráng mò vnc cho ubuntu 20. Mà dùng 1 hồi lại thấy toàn treo chứ chả xài gì tới màn hình. Cài lại Ubuntu Server xong dùng ssh kết nối luôn 😆
@vondutch2560 ssh vô đối!
Thằng RealVNC trên Pi hơi kén. Phải dùng VNCViewer thì mới remote được. Dùng các soft khác thì không được.
@Quy Le Anh Có thằng nào remote desktop mà dùng đc soft khác vậy bạn 😁
@longprof Mình kết nối VNC thì hay dùng TigerVNC.
@Quy Le Anh Bạn có thể chỉ mình được không? Lúc cần phải nhờ người bật máy phiền quá!
@dreamofvip Thì bác bật cái vnc ở con pi lên. Xong rồi từ máy tính bác remote vào thôi.
anphunl
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sao không SSH cho khoẻ vậy?
anphunl
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Duy Luân
Hồi trước cũng có làm vài cái với GUI trên Pi hay Jetson Nano, đa phần mình đều dùng lệnh "ssh -X ....". Sau khi SSH vô mà gõ lệnh mở chương trình gì có GUI trong Pi, ví dụ gedit, nó hiện lên ở máy hiện tại của mình luôn.
Zerone
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anphunl Cho hỏi con Pi này có những ứng dụng nào THỰC TIỂN vậy? Tại sao phải dùng một cái máy tinh yếu như vậy 😃
anphunl
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Zerone Nhiều chứ bạn, nó rẻ mà HĐH ngon, nếu chạy được trên Pi thì đỡ tốn điện hơn so với máy tính thường nhiều. Một số cái mình từng thừ:

- Hồi chưa sắm camera an ninh, mình nối cái webcam với con PI, chứ 5s cho nó chụp hình 1 lần upload lên GDrive, với phát hiện chuyển động là thu video upload lên GDrive. Rồi forward cái port ra modem để có thể xem video live luôn từ xa 😁, sợ lâu lâu router khởi động lại, đổi public IP thì cứ 5 phút lại cho nó ghi cái public IP hiện tại vô file trên GDrive.
- Cài Kodi (XBMC) làm chương trình giải trí, coi tivi các kiểu. Kodi giờ có vẻ không còn thịnh ở VN chứ giai đoạn trước đây nó rầm rộ lắm, nhiều người viết plugin cung cấp ra để coi phim chùa (trong đó có mình :D)
- Nối với cái ổ cứng, cắm Torrent.
- Nối ổ cứng, làm Nas server

Dân thích robot có thể dùng Pi để điều khiển, nhưng cá nhân thì thích dùng ESP8266 cho mấy cái nhỏ nhỏ, vui vui, còn nặng thì xài Jetson luôn.

Dân trên internet: https://all3dp.com/1/best-raspberry-pi-projects/
Em thì ngược lại dùng Pi để khởi động PC bàn hoặc laptop từ xa và remote qua teamviewer do nhà nghèo ko có đăng ký gói IP tĩnh
V’t
TÍCH CỰC
4 năm
@longtrung94 Nếu bạn dùng ứng dụng My IP address đặt trong thư mục của OneDrive trong máy tính và thiết lập ứng dụng này khởi động cùng windows thì file history sẽ luôn cập nhật ip mới nhất cho bạn.
V’t
TÍCH CỰC
4 năm
@longtrung94 Bạn sử dụng teamviewer sẽ bị hạn chế nhiều về trải nghiệm, dùng app remote desktop mặc định sướng hơn n lần
@longtrung94 gần hết 30 ngày nó gửi cho bạn 1 cái email renew, click vào đó, mình nhớ ko nhầm thì chỉ 2-3 click chuột là xong, chắc mất tầm 30s 😁
@longtrung94 nếu không ngại phim tàu thì tham khảo cái này nhé thím.
https://github.com/loblab/noip-renew

GitHub - loblab/noip-renew: Auto renew (confirm) noip.com free hosts

Auto renew (confirm) noip.com free hosts. Contribute to loblab/noip-renew development by creating an account on GitHub.
github.com
Con Pi này cài Raspbian Lite là chạy khỏe nhất, cứ console mà chiến, chứ cài bản GUI vào vừa tốn dung lượng, chạy chậm, nóng máy, mà ko mấy khi giải quyết được gì ngoài mấy cái cài đặt. Cơ mà mấy cài đặt đó trong console gõ cũng dễ mà
@longprof Đang cần GUI ông kêu tôi cài Lite làm chi 😆
RealVNC còn chạy rất ngon trên Windows luôn 😃
linux chạy ssh, gõ lệnh đi anh ơi. ko thì dùng teamview khỏi phải mở port
@dao.tran teamviewer được mấy hôm lại đòi tiền ốm, cái này free 5 máy cơ mà
@dao.tran Không được nhé, mìnhd dùng con Pi làm máy tính để dev, chứ SSH thì bình thường mà
@Duy Luân có một giải pháp khác. cài xrdp trên Pi. rồi trên mac hoặc windows dùng RPD để remote vô.
xrdp chạy giao thức của RDP port 3389 luôn.
@Duy Luân SSH rồi thì Vi, Vim mà chiến thôi. 😃 Vim đi muôn nơi. 😂
anh em ai có thể giải thích bằng tiếng người thường giúp em con raspberry pi này dùng để làm gì đc k ạ?
Nó như 1 cái máy tính bé xíu, nhưng cấu hình thấp hơn nhiều, những tác vụ cơ bản bạn làm với PC thì con này cũng làm được. Vì nó bé nên cơ động, tiết kiệm diện tích nên có thể tích hợp được vào nhiều hệ thống.
Thêm nữa là nó khá tiết kiệm năng lượng (có thể dùng 1 cục sạc điện thoại để cấp nguồn cho nó) nên có thể cắm chạy 24/7 để chạy những tác vụ nhẹ
@Jason Hoang dùng để giúp nasa, jaxa, bla bla điều khiển tàu vũ trụ và các vệ tinh. đôi khi giúp cả cia, fbi, nsa thu thập dữ liệu khắp thế giới nữa, kinh lắm 😅
bạn hãy tưởng tượng nó như một cái máy tính để bàn hay dùng. nhưng. nó nhỏ bằng một bàn tay. chỉ có 1 con cpu nhỏ xíu yếu xìu, 2 hoặc 4 hoặc 8GB ram, ổ cứng thì dùng thẻ nhớ SD, có 1 cổng HDMI, 1-2 cổng USB, 1 ổ cắm điện (điẹn áp như củ sạc điện thoại), 1 cổng LAN, có tích hợp wifi và bluetooth.
Con Pi này làm NAS Sever với ổ cứng gắn ngoài ok không anh em?
zzvilzz
TÍCH CỰC
4 năm
@kevinmobavn Cơ sở hạ tầng của bạn hỗ trợ sẵn gigabit ethernet thì ok. Còn không thì ôm hận với tốc độ 10MBps. Nếu xài lâu dài thì không nên, đặc biệt cắm HDD thì lại càng không, nguồn của nó chịu không nổi đâu. Tốt nhất kiếm con synology 2-4 bay chạy raid cho sướng
lqphong77
TÍCH CỰC
4 năm
Mạnh mẽ gì với cpu này, toàn xúi dại!
@lqphong77 hehe, so với mấy con syno đầu 1 thì mạnh hơn nhiều :p
lqphong77
TÍCH CỰC
4 năm
@nnkjsc Đừng xúi dại cho thiên hạ nếu mình cũng chỉ lờ mờ, cpu quá yếu hơn rất nhiều để nó là nas bình thường chứ đừng nói là mạnh. Tuy nhiên, phần mềm mới là cái tối cần thiết để gọi là nas mạnh đúng nghĩa nha bồ!
Dùng Raspberry Pi để giải trí được không nhỉ? Xem Youtube, tải phim về để đó xem dần hoặc xem phim online, giả lập chơi game cổ, ...
@maidng 4GB cho thoải mái, còn vọc vạch nhiều thứ 😁
@maidng 4GB ok nhất 😁
@maidng do nó không có ổ cứng nên để down phim phải gắn ổ cứng ngoài nha. còn lại vô tư
@maidng Dùng 4GB là đủ rồi bạn
cấu hình ddns, port forwarding trên modem là được mà, tưởng có gì mới hóa ra chỉ bật mỗi vnc trên pi.
Nghịch cũng hay, mà mình giờ toàn thích máy cấu hình cao thôi.
reallystorm
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình chỉ mong có thể đồng bộ Onedrive, Google Drive các kiểu để vừa làm NAS vừa tự động đồng bộ lên mây 😁
@reallystorm Dời ơi rclone nha 😑.
reallystorm
ĐẠI BÀNG
4 năm
@supperchym cám ơn bạn, để mình tìm hiểu thêm 😁
leminh0796
ĐẠI BÀNG
4 năm
mình chuyên dùng extension Remote - SSH trên vscode, set ddns (noip) cho con router, mở port ssh, xác thực bằng public key. Giờ ở bất cứ đâu chỉ cần bật vscode lên là chiến thui 😁
Bookmark ngay
Đang dùng nó làm hassio điều khiển mấy cái linh tinh + phát wifi thay cho cục modem lun. Đang ở trọ nên lười mở rộng, sau này sẽ nâng cấp thêm đồ SmartHome sau 😆
Tet21: Gút chóp 1 like

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019