Trong bài viết này, em sẽ đưa ra phương pháp tối ưu hoá trong việc sử dụng iPhone 4 (các dòng iPhone khác cũng áp dụng được một số thủ thuật) và tăng hiệu suất cũng như thời gian sử dụng pin iPhone, các pin của các máy khác có lẽ cũng tương tự thôi!! Em ko có cơ hội kiểm chứng nên em ko khẳng định được!
Nếu ko quan tâm lý do cũng như cơ sở của pp, các bác xem pp ở cuối bài nhé!
Các bác lưu ý, mọi trường hợp hỏng hóc do áp dụng thủ thuật này gây ra em sẽ không chịu trách nhiệm.Trong tất cả các lần test, em chưa phát hiện ra các trường hợp lỗi hay gây hại tới phần cứng (cụ thể là pin của máy). Tuy nhiên cho chắc ăn nên em nói như vậy
Bài viết này của em ko chỉ do em tự nghĩ ra mà được em tổng hợp nhiều nguồn từ internet, đã kiểm chứng và trải nghiệm, những kiến thức nào từ đâu em sẽ trích nguồn (do ai viết hoặc ở đâu ra).
Dưới đây là một số nguồn thông tin mà em có, đã đọc, và đã tham khảo:
Nếu ko quan tâm lý do cũng như cơ sở của pp, các bác xem pp ở cuối bài nhé!
Các bác lưu ý, mọi trường hợp hỏng hóc do áp dụng thủ thuật này gây ra em sẽ không chịu trách nhiệm.Trong tất cả các lần test, em chưa phát hiện ra các trường hợp lỗi hay gây hại tới phần cứng (cụ thể là pin của máy). Tuy nhiên cho chắc ăn nên em nói như vậy
Bài viết này của em ko chỉ do em tự nghĩ ra mà được em tổng hợp nhiều nguồn từ internet, đã kiểm chứng và trải nghiệm, những kiến thức nào từ đâu em sẽ trích nguồn (do ai viết hoặc ở đâu ra).
Dưới đây là một số nguồn thông tin mà em có, đã đọc, và đã tham khảo:
- http://www.tinhte.vn/threads/445965/ do bác homlee viết về việc loại bỏ một số thứ ko cần thiết. Em rút ra một số cái cần thiết như thế này:
- Xóa các daemon, bác homlee không nói rõ là xóa các daemon nào, em đã search và ra một số cái như thế này! Em đã kiểm chứng, ok! Bên modmyi cũng nói như vậy
- Những daemon an toàn - Ta có thể xóa chúng thoải mái mà không lo ảnh hưởng tới máy
- Xóa các daemon, bác homlee không nói rõ là xóa các daemon nào, em đã search và ra một số cái như thế này! Em đã kiểm chứng, ok! Bên modmyi cũng nói như vậy
- com.apple.DumpPanic.plist: Kiểm tra treo máy
- com.apple.ReportCrash.(tên khác nhau).plist: Có 5 cái daemon như thế này, và chúng thu thập thông tin về vấn đề đã gây ra crash, app nào đang chạy khi crash v...v...
- com.apple.DumpBasebandCrash.plist: Kiểm tra lỗi crash Baseband. Trong điều kiện sử dụng bình thường, Baseband không bao giờ bị crash.
- com.apple.CrashHouseKeeping.plist: Lại liên quan đến crash thôi, xóa cho nhẹ máy
- com.apple.aslmanager.plist: Quản lý System Logs
- com.apple.syslogd.plist: Ghi chép lại những hoạt động của hệ thống
- com.apple.powerlog.plist: Giám sát lỗi không tương thích với bộ sạc của các hãng thứ 3
- com.apple.stackshot.server.plist: chả biết để làm gì nhưng em xóa thử trên máy em thấy không làm sao 😃
- com.apple.chud.chum.plist: Liên quan tới những công cụ CHUD (Computer Hardware Understanding Developer) của Apple. Xóa nó sẽ không ảnh hưởng tới máy trừ khi các bác là developer
- com.apple.chud.pilotfish.plist: Công dụng như cái trên
- com.apple.tcpdump.server.plist: Dump traffic ở mạng
- com.apple.psctl.plist: Bây giờ nó chả giải quyết được vấn đề gì rồi
- com.apple.awd_ice2.plist - **4.0 Only**: Đặt giới hạn cho iPhone 3G/3GS. Em chả biết nó đặt giới hạn quái gì, em xóa thử và chả thấy có lỗi gì cả
- com.apple.apsd.tcpdump.en0.plist: Ghi chép lỗi về Push Notifications
- com.apple.apsd.tcpdump.pdp_ip0.plist: Như trên
- Những Daemon điều kiện. Xóa chúng sẽ làm máy mất đi một số tính năng. Bác nào thấy các tính năng bị mất không cần thiết với mình thì cứ xóa
- com.apple.searchd.plist: Xóa nó đi sẽ vô hiệu hóa Spotlight. Trang Spotlight vẫn ở bên trái Home Screen đầu tiên nhưng sẽ chẳng có gì hiện lên khi các bác search. Xóa nó đi nếu thấy không cần dùng Spotlight
- com.apple.AddressBook.plist: Load contact chậm hơn nếu bị xóa
- com.apple.accessoryd.plist: Xóa nó đi, mọi phụ kiện đều không có tác dụng. Các phụ kiện mà kèm theo chức năng sạc pin như dock loa ngoài vẫn sạc được máy, nhưng chúng sẽ chỉ có sạc thôi. Xóa nó đi nếu không bao giờ dùng cái gì ngoài sạc theo máy và tai nghe qua jack 3.5mm
- com.apple.apsd.plist: Vô hiệu hóa Push Notification nếu bị xóa
- com.apple.dataaccess.dataaccessd.plist: Không sync được contact qua Microsoft Exchange hay Google Sync nếu bị xóa
- com.apple.datamigrator.plist: Xóa nó đi sẽ không import được danh bạ từ SIM. iPod Touch có thể xóa thoải mái
- com.apple.racoon.plist: Dùng cho VPN (Virtual Private Networks). Nếu không dùng VPN, các bác có thể xóa
- com.apple.MobileInternetSharing.plist: Máy sẽ không còn Internet Tethering. Xóa nó đi nếu các bác dùng iPod Touch hay không bao giờ dùng iPhone làm modem internet
- com.apple.aggregated.plist: Liên quan đến mic để đàm thoại. iPod Touch có thể xóa thoải mái. nên giữ lại nếu dùng iPhone
- com.apple.AOSNotification.plist: Liên quan đến MobileMe sync. Nếu không dùng MobileMe thì các bác có thể xóa đi
- com.apple.graphicsservices.sample.plist: Liên quan đến việc hiển thị bìa album trong iPod. Em xóa liều và thấy vẫn bình thường nhưng mấy thằng bạn em lại gặp vấn đề
- com.apple.UIKit.pasteboardd.plist: Liên quan đến copy/paste. Nếu không cần copy/paste, các bác có thể xóa nó
- com.apple.iapd.plist: Liên quan đến việc kích hoạt phụ kiện của các hãng thứ 3.
- com.apple.AdminLite.plist: kiểm soát lúc tắt chương trình. nếu gỡ bỏ khi thoát ứng dụng đôi lúc sẽ không save. Chơi game thì chả quan tâm
- Daemon tự chỉnh. Ta không nên xóa nó hoàn toàn, chỉ nên chỉnh lại để nó tự tắt khi không cần thiết:
- com.apple.itunesstored.plist: Mở nó ra bằng text editor và sửa:
<key>SuccessfulExit</key>
<false/>
thành:<key>SuccessfulExit</key>
<true/>
Bây giờ thì cái daemon này sẽ tự tắt khi không cần đến nó. Nếu các bác không chỉnh được nó trong máy tính thì có thể chỉnh nó trong iFile trên iPhone
<key>SuccessfulExit</key>
<false/>
thành:<key>SuccessfulExit</key>
<true/>
Bây giờ thì cái daemon này sẽ tự tắt khi không cần đến nó. Nếu các bác không chỉnh được nó trong máy tính thì có thể chỉnh nó trong iFile trên iPhone
- Những Daemon KHÔNG ĐƯỢC XÓA. Các bác nào thử xóa liều, nếu mà máy phải restore hay gặp vấn đề, tự đi mà chịu trách nhiệm, đừng rủ nhau cho thằng Brokenipod một trận :buoncuoivatva:
- com.apple.fairplayd.plist: Check DRM. Xóa nó đi là nhạc có DRM, TV Show, Movie, Podcast và App mua từ iPhone câm luôn đấy :-ss
- com.apple.installd.plist: Xóa đi khỏi cài app luôn
- com.apple.BTServer.plist: Xóa đi làm máy trở nên vô cùng chậm
- com.apple.configd+pm.plist: Liên quan đến Settings
- com.apple.configd-pm.plist: Như trên
- com.apple.gmmd.plist: Chữa lỗi cho hệ thống
- com.apple.mDNSResponder.plist: DNS. Xóa thử đi, khỏi lên internet nha;;)
- com.apple.mDNSResponderHelper.plist: Như trên
- com.apple.locationd.plist: Xóa thử đi, lúc lạc đường thì đừng có lôi máy ra mà tìm địa điểm nhé, GPS với Location Service tịt rồi mà
- com.apple.mediaserverd.plist: Xóa đi là nhạc với cả phim câm luôn đó
- com.apple.usbptpd.plist: Xóa đi là khỏi sạc và sync với máy tính
- com.apple.mtmergeprops.plist: Có thể xóa được nhưng "cơ hội" liệt cảm ứng/cảm ứng không nhạy là rất cao. 90%
- com.apple.SCHelper-embedded.plist: Là một phần của SystemConfiguration framework
- com.apple.SpringBoard.plist: Xóa đi là SpringBoard không bao giờ khởi động lại nữa 😔
- com.apple.mobile.lockbot.plist: Chả biết để làm gì, chỉ biết là xóa đi máy sẽ ăn cáp
- com.apple.mobile.Lockdown.plist: Liên quan đến SIM và khóa mạng. Đừng nghĩ là iPod Touch có thể xóa được hay chỉ cần xóa nó đi là iPhone bản lock thành bản quốc tế, rồi sẽ ăn cáp thôi. Nếu unlock dễ thế thì việc gì phải có Geohot hay DevTeam
- com.apple.itdbprep.plist: Xóa đi khỏi sync nhạc luôn :-ss
- Xóa các ngôn ngữ, carrier bundle không cần thiết
- Không nên cài các tweak sử dụng Preference loader (nói là không nên nhưng em vẫn dùng folder enhance và springtomize 2 ^^
- http://www.tinhte.vn/threads/1265667/ hướng dẫn cách phục hồi và tăng dung lượng pin của bác Alex. Em dẫn link bác ý vì em đã từng áp dụng phương pháp của bác ý, em không khuyến cáo mọi người theo phương pháp này vì nó mất thời gian, phức tạp và hơn cả là nó nguy hiểm, máy dễ bị chai pin.
- http://www.tinhte.vn/threads/1008138/ hướng dẫn tạo theme bằng tay của bác Minhtm. Em áp dụng một số cái, nhưng cụ thể thì em ko nhớ lắm :”>
Các bác sẽ nghĩ tại sao em lại sử dụng mod theme, tăng tốc máy để cải thiện dung lượng pin đúng không ạ? Bởi lẽ việc sử dụng pin lâu không chỉ phụ thuộc vào dung lượng pin mà còn phụ thuộc vào cách sử dụng! Nếu các bác để ý thì khi iPad 3 ra, vấn đề giới công nghệ đặt ra đầu tiên chính là dung lượng pin, và nếu theo dõi thì dung lượng pin của iPad 3 vào dạng khủng. Như vậy có thể thấy dung lượng pin có mối liên hệ với các phần cứng khác, đặc biệt là màn hình. Vì thế, mong là không có bác nào mang pin iPhone ra để so với các máy khác như One X chẳng hạn. Mọi sự so sánh đều khập khiễnh!
Các bác có thấy là mỗi khi có iOS mới ra thì điều đầu tiên luôn là cải thiện thời gian sử dụng pin không ạ? Phần cứng không đổi nhưng phần mềm thay đổi lại giúp cải thiện pin => mình hoàn toàn có thể tự làm để cải thiện pin
Từ các lý do trên, em cho rằng phương pháp em đưa ra là có cơ sở để thành công
Ngoài các nguồn trên, em còn tham khảo một số nguồn như sau:
Hacker pod2g (về việc sử dụng các exploit của anh ý, trên mạng nhiều, mọi người có thể tự tìm), trang chủ của apple (về số lần sạc tối đa của mỗi pin apple là 400 lần – khoảng hơn 1 năm sử dụng nếu 1 ngày sạc 1 lần), site alienware (về việc xả pin tự động), Wikipedia (về lý thuyết pin Li-ion)
Quảng cáo
Yêu cầu cần có:
- Jailbreaken iPhone
- Tweak cydia: Battery info for notification
Đầu tiên các bác cần phải hiểu lý thuyết pin sạc dành cho điện thoại nói chung, các bác vào đây để đọc thêm nhé, http://en.wikipedia.org/wiki/Li-ion_battery
Đại loại nó là một loại pin sạc dành cho điện thoại và có thể nâng dung lượng được nhờ can thiệp vào quá trình sạc
“During discharge, lithium ions Li+ carry the current from the negative to the positive electrode, through the non-aqueous electrolyte and separator diaphragm.
During charging, an external electrical power source (the charging circuit) applies an over-voltage (a higher voltage but of the same polarity) than that produced by the battery, forcing the current to pass in the reverse direction. The lithium ions then migrate from the positive to the negative electrode, where they become embedded in the porous electrode material in a process known as intercalation”
Nhìn chung bác cần lưu ý tới các thông số Vôn và Ampe trên pin, thông số Vôn không quan trọng bằng thông số Ampe. Các bác tưởng tượng Ampe là sức nước, Vôn là độ lớn của ống nước, muốn nước chảy vào ống mau đầy thì tăng sức nước và tang độ lớn của ống nước là tốt nhất. Đó là lý thuyết căn bản của thiết kế sạc nhanh. Nếu để ý các thông số này, các bác sẽ thấy sạc nhanh luôn có thông số lớn hơn thong số pin. VD: pin Nokia là 3.7V, 350mA, nhưng sạc nhanh lại có thong số 5V và 800mA
Tuy nhiên chúng ta không nên sạc nhanh vì dễ hỏng pin, lý do là các phản ứng hoá học trong pin xảy ra quá nhanh, dẫn tới sự ăn mòn điện hoá của pin cũng xảy ra nhanh => hỏng
Quảng cáo
Cụ thể thì iPhone có thông số 1420mA, chúng ta sẽ tìm các nâng nó lên cao một chút tầm 2.3% là đẹp nhất, cái này là lý thuyết sử dụng pin Li-ion và tính toán ra được con số như vậy, bác nào thắc mắc thì tự ngồi tính nhé L
ð Phương pháp em sắp nêu là khả thi
Các bác nhớ lưu ý là một số dòng điện thoại sử dụng pin Li-Po, pin này dung lượng cao và dễ nổ, nên CỰC KÌ LƯU Ý, em đã từng bị nổ TAN cái máy bay điều khiển từ xa do sạc quá thời gian pin máy bay (Li-Po), có thể máy bay ko có mạch ngắt sạc, nhưng dù sao cũng nên cẩn thận!
Pin iPhone là pin Li-ion nên các bác dùng iPhone ko phải lo điều em vừa cảnh báo :p
Trước tiên, các bác cần nắm vững lý thuyết sạc pin và mạch xả và sạc của pin iPhone
Theo phát ngôn viên của Apple khi nói về việc sử dụng pin iPhone thì pin iPhone là một loại pin thong minh, sẽ tự xả pin sau khi sạc đầy để nếu người dùng quên rút sạc thì pin cũng không bị hỏng.
Về lý thuyết, điều này hoàn toàn đúng, nó sẽ tránh được việc làm nổ tụ trong mạch sạc pin và nổ pin nhưng nó sẽ giảm tuổi thọ của pin rất nhiều!
Quy tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: KHÔNG NÊN SẠC QUÁ LÂU (không nên sạc qua đêm, không nên sạc 3 lần 10-12 tiếng khi mới mua máy, người ta sử dụng phương pháp này dựa trên khả năng “nhớ dung lượng” của pin Li-ion, nhưng thực tế áp dụng thì khả năng nhớ đó không giúp ích gì, chưa có chứng minh tính đúng đắn của phương pháp mà chỉ dừng lại ở mức độ truyền miệng và khuyến cáo của mấy tay bán hàng, nguyên do thứ 2 là mức thiết kế của pin bị giới hạn, và theo em nguyên nhân chính chính là việc xả nạp liên tục của pin mà em sẽ nêu dưới đây)
Vậy câu hỏi đặt ra là pin iPhone sẽ xả tới bao nhiêu thì sẽ tiếp tục sạc? Các bác sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời trên mạng vì không ai trả lời điều đó cả!
Trong quá trình sử dụng pin iPhone em rút ra được kết luận, cứ tới 100%, pin iPhone sẽ xả về còn 95% rồi tiếp tục sạc tới 100%, cứ như vậy! Các bác tự kiểm chứng bằng Battery information for notification nhé!
Quy trình sạc xả pin, khi đầy sẽ tự xả tới 95% rồi tiếp tục sạc tới 100% rồi lại xả
Điều này gần giống với máy Alienware em đang dùng, cứ để máy sạc tới 100% là nó lại xả về 95% rồi lại tiếp tục sạc.
Em suy đoán thuật toán của nhà sản xuất là xả 5% rồi tiếp tục sạc, như vậy, nếu để liên tục thì khoảng 5% đó sẽ bị chai và cứ như vậy trừ dần cho tới hỏng pin.
Ok, như vậy cách làm như sau:
- Cài battery info notification
- Xài cạn pin tới mức iPhone tự tắt! (mỗi tháng nên làm từ 1-2 lần)
- Sạc đầy pin tới khi báo 100% bằng sạc theo máy (thời gian sạc tầm khoảng 2,5-3h) em hay sạc cùng lúc với cái e72, lúc nào cái e72 báo đầy là em rút 2 đứa nó ra (sạc như thông thường thôi)
- Tiếp tục sử dụng bình thường, tới 10% pin
- Lại sạc đầy tới khi báo 100% bằng sạc theo máy (thời gian sạc ngắn hơn bước 4 một chút)
- Sử dụng bình thường tới 5% pin và LƯU Ý: không nên để xuống dưới 5% pin vì đó là mức critical của pin (chỉ áp dụng mỗi tháng 1-2 lần xả toàn bộ pin thôi)
- Sạc 2-3 lần tiếp theo như bước 6, nói chung là các bác chẳng phải quan tâm đến cái iPhone lắm 😁
- Tại bước này thì dung lượng pin đã được tăng lên, cần phải sạc nhớ, sạc qua USB của lap hoặc PC, sạc nhớ tức là sạc bằng dòng có cường độ thấp. Thông số sạc của laptop hay PC là 5V và 500mA (sạc bằng laptop có ưu điểm là duy trì sự ổn định của pin, không giúp đẩy dung lượng pin và hơn cả là sạc lâu)
- Xong
- Nếu muốn tiếp tục tăng dung lượng pin thì các bác áp dụng lại từ bước 1, lưu ý là nên có giới hạn trong việc tăng dung lương pin nhé
LƯU Ý CỰC KÌ QUAN TRỌNG:
- KHÔNG SẠC NHỒI như bác Alex bên topic ở trên khuyến cáo, điều này sẽ giúp tăng dung lượng cho pin trong ngắn hạn, nhưng sẽ nhanh làm chai pin! (khi các ion dương và ion âm kết hợp với nhau sẽ tại ra phân tử - là một loại khí – dẫn tới phồng pin và mất các ion => giảm cường độ dòng điện) Lý do cụ thể em có nói ở phần trên
- RÚT SẠC sau khoảng 10 phút sạc xong, khi pin đã nguội
- SỬ DỤNG ĐÚNG SẠC CỦA APPLE vì nó có mạch sạc xịn
- KHÔNG NÊN QUÁ THAM tăng dung lượng pin quá 2.3%, chỉ cần tăng lên tới 1430-1440 mA (1.01%) là được rồi!
- HẠN CHẾ sử dụng điện thoại trong khi sạc, trong khi sạc em sử dụng Bluetooth headset để nhận cuộc gọi
- QUY TRÌNH NÀY em cũng áp dụng với laptop, nhưng laptop thì có thêm cái là sau khi sạc đầy 100%, sử dụng laptop bình thường, vì laptop có một cái đổi mạch. Khi pin đầy thì nó sẽ chuyển qua sử dụng nguồn ngoài, điện thoại không có cơ chế như vậy!
- CUỐI CÙNG: quy trình này không chỉ giúp tăng dung lượng pin mà nó còn giúp pin sống lâu hơn vì đây là quy trình sạc hợp lý, dựa trên lý thuyết của pin Li-ion
Kết quả của em iPhone của em:
Chỉ dùng chơi game xấp xỉ 20h
Chỉ dùng nghe gọi nhắn tin xấp xỉ 46h
Xem video youtube liên tục, đeo tai nghe, độ sáng màn hình tự động, qua wifi, xấp xỉ 4h, lúc đó pin báo 12%
Tất cả test bằng timer trên iPhone
Bác nào áp dụng cách của em thì cho em xin kết quả về dung lượng pin ban đầu, số lần sạc bước 8, dung lượng pin sau sạc và thời gian sử dụng pin nhé!
Em cảm ơn!
Nếu bài viết giúp ích thì thank em phát :d