Huyền thoại CD Transport R10: sản xuất chưa đến 250 chiếc, hiếm gấp 10 lần King of Headphones

AmbitiousMan
29/4/2024 16:38Phản hồi: 24
Huyền thoại CD Transport R10: sản xuất chưa đến 250 chiếc, hiếm gấp 10 lần King of Headphones
Đa số ngày nay sẽ ít hoặc không biết đến những sản phẩm cao cấp trong quá khứ được ca ngợi và ngưỡng mộ từ Sony. Một số trong chúng được mệnh danh huyền thoại, sở hữu chất lượng chế tác đỉnh cao. Có thể bạn đã nghe đâu đó huyền thoại King of Headphones R10, chiếc tai nghe mang tính biểu tượng trong giới audiophile. Thế nhưng ít ai biết, nó không phải R10 huyền thoại duy nhất.

https://tinhte.vn/thread/dang-dang-ban-chiec-tai-nghe-hay-nhat-the-gioi-cua-sony-215-trieu-khong-fix-da-ban.2966895/

Đang đăng bán chiếc tai nghe hay nhất thế giới của Sony: 215 triệu không fix (đã bán)

Chiếc tai nghe được mệnh danh là hay nhất thế giới Sony MDR-R10 - Seri 839/2000 ra mắt năm 1989 đang được đăng bán với giá 215 triệu trên trang Facebook mua bán tai nghe 2hand. Cho bạn nào lỡ quên, đây là chiếc tai nghe chỉ sản xuất 1 lần duy nhất…
tinhte.vn


Hóa ra từng có thời vàng son, ông lớn Nhật Bản cũng "đua đòi" âm thanh hi-end, hoặc chí ít cũng là những món cao cấp đắt đỏ, đa phần không phổ biến ở bên ngoài Nhật Bản. Trước năm 2000, Sony từng cho ra nhiều thiết bị đầy tính sáng tạo, ngoại hình “chanh sả” với mức độ hoàn thiện đỉnh chóp. Chúng là những kiệt tác. Không chỉ huyền thoại tai nghe R10, chúng ta từng có hẳn 1 nhóm thiết bị đều tên R10. Một vài trong số chúng có khi còn ngang với tuổi đời của bạn.

1 trong những đầu CD đắt nhất, hiếm nhất

Trong số ít thiết bị âm thanh được mệnh danh huyền thoại thời dĩ vãng đó, CD Transport CDP-R10 là 1 ví dụ. Nó ra đời vào năm 1993 cùng bộ giải mã D/A DAS-R10, CDP-R10 giá 1.2 triệu Yên còn DAS-R10 là 800,000 Yên. Cả combo 2 triệu Yên chưa bao gồm thuế vào năm 1993. Số tiền 2 triệu Yên vào năm 1993 tương đương hơn 3 triệu Yên ngày nay, gần 20.000 USD theo tỷ giá hiện tại.


CDP-R10 10.jpg

CDP-R10 (bên phải) chỉ là 1 ổ đĩa CD, phải có thêm DAC DAS-R10 (bên trái) để giải mã (ảnh: AVwatch)​

Đối với ai không chơi nhạc thì CD Transport là thiết bị chỉ đọc tín hiệu số từ đĩa CD, không giải mã như đầu phát CD hay dùng. Tín hiệu đó sẽ được đưa vào bộ giải mã (DAC) bên ngoài. Vì tính chuyên môn cao như vậy, chỉ có các dàn âm thanh hi-end được chăm chút mới dùng CD Transport. Còn nhu cầu phổ thông thì cứ nhét đĩa vào là ra tiếng lên hình vì trong đầu CD đã tích hợp DAC và nhiều thành phần cần thiết khác rồi.

Tại thời điểm ra mắt, nó được coi là 1 kiệt tác. Ai cũng biết Sony là hãng đã thay đổi cách loài người nghe nhạc bằng Walkman cassette. Thiết bị phổ cập jack 3.5mm ra thế giới và biến nó thành cổng cắm nghe nhạc tiêu chuẩn cũng là Walkman. Rồi họ lại phát minh CD, phương tiện lưu trữ mà thế hệ 10x ngày nay có thể không biết chứ từ thời 8x đến 9x, không ai không nhớ tuổi thơ từng ra tiệm mua đĩa siêu nhân, đĩa hài Xuân Hinh, đĩa ca nhạc Chế Linh, Tuấn Vũ,...


hình ảnh-2024-04-29-210226909.png
Walkman (bên trái) ra mắt năm 1979 đã thay đổi cách loài người nghe nhạc, hãng Oriolus vì quá hâm mộ nên đã ra mắt mẫu DPS-L2 (bên phải) để tri ân huyền thoại TPS-L2 (ảnh: ​

Đĩa CD được coi là định dạng lưu trữ tiên tiến nhất ở thời điểm đó, còn bộ CDP+DAS R10 ở trên chính là đỉnh cao để chơi nhạc CD. Giá các sản phẩm cao cấp vào đầu những năm 90 ở Nhật thường trên 1 triệu Yên, nhưng combo này đã lên đến 2 triệu Yên. Đã vậy, số lượng bán ra chỉ trong khoảng 200-250 chiếc, mức độ quý hiếm đã đủ để biến đây thành 1 bảo vật sưu tầm. Một trong những đầu đọc CD hiếm nhất lẫn tốt nhất hành tinh.

Ngay cả huyền thoại King of Headphones R10 cũng được sản xuất tới 2,000 chiếc trên toàn cầu, tức bộ chơi CD R10 còn hiếm gấp 10 lần King of Headphones. Vì thế, đây có thể là lần đầu tiên bạn biết đến huyền thoại này. Sở hữu 1 bộ chơi CD R10 bây giờ sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt di sản công nghệ và giá trị lịch sử hơn là bộ thiết bị chơi nhạc thông thường. Tượng trưng cho 1 thời vang bóng.


King of Headphones MDR-R10 ra mắt năm 1989, “anh cả” giới Chi-Fi là HIFIMAN từng clone kiểu dáng của huyền thoại này trên 2 mẫu tai nghe gây xôn xao cộng đồng người chơi 1 thời​

Cơ chế đọc đĩa cố định ngược đời

Người ta nói rằng công ty ra mắt nó để kỉ niệm 10 năm định dạng CD ra đời. Họ chỉ nhận đơn đặt hàng riêng hoặc đem trưng bày khoe khoang với thiên hạ cho vui rồi thôi. Do vậy, số người biết về nó chẳng có bao nhiêu. Giống như 1 số huyền thoại khác của Sony, combo CDP+DAS R10 này là 1 trong những bộ thiết bị âm thanh tốt nhất mọi thời đại từng được làm ra. Nó hội tụ tinh hoa của các kĩ sư có tay nghề cao nhất trong lịch sử tập đoàn.

Quảng cáo


CDP-R10 có kích thước 475 x 410 x 145 mm và trọng lượng khoảng 30kg. Bí mật lớn nhất bên trong là cơ chế đọc đĩa CD cố định (Fixed Pickup Mechanism), lần đầu ra mắt trên đầu CD dạng console CDP-5000 dành cho studio vào năm 1982. Ý tưởng độc đáo này sau đó cũng có mặt trên 1 số sản phẩm xịn sò như CDP-XA7ES, CDP-5000, huyền thoại SCD-1 và SCD-777ES. Nếu là 1 dân chơi nhạc CD, hẳn bạn từng nghe đến tên những sản phẩm này rồi.
CDP-R10 1.jpg
Huyền thoại đầu CD R-10 năm 1983 của Sony​


CDP-R10 2.jpg
Đây là khay đặt đĩa, bạn phải úp ngược để mặt dưới đĩa ngửa lên trên cho mắt đọc lấy mẫu​

Ở đầu CD thông thường, bàn xoay CD đặt đĩa lên trục động cơ cố định rồi xoay, khối laser chạy theo hình tròn đồng tâm từ trong ra ngoài để đọc dữ liệu như 1 mắt đọc. Ưu điểm là dễ dàng truy cập ngẫu nhiên, chẳng hạn chuyển bài từ track 1 sang track 5. Song, cụm mắt đọc di động nên dễ bị ảnh hưởng bởi các rung động từ môi trường, đồng thời phải có dòng điện servo và thêm cả từ thông phát ra từ dây dẫn nối mắt đọc tới bo mạch, tất cả đều làm giảm chất lượng âm thanh.

Còn phiên bản bàn xoay đĩa cố định trên R10 thì đi ngược lại cơ chế “phổ thông” này. 1 phiến đĩa hợp kim nhôm được đúc để bạn đặt đĩa CD úp ngược lên (ổ đĩa tên CDM26). Các rãnh nhôm ép đùn dẫn động từ tính được hoàn thiện với độ dày 1 micron, motor BSL 3 pha và khối laser đọc là KSS-332A. Đường ray được hoàn thiện tráng gương với bánh xe lăn trên chúng. Thiết kế này được cho là đẻ loại bỏ tiếng lạch cạch khi bánh xe chạy.
hình ảnh-2024-04-29-213158001.png
Mô tả về cơ chế FPM ngược đời của Sony

Quảng cáo


CDP-R10 3.jpg
Kết cấu nội thất bên trong chia làm 3 khu vực rõ ràng​


CDP-R10 4.jpg
Tháo nắp che để nhìn rõ hơn, phía trên ổ đĩa CD là dòng chữ khắc “It's a Sony” và “THE HELIOCENTRIC MECHANISM”​


CDP-R10 5.jpg
Đây là hệ thống cấp nguồn và 1 máy biến áp để ổn định dòng điện, triệt tiêu rung động lẫn nhiễu​


CDP-R10 6.jpg
Bên phải là bảng mạch cấu trúc 2 tầng​

Thay vì di chuyển mắt đọc laser quang học, ở đây họ cố định luôn nó vào thân máy chắc chắn nhằm giảm thiểu bất kì rung động phát sinh nào. Bộ động cơ sẽ di chuyển đĩa từ trong ra ngoài, tốc độ khoảng 100 micron mỗi lần trong 10-20 giây. Vì cơ chế ren không servo nên bảo toàn chất lượng tín hiệu số ở mức cao nhất. Bề mặt CD tĩnh lặng hoàn toàn để phục vụ cho việc lấy mẫu tín hiệu số.

Động cơ di chuyển trên hệ thống 5 bánh răng, 3 bánh trên trục chính đảm bảo đường thẳng tuyến tính và 2 bánh phụ 2 bên để duy trì độ chính xác theo phương ngang. Giữa phần đế cơ khí gắn mắt đọc với phần bàn xoay có cơ chế hấp thụ từ tính để chống rung khi chạy.

Mắt đọc laser đặt dưới mái che gắn vào đế cố định thành 1 khối chắc chắn, còn đĩa CD ngửa lên được đặt trên 1 đế trục có bánh răng và bánh xe để di chuyển

CDP-R10 7.jpg
Nội thất của ổ đĩa CDM26, bàn xoay nặng 250g, đế gắn trục xoay nặng 450g, đế cơ khí cố định nặng 1.5kg bằng thép không gỉ gắn mắt đọc laser​


CDP-R10 9.jpg
Động cơ quang học đóng vai trò lấy mẫu tín hiệu số từ CD, mắt đọc laser KSS-332A do Sony sản xuất​

Kết cấu hoàn toàn từ kim loại, không có cao su hay nhựa. Thiết kế tổng thể hướng tới triệt tiêu các rung động cơ học dù là nhỏ nhất, giảm thiểu bất kì nguy cơ suy giảm chất lượng âm thanh nào xuống thấp nhất có thể. Phiên bản trong R10 được xem là hiện thân tối thượng của công nghệ FPM.

Nói qua về đối tác của nó, DAC DAS-R10 sản xuất năm 1992 với số lượng cũng giới hạn như đầu CD ở trên. Kích thước 475 x 140 x 425 mm và cân nặng 25 kg, tổng méo hài <0.003% với tỷ lệ S/N 110dB. Kế thừa từ 1 tiền bối huyền thoại khác, nó sử dụng 2 mạch giải mã độc lập để đảm bảo quá trình diễn ra trong sạch, cân bằng, mỗi mạch 1 pha. Cơ chế giải mã Pulse length Modulation (PLM) chuyển đổi điện áp thành dòng điện ở xung 50MHz để tránh dao động và nhiễu nguồn.

hình ảnh-2024-04-29-221618967.png
Một mạch thứ 3 chuyển đổi phức hợp điện áp-dòng điện (CIV) bổ sung sau phần DAC nhằm “gạn đục khơi trong” tín hiệu, giảm độ méo và nhiễu ở low-pass filter. CIV được thiết kế để duy trì độ chính xác giữa các pha tín hiệu. Chất lượng âm thanh không bị suy hao do nhiễu tín hiệu từ mạch digital.

Có 8 DSP 24-bit 168dB xử lý cùng lúc cả việc lấy mẫu tín hiệu oversampling và nội suy, giảm thiểu sai số trong tính toán lấy dữ liệu mẫu. Mỗi bước xử lý của quá trình cho ra tín hiệu analog đều tiến hành bằng vật lý trên các thành phần riêng biệt, giảm thiểu rung động và không dùng IC (mạch tích hợp).

Mạch khuếch đại sử dụng các lõi hợp kim nhôm chịu nhiệt được bao bọc bởi mẫu mạch đồng 4 lớp, rồi đặt lên trên đó các thành phần SMD. Do vậy, không có nhiễu điện do IC gây ra, không cần nối dây, truyền nhiệt tốt hơn và đường đi của tín hiệu analog tối giản nhất có thể.
hình ảnh-2024-04-29-230020237.png

Mô tả về chất âm

Vậy âm thanh có ra gì không?

Sau đây là mô tả về trải nghiệm của phóng viên AVWatch, cựu kĩ sư và cũng là 1 audiophile kì cựu.

“Tôi ngạc nhiên trước sự thô sơ của album đầu tiên, ‘Piano Nightly' do Akiko Yano thể hiện. Cách mở miệng và chuyển động của lưỡi cứ như mở 1 đoạn video. Âm thanh lan rộng và bay khắp không gian như tiếng vỗ cánh của 1 con thiên nga. Rất giàu chi tiết. Đúng là uy lực của cơ chế đọc đĩa cố định được chế tác siêu chính xác, kết hợp cùng bộ DAC hàng đầu.

Mở tiếp bài thứ 2 trong sự kinh ngạc còn chưa dứt, ‘Georgia On My Mind’ do nghệ sĩ đại hồ cầm Ray Brown biểu diễn. Âm trầm sâu và nặng, tiếng trống và piano đầy trang trọng lấp đầy không gian của CLB. Từng tiếng chũm chọe, từng chuyển động lả lướt của ngón tay, đều được tách ra gãy gọn vô cùng sắc nét. Đây là kết quả phi thường khó đạt được trên những đầu CD khác.

Tiếp theo là nhạc cổ điển với 1 dàn nhạc lớn. Không gian rộng mở 3 chiều với độ dày dây trầm hùng vĩ bao bọc, dây cao trong trẻo mượt mà như đôi cánh bay lên, tiếng kèn tách bạch với nhạc cụ gõ.

hình ảnh-2024-04-29-221431696.png

Dù sao đi nữa, bất kể nghe đĩa CD nào, bạn cũng sẽ ngạc nhiên trước lượng thông tin choáng ngợp và độ phân giải cực cao. Âm thanh do CDP-R10 và DAS-R10 tạo ra, được Sony phát triển với tâm huyết tối đa, hình thành môi trường âm thanh đỉnh cao của CD, trong trẻo và tinh khiết, đồng thời tràn ngập những chi tiết. Các cuộc tranh luận trên phương tiện truyền thông như digital so với analog, CD so với độ phân giải cao, v.v… dường như hoàn toàn vô nghĩa.

CDP-R10. Đó là một huyền thoại lẫn một kho tàng âm thanh.”

Kiệt tác CDP-R10, 1 trong những đầu CD đỉnh nhất từng được làm ra, cùng với bộ DAC đi kèm DAS-R10 tạo nên cặp thiết bị âm thanh huyền thoại. Huyền thoại King of Headphones đã có 1 bài giới thiệu ở trên, và giờ đến lượt 2 thành viên khác trong nhóm R10 xuất hiện. Những sản phẩm hội tụ tinh hoa công nghệ thời đỉnh cao Sony.

Bên cạnh đó, 1 sản phẩm để đời khác cũng đã có bài đăng trên Tinh Tế, các bạn có thể tìm hiểu về 1 trong những micro thu âm vocal tốt nhất lịch sử qua bài viết rất dài bên dưới. Sản phẩm này thuộc bộ ba huyền thoại studio dành cho giới chuyên nghiệp.

*Xem thêm: Chiếc micro được mệnh danh “huyền thoại studio” của Sony, tượng đài ngành công nghiệp thu âm.

Nguồn:
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

rongdat
ĐẠI BÀNG
21 ngày
Tuyệt tác audio nhỉ. Giá 2024 chắc gấp nhiều lần
@rongdat Sony nó làm con điện thoại cũng thấy sự khác biệt ko lẫn vào đâu được. Hoàn thiện cực kỳ cao cấp, sang trọng, có chất riêng chứ ko phải kiểu bóng bẩy loè loẹt giống nhau như Samsung hay các hãng ĐT Tàu.
Thương hiệu Sony chính là lý do mình mua và xài con Xperia Pro-I hơn 1 năm nay. Các cháu đừng nên thắc mắc gì sao đồ Sony giá cao nhé, vì đơn giản nó ko cùng chung đẳng cấp với bọn Samsung, LG, Oppo, Xiaomi được, mà nó ở một đẳng cấp khác.
@╰‿╯ 1mk3 xách Nhật bác mua ở đâu vậy bác?
@haobcyqhdvb Mình xài Pro-I chứ ko phải 1 mark 3, m mua ở Nhật lúc đi công tác bạn ạ.
ctrl c
TÍCH CỰC
21 ngày
Hic, ¥ giờ mất giá quá
Bài viết hay quá cám ơn bác
antonior
TÍCH CỰC
20 ngày
Để khai thác nó thì cần bộ loa cỡ nào ta
@antonior Trong bài có nói dùng combal R10 đó bạn ( đọc đĩa, ampli, dac, và tai nghe R10). Còn nếu phát ra loa thì đơn giản hơn rồi
kchungrau
ĐẠI BÀNG
20 ngày
Như đứng trong phòng thu âm nghe ca sĩ hát live, âm thanh mộc mạc
@kchungrau Mấy ca sĩ ảo mạng thì nghe live như đấm vào tai 😆
Pryms
TÍCH CỰC
20 ngày
Đồ hồi xưa truất's vl, xài bền kinh dị, đồ bgio thì đg xài tn lăn đùng ra chết bất đắt kì tử mà kb tại sao 😆
@Pryms Đồ giờ hên xui
@Pryms Vì bền quá thì bán không được nhiều nha bác, chứ nsx thừa sức làm bền hơn xưa. =]]
Tuyệt vời
Xịn thì có xịn nhưng mà ở tiêu chuẩn nghe nhìn thời bây giờ thì có thể nó không còn phù hợp nữa. Hơn nữa là Sony thì hay được overrate lắm. Có thật sự là “gạn đục khơi trong” tín hiệu hay không thì chưa biết được bởi vì logo Sony + với 20k USD, 250 chiếc thì nó đã làm lu mờ hết tất cả.
@caocaolatre199x Âm thanh kỹ thuật số và âm thanh từ CD nó khác nhau lắm, vẫn có bộ phận rất lớn ở đâu đó vẫn chơi đĩa vinyl thì bạn hiểu rồi đó
@DươngCa L.Au Biết thì phát biểu nha bạn. Đĩa CD vẫn là kỹ thuật số chứ chả có gì cao siêu cả. Nói "âm thanh kỹ thật số và âm thanh từ CD nó khác nhau lắm" chứng tỏ là hoàn toàn không biết tí gì. Còn đâu vinyl thì mới là analog. Con này là đầu CD thì nó cũng là đầu giải mã digital như bao con khác mà thôi. Mà ra mắt từ 19xx thì đến giờ những thứ như dải động, méo nhiễu các chỉ số chưa chắc còn phù hợp ở thời điểm hiện tại.
vhhai_c3
TÍCH CỰC
19 ngày
Lại nhớ đến con Orpheus huyền thoại của Sennheiser 😵😵
hungvp1987
ĐẠI BÀNG
19 ngày
Nghe thử Piano Nightly' mà đéo thẩm nổi dị vl 😆 Tai châu nên chịu
ông nào chơi dàn âm thanh này xong , rồi đem thêm cái dàn âm thanh TÀU lại nữa , bịt mắt lại mở nhạc cho nghe , chọn đúng hàng thật thì k nói , lỡ nghe hàng TÀU mà nói hàng sony thì chẳng biết giấu mặt vô đâu
Cười vô mặt
Bây giờ thì Sony bỏ bê mảng CD, SACD, Amply nghe nhạc cao cấp, tập trung vào công nghệ âm thanh all in one, Soundbar, loa kẹo kéo đèn lòe loẹt, có lẽ mảng audio ế ẩm dần chuyển sang loa di dộng, từ năm 2014 trở xuống thì hoành tráng, giờ thì thụt lùi so với thương hiệu cùng quê nhà, Denon, Marantz, Luxman, Yamaha, Teac, Esoteric, từ khi ra mắt loa bookshelf hi-end SA-Z1 năm 2019 đến giờ ko ra mắt thêm loa mới nào. SACD có chiếc SONY SCD-1 từ năm 2000 và năm 2006 model SONY SCD-DR1 sau đó mất tích. https://skyfiaudio.com/cdn/shop/products/sony-scd-1-sacdcd-player-es-series-complete-collectors-set-cd-digital-411.jpg?v=1673990146&width=2048
https://i.pinimg.com/originals/87/9b/c1/879bc15693a29fb639fd5b8ffd9cfe7e.jpg
Flagship đúng chất đại đế. Top 1 công nghệ và độ hiếm dành cho người may mắn.
haizzz ko biết sao nữa nhưng mấy cái đồ này ngày xưa đồ sony gần như the best cmnr
Mình tai trâu. Chỉ có thể phân biệt con tai có dây vài trăm với vài triệu con nào bị méo tiếng nhiễu tiếng. Chứ so con tai chục triệu với vài triệu thật sự không nghe ra con nào hơn con nào

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019