Huyết thanh bị đục sau ly tâm thường có nguyên nhân là do nồng độ chylomicron tăng rất cao trong máu. Chylomicron được tổng hợp bảo các tế bào nhung mao của ruột non (villus cells). Vai trò của Chylomicron là vận chuyển Triglycerides và cholesterol đến mô ngoại vi và gan. Kích thước của Chylomicron phụ thuộc nhiều vào lượng chất béo mà chúng vận chuyển. Chính vì vậy, sau bữa ăn nhiều chất béo thì các hạt chylomicron có kích thước rất lớn (đôi khi chúng lơ lửng trong huyết thanh mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường) và đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng “huyết thanh đục”, mà chúng ta hay gặp trong phòng xét nghiệm lâm sàng.
Trong thực tế lâm sàng, sau khi nhân được mẫu huyết thanh đục, lời khuyên tốt nhất cho các phòng xét nghiệm là trả lại mẫu bệnh phẩm và yêu cầu lấy mẫu lại sau 2-4 tiếng để có được kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên với các trường hợp cấp cứu, phòng xét nghiệm nên trao đổi với lâm sàng về hiện tượng huyết thanh đục nên các kết quả xét nghiệm chỉ mang ý nghĩa tham khảo và cần lấy máu lại sau 2-4h để có kết quả chính xác. Thông thường các phòng xét nghiệm nên cố gắng chạy với mẫu thô (chỉ ly tâm 5000 vòng/5 phút) không pha loãng đầu tiên. Sau đó pha loãng huyết thanh với tỉ lệ 1/5, 1/10 và chạy lại để so sánh. Có một số trường hợp bạn sẽ nhận được kết quả âm, hoặc máy báo không đủ bệnh phẩm, lý do ở đây là do máy đã hút phải các hạt chylomicron gây tắc kim hút, hoặc lượng bệnh phẩm hút được không đủ để chạy mẫu.
Đối với những xét nghiệm đặc biệt (mày điện giải đồ, lượng mẫu hút rất ít, và xét nghiệm dựa trên cơ chế điện cực chọn lọc) thì các hạt chylomicron nhỏ có thể gây tắc màng lọc hoặc kim hút. Lời khuyên cho các trường hợp này là nên rửa máy (máy nhỏ) và chạy lại bằng mẫu thô một lần nữa, hoặc chắt huyết thanh rồi ly tâm tốc độ cao (15000 vòng/phút) để kéo hết các hạt chylomicron xuống đáy của tube và chạy lại.
Trong thực tế lâm sàng, sau khi nhân được mẫu huyết thanh đục, lời khuyên tốt nhất cho các phòng xét nghiệm là trả lại mẫu bệnh phẩm và yêu cầu lấy mẫu lại sau 2-4 tiếng để có được kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên với các trường hợp cấp cứu, phòng xét nghiệm nên trao đổi với lâm sàng về hiện tượng huyết thanh đục nên các kết quả xét nghiệm chỉ mang ý nghĩa tham khảo và cần lấy máu lại sau 2-4h để có kết quả chính xác. Thông thường các phòng xét nghiệm nên cố gắng chạy với mẫu thô (chỉ ly tâm 5000 vòng/5 phút) không pha loãng đầu tiên. Sau đó pha loãng huyết thanh với tỉ lệ 1/5, 1/10 và chạy lại để so sánh. Có một số trường hợp bạn sẽ nhận được kết quả âm, hoặc máy báo không đủ bệnh phẩm, lý do ở đây là do máy đã hút phải các hạt chylomicron gây tắc kim hút, hoặc lượng bệnh phẩm hút được không đủ để chạy mẫu.
Đối với những xét nghiệm đặc biệt (mày điện giải đồ, lượng mẫu hút rất ít, và xét nghiệm dựa trên cơ chế điện cực chọn lọc) thì các hạt chylomicron nhỏ có thể gây tắc màng lọc hoặc kim hút. Lời khuyên cho các trường hợp này là nên rửa máy (máy nhỏ) và chạy lại bằng mẫu thô một lần nữa, hoặc chắt huyết thanh rồi ly tâm tốc độ cao (15000 vòng/phút) để kéo hết các hạt chylomicron xuống đáy của tube và chạy lại.