Ngày 14/7 vừa qua, các thẩm phán của Liên minh châu Âu tại Luxembourg đã ra phán quyết cho rằng, Đan Mạch đã vi phạm luật EU khi xuất khẩu phô mai Feta, vốn là thương hiệu được bảo vệ của Hy Lạp ra các nước bên ngoài khối. Phán quyết này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào Đan Mạch, nơi một số công ty đã sản xuất loại phô mai này suốt 60 năm qua.
Đã 20 năm kể từ khi phô mai Feta được công nhận là thương hiệu độc quyền được bảo hộ của Hy Lạp. Suốt thời gian đó, EU đã tuyên bố Feta không chỉ là một cái tên chung chung mà loại này phải được sản xuất ở một số vùng nhất định tại Hy Lạp theo cách truyền thống lâu đời. Động thái trên được nhiều người cho rằng sẽ giúp đảm bảo an ninh pháp lý giữa các quốc gia thành viên.
Trong khi người dân Hy Lạp rất đồng thuận với quyết định này, Copenhagen lại phản bác cho rằng lệnh cấm xuất khẩu tương đương với việc gây trở ngại cho thương mại. Năm 2019, tranh chấp càng trở nên trầm trọng hơn khi Đan Mạch vẫn cứ xuất khẩu phô mai Feta ra bên ngoài EU, dẫn đến việc uỷ ban quyết định đưa vụ việc lên toà án hàng đầu của khối châu Âu. Phải mất 3 năm kể từ đó, phán quyết hôm 14/7 mới được đưa ra.
Đã 20 năm kể từ khi phô mai Feta được công nhận là thương hiệu độc quyền được bảo hộ của Hy Lạp. Suốt thời gian đó, EU đã tuyên bố Feta không chỉ là một cái tên chung chung mà loại này phải được sản xuất ở một số vùng nhất định tại Hy Lạp theo cách truyền thống lâu đời. Động thái trên được nhiều người cho rằng sẽ giúp đảm bảo an ninh pháp lý giữa các quốc gia thành viên.
Trong khi người dân Hy Lạp rất đồng thuận với quyết định này, Copenhagen lại phản bác cho rằng lệnh cấm xuất khẩu tương đương với việc gây trở ngại cho thương mại. Năm 2019, tranh chấp càng trở nên trầm trọng hơn khi Đan Mạch vẫn cứ xuất khẩu phô mai Feta ra bên ngoài EU, dẫn đến việc uỷ ban quyết định đưa vụ việc lên toà án hàng đầu của khối châu Âu. Phải mất 3 năm kể từ đó, phán quyết hôm 14/7 mới được đưa ra.
“Feta đã được đăng ký như một sản phẩm được bảo hộ xuất xứ (PDO) vào năm 2002. Từ lúc đó, cái tên ”Feta" chỉ có thể được sử dụng cho loại phô mát có nguồn gốc từ một số khu vực địa lý cụ thể ở Hy Lạp và tuân thủ quy cách sản xuất nhất định."
Từ lâu, Hy Lạp đã đưa ra lập luận cho rằng họ có lịch sử lâu đời về loại phô mai này. Theo đó, Feta là loại phô mai trắng vụn, được làm từ hỗn hợp sữa cừu và sữa dê, được ghi nhận lần đầu tiên vào TK thứ 8 TCN, thâm chí còn được Homer đề cập đến trong sử thi Odyssey. Nhà triết học Aristotle được cho là rất thích thú với hương vị và kết cấu đặc biệt của món này.
Feta là một mặt hàng chủ lực của Hy Lạp thời cổ đại, một phần không thể thiếu của nền ẩm thực địa phương. Feta xuất hiện trong hầu hết các món ăn truyền thống của người Hy Lạp từ món salad truyền thống, cho đến làm nhân bánh ngọt, bánh nướng phô mai.
Ioannis Filokostas, chủ tịch hiệp hội các nhà hàng ở Thessaloniki, thủ đô phía bắc của Hy Lạp cho biết: “Hầu như rất ít khách đến đây mà không gọi món này. Logic của toà án châu Âu là hoàn toàn đúng. Lịch sử đã chứng minh rằng Feta rõ ràng là một sản phẩm của Hy Lạp, vậy tại sao Đan Mạch lại muốn cướp đi chúng?”
Theo số liệu từ hiệp hội các ngành công nghiệp sữa ở Hy Lạp, uớc tính cho thấy có khoảng 30.000 nông dân Hy Lạp sản xuất khoảng 130 tấn Feta mỗi năm. Christos Apostolopoulos, người đứng đầu Hiệp hội cho biết: “Những gì mà Đan Mạch đã và đang làm là một sự gian lận. Cách duy nhất để các công ty đó có thể tiếp tục bán sản phẩm nếu họ gọi nó là ”phô mai ngâm nước muối".
Quảng cáo
Người Đan Mạch bắt đầu tiếp thị loại phô mai của họ dưới cái tên Feta từ hồi 1963, sản xuất từ loại sữa bò tiệt trùng. Ở Hy Lạp, Feta được sản xuất từ sữa cừu chưa tiệt trùng hoặc hỗn hợp sữa cừu và sữa dê. Các hãng sữa Hy Lạp đã phát hiện ra phô mai Feta của Đan Mạch được bán đến tận nước Úc, nơi sinh sống của cộng đồng người Hy Lạp lớn. Ngoài ra, phô mát của họ đã đến được các thị trường khắp Trung Đông, Châu Phi và nhiều quốc gia khác.
Đây không phải là lần đầu tiên các quốc gia trong EU mâu thuẫn về thương hiệu xuất xứ của một sản phẩm nào đó. Hồi năm ngoái, Ý và Croatia cũng tranh cãi về việc nước nào được phép dùng tên gọi “prosecco” cho sản phẩm rượu vang sủi bọt.
Theo Guardian