Định viết bài này lâu rồi, nhưng bận quá, bây giờ có thời gian rảnh, em xin nêu ra vài lý do mà theo cá nhân em không nên dùng Viettel I-Mail. Những lý do cho cái tiêu đề của bài viết.
(1) Tính bảo mật: Trong quá trình đăng ký dịch vụ I-Mail, Viettel yêu cầu khách hàng cung cấp địa chỉ hộp mail và password. Mục đích là để Viettel check mail để nếu có mail mới thì thông báo cho khách hàng. Tuy nhiên điều quan trọng là chính sách bảo mật ra sao?, trách nhiệm hai bên ra sao?, quy trình quản lý những thông tin này ra sao? lại không thấy đề cập. Đối với doanh nhân - đối tượng chủ yếu mà dịch vụ này cung cấp liệu có cảm thấy an toàn và tin tưởng để có thể cung cấp cho "người khác" - tài khoản của mình chứa biết bao nhiêu thông tin bí mật, kinh doanh. Ai đảm bảo những thông tin này trong quá trình trung chuyển từ Server Mail của công ty đến Viettel rồi từ Viettel đến thiết bị đầu cuối của khách hàng đảm bảo tính bí mật, chưa nói đến tính toàn vẹn - thông tin không bị thay đổi.
(2) Tại sao lại phải cần có dịch vụ này ? Dịch vụ này phù hợp cho những loại máy điện thoại không có email client hoặc không cài đặt được trình email client. Đây là các loại điện thoại chủ yếu đời thấp. Còn các loại Smart Phone dùng hệ điều hành Symbian, Windows Mobile, hay BB đều có trình email client mặc định hoặc có thể cài thêm. Mà các doanh nhân, hay chi ít những người có nhu cầu check mail thời gian thực như thế này thì sẽ đều có khả năng sắm một chiếc smart phone. (giá con Nokia có email client thấp nhất mà em được biết là tầm 1tr5 - Nokia 2630). Khi đã có một chiếc điện thoại có email client, có GPRS tại sao họ lại phải dùng dịch vụ của Viettel để làm gì. Họ có thể cấu hình check mail trực tiếp đến Mail Server của họ thay vì phải đăng ký dịch vụ của Viettel.
(3) Thật sự là Push Mail? Có bác sẽ bảo rằng nhưng dịch vụ của Viettel là Push Mail. Nó sẽ nhanh hơn, tốt hơn so với cài đặt chế độ Pull Mail - dùng email client.(Các bác nào chưa hiểu rõ đọc bài của em "Hiểu cho đúng Pushmail" sẽ phân biệt được thế nào là Push mail và Pull Mail.)
(1) Tính bảo mật: Trong quá trình đăng ký dịch vụ I-Mail, Viettel yêu cầu khách hàng cung cấp địa chỉ hộp mail và password. Mục đích là để Viettel check mail để nếu có mail mới thì thông báo cho khách hàng. Tuy nhiên điều quan trọng là chính sách bảo mật ra sao?, trách nhiệm hai bên ra sao?, quy trình quản lý những thông tin này ra sao? lại không thấy đề cập. Đối với doanh nhân - đối tượng chủ yếu mà dịch vụ này cung cấp liệu có cảm thấy an toàn và tin tưởng để có thể cung cấp cho "người khác" - tài khoản của mình chứa biết bao nhiêu thông tin bí mật, kinh doanh. Ai đảm bảo những thông tin này trong quá trình trung chuyển từ Server Mail của công ty đến Viettel rồi từ Viettel đến thiết bị đầu cuối của khách hàng đảm bảo tính bí mật, chưa nói đến tính toàn vẹn - thông tin không bị thay đổi.
(2) Tại sao lại phải cần có dịch vụ này ? Dịch vụ này phù hợp cho những loại máy điện thoại không có email client hoặc không cài đặt được trình email client. Đây là các loại điện thoại chủ yếu đời thấp. Còn các loại Smart Phone dùng hệ điều hành Symbian, Windows Mobile, hay BB đều có trình email client mặc định hoặc có thể cài thêm. Mà các doanh nhân, hay chi ít những người có nhu cầu check mail thời gian thực như thế này thì sẽ đều có khả năng sắm một chiếc smart phone. (giá con Nokia có email client thấp nhất mà em được biết là tầm 1tr5 - Nokia 2630). Khi đã có một chiếc điện thoại có email client, có GPRS tại sao họ lại phải dùng dịch vụ của Viettel để làm gì. Họ có thể cấu hình check mail trực tiếp đến Mail Server của họ thay vì phải đăng ký dịch vụ của Viettel.
(3) Thật sự là Push Mail? Có bác sẽ bảo rằng nhưng dịch vụ của Viettel là Push Mail. Nó sẽ nhanh hơn, tốt hơn so với cài đặt chế độ Pull Mail - dùng email client.(Các bác nào chưa hiểu rõ đọc bài của em "Hiểu cho đúng Pushmail" sẽ phân biệt được thế nào là Push mail và Pull Mail.)
Điều các bác nói là đúng, dịch vụ của Viettel là Push ... nhưng không phải là push mail mà chỉ là push notify 😃 nghĩa là chỉ là push cái thông báo có mail mới đến thiết bị di động của các bác. Còn việc check mail tài khoản của các bác, Viettel cũng phải định kỳ kết nối đến Server Mail của các bác. Nghĩa là giữa Viettel và Server Mail thực hiện chế độ Pull Mail, giữa Viettel và thiết bị di động thực hiện chế độ Push Notify 😃
Vậy lúc này Viettel có khác gì cái chương trình email client trên máy các bác đâu 😃 Trình email client trên thiết bị di động nếu cấu hình thì cũng định kỳ check mail, nếu có mail mới sẽ notify ra màn hình. ;-) và các bác sẽ đọc trực tiếp mail, thay vì phải kết nối đến đâu đấy đọc mail.
Đường đi của Mail sẽ là từ Server Mail đến ngay thiết bị di động, thay vì phải đi vòng qua Viettel rồi mới đến thiết bị di động.
(4) Giá thành dịch vụ.
- 15K thuê báo
- 300 - 500 đ/ 1 email gửi đi cho một người. Một email gửi đến N người thì nhân N lần lên. (N cũng chỉ giới hạn cho mỗi lần gửi là 10)
- Mặc định chỉ nhận được tối đa 30 email một ngày
Như vậy vừa đắt (chỉ trừ trường hợp bác không gửi email, nhưng trường hợp này ít, bác nhận email thông thường sẽ có nhu cầu trả lời email), quá bất tiện. Tại sao không check mail bằng email client có sẵn. Vừa tiết kiệm hơn và không
ví dụ: 1 ngày bác gửi khoảng 20 email, mỗi email chỉ cho một địa chỉ mail. thì bác đã mất 10k, một tháng bác mất 300k, chi phí thêm 15k là 315k - nếu dùng dịch vụ GPRS trọn gói của Viettel cũng chỉ khoảng 200k. Mà dịch vụ GPRS trọn gói của Viettel là đắt nhất - Vina và Mobi có 120k.
Với 4 điểm chính yêu ở trên, em nghĩ đây là một dịch vụ sẽ không phát triển mạnh được - nếu đối tượng sử dụng có kiến thức một chút sẽ nhận thấy không nên sử dụng dịch vụ này. Viettel cũng khá nhanh nhẹn khi chịu khó phát triển những dịch vụ mới, nhưng có lẽ đây sẽ là một dịch vụ không thành công của Viettel.