TTBC2024

TTBC2024


In 3D bằng drone, ứng dụng in nhà, công trình ở các vùng địa hình hiểm trở

Nhà Của Cáo
26/9/2022 4:5Phản hồi: 9
In 3D bằng drone, ứng dụng in nhà, công trình ở các vùng địa hình hiểm trở
Các nhà nghiên cứu vừa trình diễn nhiều chiếc drone được lập trình để in 3D trên không trung, hứa hẹn in nhà và khắc phục các thảm hoạ thiên nhiên ở các nơi địa hình hiểm trở không lắp máy in 3D như truyền thống được.



Các nhà khoa học và kỹ sư đã lấy cảm hứng từ các chú ong, và cách nó xây tổ, bay trên không, nhả vật liệu còn ướt, và khi khô nó sẽ thành một cấu trúc vững chắc.

drone-in-3d-3.jpg
Công nghệ này đã in ra được các mô hình cao hơn 2m.

Nói đơn giản thì drone cũng tựa như những chú ong, scan, lấy vật liệu và in, lặp đi lặp tại quá trình này, trong thực tế thì nó phức tạp hơn.

drone-in-3d-2.jpg
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London đã hình dung ra một tương lai, nơi con người có thể sử dụng drone để sửa chữa các toà nhà, hoặc xây mới ở các nơi có điều kiện địa hình hiểm trở.

Việc sử dụng drone để in 3D là một thách thức cực kì lớn, một trong các trở ngại lớn nhất là độ chính xác, mới đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc đang in.

Để máy bay không người lái ở đúng vị trí trên không cực kì khó, đặc biệt là ở điều kiện ngoài tự nhiên, có thêm gió và nhiều trở ngại khác.

Các nhà khoa học đã cải tiến một chút, bằng cách lắp đặt một hệ thống đầu phun có thể điều chỉnh vị trí, giúp bù trừ và cân bằng sai số vị trí của drone khi bay.

Vấn đề trọng lượng


drone-in-3d-4.jpg
In 3D mất khá nhiều thời gian, tốc độ in phải chậm, đảm bảo độ chính xác và cần đợi cho vật liệu khô lại. Vì vậy drone phải vừa bay được lâu mà phải vừa tải được nhiều vật liệu để tối ưu hoá thời gian in và thời gian thay pin.

Pin đã là một vấn đề, vật liệu in còn là một vấn đề khác nữa, thậm chí các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Robot trên không tại Đại học Hoàng gia London đã tạo ra một vật liệu mới giống xi măng được in khi còn mềm và sau đó cứng lại nhưng có trọng lượng nhẹ hơn.

Quảng cáo



Giảm trọng lượng

Trong video trên, máy bay không người lái sử dụng bọt nở ra để chế tạo, điều này khó có thể đoán trước được nhưng vật liệu rất nhẹ, điều này cực kỳ quan trọng.
Máy bay không người lái cần phải nhẹ nhất có thể để tiết kiệm năng lượng, như những người sử dụng máy bay không người lái biết, vì thế pin là một vấn đề.

Mirko Kovac - giám đốc của dự án cho biết, phương pháp này có thể được sử dụng để xây nhà ở những nơi xa xôi như Bắc Cực, hoặc thậm chí là sao Hoả. Công nghệ này cũng có thể sử dụng để sửa chữa mặt tiền của các công trình, hoặc đường ống mà không cần sử dụng giàn giáo.

Theo: Petapixel.com
9 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

VN mình kém thôi chứ nước ngoài ngta in 3D nhà ở mấy chục tầng phà phà !
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 có in thử nghiệm nhà cấp 4 thôi bác đâu ra mà mấy chục tầng phà phà, mấy chục tầng là nhà gỗ 100% hoặc nhà lắp ghép, nhanh nhất là toàn nhà 10 tầng hoàn thiện nội thất vào ở ngay dc ráp trong 24 tiếng chưa tính công đoạn làm nền.
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 3D Printing House to nhất mới có nhà 3 tầng thôi ông. Thứ 2 nhược điểm lớn nhất của các máy in 3D là chỉ in được 1 loại vật liệu 1 thời điểm, nên cái nhà nó in ra chỉ là raw house (nhà thô chưa hoàn thiện). Muốn sống đươc trong đó vẫn cần có công nhân lắp đặt điện nước, cửa sổ, cửa đi. Hiện tại 3D Printing chỉ có ưu điểm là hình dáng vật thể được in, tiết kiệm thời gian, vật liệu và giảm waste material do bớt được bước formwork (cốp pha)
Đỉnh cao của công nghệ in 3D
hay nhỉ
Mình thấy mấy con drone này chỉ cần giúp được khoản cẩu đồ và phối hợp với các cánh tay robot in 3D đã có thể giúp xây nhanh lắm rồi.
y chang con ong tò vò xây tổ
khoai phết. vì phải có khoang trữ vật liệu in như vậy drone nặng và ko bay đc
Tương lai cu li chắc mệt, không còn việc làm quá

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019