Infographic: Mức chi tiêu quốc phòng của các quốc gia NATO
Bức hình này cho thấy mức mà các thành viên NATO chi cho ngân sách quốc phòng dựa theo GDP. Ngoài ra, theo thống kê thì Mỹ là nước có số tiền chi tiêu khổng lồ nhất lên tới 967 tỉ đô la, chiếm khoảng 3.4% GPD. Trong khi các nước khác, như Pháp chỉ có khoảng 64.3 tỉ, Anh là 82.1 tỉ và Đức là 97.7 tỉ, chiếm vừa đúng 2% GDP. Đây là ba quốc gia có chi tiêu lớn nhất sau Mỹ nhưng con số này chưa bằng được 1/10 phần tiền từ Mỹ.
Chính điều này đã khiến Donald Trump đã thúc giục các quốc gia NATO tăng chi tiêu quốc phòng vì ông cho rằng nhiều đồng minh NATO không đóng góp đủ cho việc tự bảo vệ mình, khiến Hoa Kỳ phải gánh vác một phần không cân xứng. Hiện tại, các quốc gia NATO đã đồng ý chi ít nhất 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mình cho quốc phòng. Mục tiêu này được đưa ra vào năm 2014 như một hướng dẫn để đảm bảo tất cả thành viên đóng góp đầy đủ cho an ninh tập thể. Tính đến năm 2024, hầu hết các thành viên NATO đã đạt hoặc vượt qua mục tiêu này, với 23 trong số 32 thành viên đạt được cột mốc. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn chưa đạt được con số này, qua đó tạo ra sự chênh lệch lớn trong việc đóng góp chung. Tuy Anh, Pháp Đức đóng góp số tiền lớn nhất nhưng nếu tính theo tỉ lệ GPD thì Ba Lan là quốc gia đứng đầu khi chi hơn 4% GPD cho quốc phòng để đối phó với mối đe dọa từ sự xâm lược của Nga ở Ukraine.
Với tình hình này, tổng thống Donald Trump đã đề xuất rằng các thành viên NATO chi tiêu 5% GDP của họ cho quốc phòng, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu hiện tại. Tuy nhiên, yêu cầu này đã gây ra tranh cãi rất lớn vì hiện tại không có quốc gia NATO nào ngoài Ba Lan đạt gần con số này. Nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu dã gọi mục tiêu này là phi thực tế do hạn chế kinh tế như nợ công, cam kết phúc lợi xã hội và bất ổn chính trị.
Với góc nhìn của tổng thống Donald Trump, việc chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng là việc cần thiết để đối phó với các mối đe dọa như Nga và đảm bảo NATO sẵn sàng đối mặt với những thách thức hiện đại. Ngoài ra, ông cũng coi đây là vấn đề công bằng, cho rằng các quốc gia châu Âu nên chịu trách nhiệm nhiều hơn về an ninh của chính mình thay vì dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.