Cần sa là một loại thuốc thần kinh từ cây Cannabis được sử dụng cho mục đích y tế hoặc giải trí. Chất kích thích thần kinh chính của cần sa là tetrahydrocannabinol (THC). Cần sa có thể được sử dụng bằng cách hút thuốc, hít hơi, trộn vào trong thực phẩm hoặc như một chất chiết xuất.
Cần sa tạo tác động về tinh thần và thể chất, chẳng hạn như tạo cảm giác "phê" hoặc "bay bổng", thay đổi chung về nhận thức, tâm trạng hào hứng và làm tăng sự thèm ăn. Khởi đầu của các hiệu ứng là trong vòng vài phút khi hút thuốc, và khoảng 30 đến 60 phút khi nấu chín và ăn. Các tác dụng này kéo dài từ hai đến sáu giờ.
Tác dụng phụ ngắn hạn có thể bao gồm giảm trí nhớ ngắn hạn, khô miệng, kỹ năng vận động bị suy giảm, mắt đỏ và cảm giác hoang tưởng hoặc lo lắng. Tác dụng phụ lâu dài có thể bao gồm gây nghiện, giảm khả năng tâm thần ở những người bắt đầu hút từ tuổi thanh thiếu niên, và các vấn đề hành vi ở trẻ em có mẹ sử dụng cần sa trong khi mang thai. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng cần sa và nguy cơ rối loạn tâm thần, mặc dù việc này còn đang gây tranh cãi.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, nếu như được sử dụng đúng cách, cần sa được xem là một loại dược liệu chữa bệnh với nhiều lợi ích tích cực. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Zambia, Hoa Kỳ, Canada và Nigeria đã hợp pháp hóa trồng cần sa vì cho rằng chúng có thể thay thế thuốc là, rượu bia và các chất ma túy khác nhưng lại dễ kiểm soát hơn. Tuy vậy, việc lợi ích và tác hại cũng như có nên hợp pháp cần sa không vẫn còn là điều tranh cãi. Riêng Việt Nam, vì cần sa là chất kích thích nguy hiểm nên việc trồng, mua bán, tàn trữ và sử dụng cần sa được xem là phạm pháp và bị nghiêm cấm.
Nguồn: loudcloudhealth
Cần sa tạo tác động về tinh thần và thể chất, chẳng hạn như tạo cảm giác "phê" hoặc "bay bổng", thay đổi chung về nhận thức, tâm trạng hào hứng và làm tăng sự thèm ăn. Khởi đầu của các hiệu ứng là trong vòng vài phút khi hút thuốc, và khoảng 30 đến 60 phút khi nấu chín và ăn. Các tác dụng này kéo dài từ hai đến sáu giờ.
Tác dụng phụ ngắn hạn có thể bao gồm giảm trí nhớ ngắn hạn, khô miệng, kỹ năng vận động bị suy giảm, mắt đỏ và cảm giác hoang tưởng hoặc lo lắng. Tác dụng phụ lâu dài có thể bao gồm gây nghiện, giảm khả năng tâm thần ở những người bắt đầu hút từ tuổi thanh thiếu niên, và các vấn đề hành vi ở trẻ em có mẹ sử dụng cần sa trong khi mang thai. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng cần sa và nguy cơ rối loạn tâm thần, mặc dù việc này còn đang gây tranh cãi.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, nếu như được sử dụng đúng cách, cần sa được xem là một loại dược liệu chữa bệnh với nhiều lợi ích tích cực. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Zambia, Hoa Kỳ, Canada và Nigeria đã hợp pháp hóa trồng cần sa vì cho rằng chúng có thể thay thế thuốc là, rượu bia và các chất ma túy khác nhưng lại dễ kiểm soát hơn. Tuy vậy, việc lợi ích và tác hại cũng như có nên hợp pháp cần sa không vẫn còn là điều tranh cãi. Riêng Việt Nam, vì cần sa là chất kích thích nguy hiểm nên việc trồng, mua bán, tàn trữ và sử dụng cần sa được xem là phạm pháp và bị nghiêm cấm.
Nguồn: loudcloudhealth