Trên thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người theo nghĩa đen, mà cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” hay được các phương tiện truyền thông sử dụng để đề cập đến các vi khuẩn gây hiện tượng viêm mô hoại từ hay viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis - NF).
Viêm mô hoại từ hay viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn hay gây viêm mô hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal - GABHS). Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác gây viêm mô hoại tử, chẳng hạn như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,...), E. coli, Aeromonas hydrophila,...
Các vi khuẩn gây bệnh viêm mô hoại tử có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương phẫu thuật, vết bỏng, vết cắt và trầy xước nhỏ hoặc cơ quan nội tạng bị thủng (đặc biệt nếu xảy ra ở ruột kết, trực tràng hoặc hậu môn) nơi có thể tìm thấy khá nhiều loại vi khuẩn "ăn thịt". Ngay cả những vết cắn của côn trùng cũng có thể là con đường xâm nhập của những chủng vi khuẩn “ăn thịt” nguy hiểm này. Khi gặp phải trường hợp viêm mô hoại tử sẽ cần được điều trị nhanh chóng bao gồm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng da, phẫu thuật và đôi khi thậm chí phải cắt bỏ bộ phận cơ thể bị nhiễm trùng.
Nguồn: nyrequirements
Viêm mô hoại từ hay viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn hay gây viêm mô hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal - GABHS). Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác gây viêm mô hoại tử, chẳng hạn như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,...), E. coli, Aeromonas hydrophila,...
Các vi khuẩn gây bệnh viêm mô hoại tử có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương phẫu thuật, vết bỏng, vết cắt và trầy xước nhỏ hoặc cơ quan nội tạng bị thủng (đặc biệt nếu xảy ra ở ruột kết, trực tràng hoặc hậu môn) nơi có thể tìm thấy khá nhiều loại vi khuẩn "ăn thịt". Ngay cả những vết cắn của côn trùng cũng có thể là con đường xâm nhập của những chủng vi khuẩn “ăn thịt” nguy hiểm này. Khi gặp phải trường hợp viêm mô hoại tử sẽ cần được điều trị nhanh chóng bao gồm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng da, phẫu thuật và đôi khi thậm chí phải cắt bỏ bộ phận cơ thể bị nhiễm trùng.
Nguồn: nyrequirements