Intel Core Ultra 200S “Arrow Lake-S” ra mắt, mát và tiết kiệm điện hơn Core 14th

Lư Thế Nghĩa
11/10/2024 4:32Phản hồi: 145
Intel Core Ultra 200S “Arrow Lake-S” ra mắt, mát và tiết kiệm điện hơn Core 14th
Như vậy là dòng sản phẩm mới nhất đánh dấu sự trở lại mặt trận desktop của Intel cũng đã ra mắt. Arrow Lake (ARL) hay đúng hơn là Arrow Lake-S là điểm nhấn của ngày hôm nay (vẫn có một phiên bản ARL khác nhưng nó dành cho laptop và được ra mắt trong đầu năm tới). Nói vậy không có nghĩa bao lâu nay Intel không bán chip desktop. Nhưng quả thực với những gì đang diễn ra ở 2 thế hệ Core đời 13 & 14 (Raptor Lake - RTL), công ty này đang ở một vị trí rất "không ổn". RTL quả thực không cạnh tranh được với các đại diện Ryzen 7000 (Zen 4) chứ đừng nói tới Ryzen 9000 (Zen 5). Vì thế hơn lúc nào hết, Intel cần một sản phẩm "mới" đúng nghĩa. Và đó chính là ARL.

Tiết kiệm điện là trên hết




"Nhớ lại năm xưa", khi Intel vẫn còn dẫn đầu về công nghệ bán dẫn (14 nm trở về trước), các con chip Core của công ty này vẫn có tiếng là mát mẻ và tiết kiệm điện hơn sản phẩm (cùng thời) của AMD. Nhưng tới khi việc chuyển sang 10 nm gặp trục trặc (như đã từng phân tích), thì drama 14+++ nm kéo dài nhiều năm liền và khái niệm "mát mẻ, tiết kiệm điện" không còn đúng với công ty này nữa.

Intel Core Ultra 200S 02.jpg
Arrow Lake sử dụng thiết kế chiplet do TSMC gia công, đóng gói bằng công nghệ Foveros


Đặc biệt khi AMD đã chuyển hẳn sang thuê TSMC gia công chip (lúc này đã vượt qua Intel) thì gió đã đổi chiều. Cả Ryzen lẫn EPYC cùng mát vẻ và tốn ít điện hơn các đối thủ Core hoặc Xeon. Intel thực sự trượt dài khi công nghệ bán dẫn nay chậm chạp hơn đối thủ. Công ty này nhận ra mình đang đứng ở vị trí của AMD nhiều năm trước (tiến trình bán dẫn luôn ở hạng 2). Ban lãnh đạo Intel lúc này do Pat Gelsinger đứng đầu buộc phải chấp nhận sự thật cay đắng rằng "mèo trắng mèo đen không quan trọng, vấn đề là phải bắt được chuột".

Vậy là việc thuê TSMC bắt đầu diễn ra cùng lúc với áp dụng triết lý chiplet vào thiết kế chip (Intel gọi là tile). Tất cả bắt đầu với Meteor Lake (MTL) ra mắt vào cuối năm ngoái. Kế đó chúng ta có Lunar Lake (LNL) và nay là ARL.

Nhưng bạn cần chú ý MTL và LNL là các thiết kế di động. Chúng tập trung vào tiết kiệm điện tuyệt đối nên hiệu năng tổng thể không cao. Có nghĩa trên thực tế Intel vẫn bỏ ngỏ mặt trận desktop trong suốt thời gian qua, "chống đỡ" AMD một cách vất vả bằng đám chip RTL vừa nóng vừa ngốn điện mà còn bị scandal crash hệ thống hàng loạt. Nói cách khác, Intel rất "muối mặt" trên mảng desktop suốt thời kỳ này.

Intel Core Ultra 200S 03.jpg
Điều quan trọng nhất ở ARL là tiết kiệm điện

Và giờ với ARL, công ty này kỳ vọng sẽ "gỡ gạc" được phần nào tiếng xấu trên desktop PC. Trên thực tế, phần lớn slide giới thiệu ARL chỉ nhấn mạnh 2 từ "mát mẻ hơn", "tốn ít điện hơn".

Tên gọi mới Core Ultra 200S


Thường mình sẽ không nói nhiều tới tên gọi. Vì bao lâu nay các sản phẩm PC có đặc trưng tên thế hệ sau sẽ nối tiếp thế hệ trước, chẳng qua là đổi con số. Căn cứ vào đó nếu bạn không thực sự theo dõi công nghệ thì trên lý thuyết, sau Core đời 14 sẽ là đời 15, hợp lý chứ? Nhưng không, ARL-S sẽ có tên thương mại Core Ultra 200S, hoàn toàn "chia tình cắt nghĩa" với RTL lẫn các dòng Core desktop trước đó.

Intel Core Ultra 200S 04.jpg

Quảng cáo


Thực tế không có mẫu chip desktop Intel nào cùng thế hệ với Meteor Lake

'Sóng ngầm' ở Intel - GPU Ponte Vecchio bị 'kết án tử', dồn lực cho Falcon Shores

Dường như mọi di sản của Raja Koduri đều đang bị CEO Intel đương nhiệm "tẩy trắng". Giờ này năm ngoái, một nhân vật nổi tiếng từng làm việc cho cả ATI, AMD và Apple dọn dẹp nơi làm việc của mình tại Intel và khăn gói ra đi "khởi nghiệp" một...
tinhte.vn


Một nguyên nhân có thể giải thích là do Pat Gelsinger muốn "đánh dấu triều đại mới" bằng tên gọi mới. Việc này tương tự như khi Lisa Su về cầm trịch AMD đã từ bỏ thương hiệu Phenom lẫn Opteron tồn tại rất lâu trước đó, đổi bằng Ryzen và EPYC quen thuộc trong hôm nay. Loạt tên gọi mới này của Intel bắt đầu từ MTL với series Core Ultra 100. Sau đó là Core Ultra 200 của LNL.

Như vậy theo logic, ARL-S sẽ được gọi là Core Ultra 100S mới phải chứ? Chúng ta đã có con chip desktop Core Ultra 100 nào đâu?

Có lẽ đã, đang và sẽ không bao giờ có Core Ultra 100S (ít nhất theo tài liệu hiện có từ Intel). Nguyên nhân kế đến chính là việc mình đã nêu ở trên - mặt trận desktop của Intel suốt mấy năm qua chỉ là "thoi thóp chống đỡ" vì RTL được dùng lại tới 2 đời (Alder Lake và Rocket Lake chỉ tồn tại 1 đời). Core đời 14 chỉ đơn giản là bản ép xung từ đời 13 và được gắn mác mới để cho chúng ta thấy Intel vẫn bán chip desktop, chứ nó không có gì hơn đời trước đó cả.

Intel Core Ultra 200S 05.jpg
Sang năm Intel sẽ ra mắt tiếp ARL-HX dành cho laptop cao cấp

Quảng cáo



Quay lại ARL-S, ngay trong tài liệu của Intel cũng thể hiện nó đứng cùng thế hệ với LNL. Còn MTL hoàn toàn không có đại diện desktop tương ứng, một chỉ dấu cho thấy công ty này hoàn toàn không có ý định sản xuất chip desktop mới trong cùng thời kỳ MTL (thực tế có thể đã có nhưng rồi bị huỷ bỏ). Và nay chúng ta có Core Ultra 200S thay vì 100S.

Ngoài ra, Intel cũng đề cập tới 2 cái tên Core Ultra 200V (LNL) và 200HX (ARL-HX). Nhưng chúng xuất hiện ở dịp khác nên chúng ta chỉ tập trung vào 200S ở bài này.

Mát mẻ hơn nhưng chơi game không hơn


Trong giới công nghệ có một điểm gần như "đương nhiên" là sản phẩm thế hệ sau thường sẽ phải tốt hơn thế hệ trước, phần lớn nằm ở hiệu năng khi nói tới chip xử lý. Song có vẻ điều này không đúng khi nói về năng lực chơi game của ARL-S. Mặc dù sử dụng nhân P Lion Cove và nhân E Skymont cùng mới hơn và có nhiều cải tiến kiến trúc hơn nhân P Raptor Cove và nhân E Gracemont trên Core đời 13/14, nhưng Intel cho biết Core Ultra 200S chỉ chơi game ngang ngửa… thế hệ cũ!

Intel Core Ultra 200S 06.jpg
Hiệu năng chơi game của ARL chỉ ngang với RTL

Có điều nói chơi game chỉ là một mặt của câu chuyện. Mặt còn lại là mức tiêu thụ điện (lẫn nhiệt độ). Trong các model Ultra 200S ra mắt hôm nay, mẫu cao nhất là Ultra 9 285K có xung boost tối đa chỉ 5.7 GHz, thấp hơn 300 MHz so với Core i9 14900K. Và dù cả 2 model cùng có TDP gốc/tối đa 125/250 W, song theo dữ liệu của Intel, trong cùng điều kiện chơi game (cùng mức FPS), Ultra 9 285K trung bình tiêu thụ ít hơn i9 14900K tới 73 W! Chiếu theo quy tắc vật lý, đốt ít điện hơn đồng nghĩa công suất toả nhiệt sẽ thấp hơn, Ultra 9 285K mát hơn i9 14900K trung bình tới 13 độ C!

Như vậy nếu nói theo chiều ngược lại, nếu ARL-S đốt điện ngang với RTL, trên lý thuyết hiệu năng nó sẽ cao hơn. Song việc ép xung RTL tới 6 GHz trên thực tế là một bước đi "tuyệt vọng" đối với mình. Đồng ý là nó cho hiệu năng chơi game cao hơn Ryzen thật, nhưng cái giá phải trả là quá đắt. Thực tế các kênh công nghệ đều không xem cách làm này là hướng đi đúng đắn về lâu dài. Vì nếu tới 6 GHz mà vẫn thua sản phẩm thế hệ sau của đối thủ thì anh sẽ đối phó thế nào đây?



Intel Core Ultra 200S 07.jpg
Intel Core Ultra 200S 08.jpg
Intel Core Ultra 200S 09.jpg
Intel Core Ultra 200S 10.jpg
Nhưng tiết kiệm điện và mát mẻ hơn mới là điều Intel mong muốn

Vì thế, tuy Intel có thể ép xung ARL-S lên ngang RTL và "an toàn" với ngôi vị "chip chơi game mạnh nhất hành tinh" (như đã từng làm với i9 14900K). Nhưng lần này, họ chọn cách "thân thiện hơn" với môi trường và cũng thực tế hơn - chơi game ngang thế hệ cũ nhưng mát mẻ và dễ chịu hơn.

Intel Core Ultra 200S 11.jpg
ARL không trội hơn Ryzen 9000 ở chơi game

Ngoài ra có thể bổ sung thêm rằng để một con chip vận hành ở xung thấp hơn sẽ ổn định hơn về mặt lâu dài. Trên thực tế sự cố crash chip đang làm "xấu mặt" công ty này trên khắp hành tinh vẫn chưa ra được nguyên nhân chính xác. Nhưng vắt kiệt chúng tới từng MHz để có hiệu năng cao hơn hoàn toàn có thể góp phần làm mất ổn định hệ thống. Dù sao thì bao lâu nay, ép xung là việc mà cả Intel lẫn AMD đều không khuyến khích người dùng thực hiện.

Dấu hỏi về sức mạnh đa luồng


Intel từng rất tự hào với tính năng Hyper-Threading (hoặc SMT theo thuật ngữ chung), quảng bá rất nhiều tới mức phần đông người dùng cho rằng một con chip sẽ là "thiếu sót" nếu không có tính năng này (sản phẩm của AMD trước thời Ryzen). Tuy vậy, SMT lại bị chính Intel bỏ đi bắt đầu từ LNL. Tới lượt ARL, chúng cũng không có SMT. Bạn có bao nhiêu nhân thì tương đương có thể xử lý được bấy nhiêu luồng. Ví dụ Ultra 9 285K có 24 nhân (8P + 16E) thì chạy được 24 luồng. Trong khi Ryzen 9 9950X có 16 nhân nhưng xử lý được 32 luồng.

8415029-Intel-Lion-Cove-SMT-OFF.jpg
Bỏ SMT giúp tiết kiệm bớt chi phí silicon để sản xuất chip

Nói về vấn đề bỏ SMT, từ LNL Intel đã cho biết với cùng 1 nhân P thông thường, nếu hỗ trợ SMT thì hiệu năng có thể tăng thêm 15% với cùng lượng silicon bỏ ra. Nhưng nếu được tối ưu chỉ xử lý 1 luồng thì diện tích silicon giảm được tới 10%. Có nghĩa việc hỗ trợ SMT hay không thuần tuý là bài toán chi phí vs. lợi ích giữa số silicon cần bỏ ra. Và Intel chọn cách tiết kiệm silicon hơn là hiệu năng. Lựa chọn này có thể hiểu được khi Intel nhồi nhét khá nhiều chức năng lên một con chip. Chúng ta vừa có die compute (gồm 24 nhân CPU), die GPU, die SoC (kèm NPU) lẫn die I/O và die filler (không có công dụng gì ngoài việc làm "căng tràn bờ môi"). Nói chung của cải có hạn, cần tiết kiệm triệt để.

Thế nên, tuy có cùng số nhân như i9 14900K, nhưng số luồng Ultra 9 285K có thể chạy được thấp hơn đáng kể (24 vs. 32 luồng). Và đáng nói hơn đa số các con số hiệu năng mà Intel thể hiện chủ yếu loanh quanh với các tựa game, hầu như ít nhắc tới các ứng dụng khác (nếu có chủ yếu dính tới AI). Trong đó nhiều con số có được khi áp dụng Intel APO (Application Performance Optimization), có nghĩa nó không phản ánh điều kiện sử dụng thực tế của người dùng.

Intel Core Ultra 200S 12.jpg
Intel Core Ultra 200S 13.jpg
Intel khẳng định hiệu năng đa luồng tốt hơn cả đối thủ và thế hệ trước

Ngoài ra, tuy không cùng thiết kế song phần CPU của LNL và ARL tương tự nhau (cùng Lion Cove và Skymont), chúng ta có thể dựa vô bản laptop để "đoán mò" ít nhiều bản desktop. Các review của LNL cho thấy sức mạnh đơn nhân Lion Cove quả thật có cải thiện đáng kể so với MTL (Redwood Cove), nhưng khi chạy đa luồng thì mọi thứ rất khác. 8 nhân LNL (4P + 4E) thực sự "còi cọc" trước các con chip 10 nhân, 12 nhân của đối thủ (AMD, Qualcomm).

Dù thế, Intel vẫn khẳng định hiệu năng đơn luồng & đa luồng của ARL-S cao hơn thế hệ trước (RTL) và cũng nhỉnh hơn Ryzen 9000 của AMD. Thậm chí đa luồng trội hơn hẳn. Thông tin này thực sự cần phải chờ các review chính thức mới có thể kết luận được. Một vài benchmark rò rỉ thể hiện Ultra 9 285K kém xa ở kết quả đa luồng.

NPU và GPU của Meteor Lake


Thiết kế chiplet có một đặc trưng rất thú vị. Bạn có thể chơi xếp hình LEGO với chúng. AMD đã làm chủ vấn đề này còn Intel đang bắt đầu thử nghiệm "khắc nhập khắc xuất". Với ARL, nó dường như là sự pha trộn giữa MTL lẫn LNL. Nếu như die compute là vay mượn từ LNL thì die GPU và phần NPU là kế thừa từ MTL.

Intel Core Ultra 200S 14.jpg
Intel-NPU-06 copy.jpg
GPU lẫn NPU của ARL đều thua kém LNL

Hoặc nếu nhìn theo cách khác, Intel thiết kế MTL lẫn ARL cùng lúc, rồi mới đến LNL nhận được những điều mới mẻ hơn (GPU xịn hơn, NPU thế hệ cao hơn, CPU cũng tốt hơn). Nhưng chủ điểm bạn cần nhớ là GPU lẫn NPU của ARL đều kém hơn LNL. Trong khi GPU LNL được gắn mác Xe2 với 8 nhân Xe thì GPU ARL chỉ là Xe gồm 4 nhân. LNL được trang bị NPU4 với sức mạnh 48 TOPS còn ARL chỉ được NPU3 ở mức 13 TOPS. Như vậy có nghĩa lứa ARL-S này hoàn toàn không thể đạt chuẩn Copilot+ PC do Microsoft đặt ra.

Song chúng ta có thể hiểu được sự "tụt lùi" này với 2 lý do sau. Thứ nhất, ARL-S được đặt trọng tâm để giành lại thị phần desktop cao cấp mà RTL đang "kiệt hơi" để chống đỡ Ryzen 9000. Như vậy phần lớn người mua ARL-S sẽ trang bị thêm card đồ hoạ rời chứ không chơi game bằng IGP (kể cả bên AMD cũng vậy). Nên Intel chỉ trang bị một GPU ở mức… đủ xài cho các công việc đơn giản. Kế nữa là sức mạnh AI của GPU rời hẳn nhiên cao hơn NPU tích hợp rất nhiều. Thực tế các chip Ryzen 9000 của AMD cũng không có NPU như dòng Ryzen AI dùng cho laptop.

Intel Core Ultra 200S 15.jpg
Nếu không có card rời, ARL-S không đủ sức đạt chuẩn Copilot+

Thứ hai, Intel lấy tiết kiệm điện làm trọng tâm chính khi thiết kế ARL. Từ đầu tới giờ hầu hết mọi đặc tính của ARL là tiết kiệm điện, mát mẻ. Do đó trang bị một GPU xịn, một NPU xịn (hơn MTL) nhưng rồi phải hạ xung nhịp xuống để ăn ít điện hơn thực sự không hữu dụng, mà còn tốn silicon sản xuất. Do đó tuy ARL-S sẽ kém hơn LNL ở khoản GPU và NPU, nhưng cần nhớ rằng những laptop xài LNL sẽ gần như không đi cùng GPU rời. Còn người dùng ARL-S hầu hết sẽ gắn thêm card rời nếu cần chơi game hay chạy AI.

Tối đa DDR5, chipset Z800 và socket mới


Trong khi CPU, GPU và NPU mang đến phần lớn sức mạnh cho con chip, thì những thành phần còn lại vẫn có vai trò đáng kể trong việc triển khai thực tế ngoài đời sống. Bạn sẽ cần đầu tư mainboard như nào, bộ nhớ RAM ra sao và các loại giao tiếp I/O có thể khai thác được là gì.

Intel Core Ultra 200S 18.jpg
Các loại bộ nhớ DDR5 được ARL-S hỗ trợ

Tới 2024 này, DDR5 gần như là tiêu chuẩn bộ nhớ mới. Nên việc Intel lẫn AMD chỉ hỗ trợ DDR5 trên các nền tảng desktop mới nhất cũng dễ hiểu. Kể từ bây giờ, DDR4 đã có thể xếp vào nhóm "bộ nhớ hạng 2" trên thị trường. Nhưng ngoài việc chỉ hỗ trợ DDR5 ra thì ARL-S có điểm trội hơn khác là băng thông tối đa lên tới 6400 MT/s (Ryzen 9000 chỉ tới 5600 MT/s). Ngoài ra, ARL-S hỗ trợ đa dạng chuẩn DDR5 hơn, gồm UDIMM (như AMD), CUDIMM, SODIMM và CSODIMM. Dĩ nhiên khác biệt này chỉ có ý nghĩa nếu bạn thật sự quan trọng vấn đề bộ nhớ. Còn không thì phần lớn kit nhớ DDR5 trên thị trường vẫn là UDIMM.

Nhưng việc chỉ hỗ trợ DDR5 cũng dẫn tới việc cần có socket mới (LGA 1851). Thực tế đặc điểm này giúp người dùng không bị nhầm lẫn khi cần sắm cả chip xử lý, mainboard và RAM. Với RTL, Intel hỗ trợ cả DDR4 lẫn DD5, do đây là giai đoạn "giao thời" giữa 2 loại bộ nhớ trên. Nhưng nếu bạn muốn nâng cấp lên ARL-S mà đặt trường hợp ARL-S xài chung socket LGA 1700 với RTL thì có rủi ro cắm nhầm vô mainboard dùng DDR4. Tất nhiên hệ thống sẽ không khởi động vì IMC của ARL-S không hỗ trợ chuẩn này nữa. Lý do này áp dụng tương tự cho socket AM4 (DDR4) và AM5 (DDR5) phía AMD. Khác socket chắc chắn sẽ khó nhầm lẫn bộ nhớ hơn dùng lại socket cũ.

Intel Core Ultra 200S 16.jpg
Intel Core Ultra 200S 17.jpg
20 lane PCIe 5.0 là cải tiến duy nhất so với chipset cũ

Tất nhiên bộ nhớ mới, socket mới sẽ đi cùng chipset I/O mới. So với nền tảng LGA 1700 (Z790) cũ, LGA 1851 (Z890) có tới 20 lane PCIe 5.0 (tăng từ 16 lane). Trong đó 16 lane sẽ dành riêng cho card đồ hoạ rời và 4 lane còn lại dùng cho ổ SSD NVMe (ở nền tảng cũ cũng là 4 lane nhưng chỉ đạt tốc độ 4.0). Phần còn lại của Z890 không khác thế hệ trước. Dù sao thì chipset là một trong các thành phần ít khi có thay đổi nên đây cũng là việc bình thường. Trước mắt trong lần ra mắt này, Intel chỉ công bố duy nhất phiên bản Z890 cao cấp nhất. Các model cấp thấp hơn dự kiến sang năm mới xuất hiện. Thế nên trước mắt ARL-S sẽ là nền tảng đắt tiền.

Danh sách model, giá và thời điểm bán


Những tin đồn về ARL-S gần đây tương đối chính xác. Lần ra mắt này Intel chỉ giới thiệu 5 model trong đó 2 model KF (không kèm GPU) có giá thấp hơn đại diện K cùng tên. Những ai thực sự không cần tới IGP của Intel có thể sắm các model KF để tiết kiệm một ít chi phí để sắm card rời. Do vậy nếu nhìn kiểu khác thì Intel chỉ ra 3 model ARL-S lần lượt gồm Ultra 9 285K, Ultra 7 265K và Ultra 5 245K. Trong đó khác biệt chính chủ yếu ở số nhân, xung nhịp, TDP và giá.

Intel Core Ultra 200S 20.jpg
Intel Core Ultra 200S 19.jpg
Giá và thông số kỹ thuật các model ARL-S

Về cơ bản số nhân các model ARL-S tương đương với Core đời 14 nhưng không có SMT. Giá bán cũng gần bằng phiên bản cũ tại thời điểm ra mắt với model cao cấp gần 600 USD (tại Mỹ), còn bản thấp nhất (KF) gần 300 USD. So với đối thủ, mức giá ARL-S có phần thấp hơn đôi chút, cho thấy Intel thực sự muốn giành lại chỗ đứng trên thị trường.

Nhưng tương tự Ryzen 9000 tại thời điểm ra mắt, Ultra Core 200S cũng sẽ chưa được bán ngay (bạn có thể đặt hàng trước nếu ở Mỹ). Dự kiến đến 24/10 tới các model này mới được bán hàng loạt. Lúc đó chúng ta mới được biết rõ ARL-S có sức mạnh thế nào và liệu nó có thực sự đủ hấp dẫn để lôi kéo người dùng khỏi nền tảng AM5 của đối thủ hay không.

Intel Core Ultra 200S 21.jpg
Gamer là đối tượng chính ngắm đến của ARL-S
145 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

sản xuất chỉ có suy thôi tèo ơi
qua đây học nhà em làm kinh tế này
thời cấm vận ta in tiền
hết cấm vận ta phân lô
biến từ hư vô thành hữu hình từ 0 thành có
đỉnh cao trí tuệ loài người
@tientran517 Chắc bị intel hành hạ, không bình thường
@tientran517 ba quơ ai cũng như bạn thì cơ bản là nhà nước nhàn 😆)
@violet2903 là sao
ai cũng +con như mày nhà nước mới nhàn chứ nhỉ
người cuộc sống lại thích nói ngược nói xuôi
@tientran517 nói tiếng Việt còn chưa rành mà hay đi đâm chọt quá, ở bên ráng đi làm nail kiếm tiền đi chứ ế khách quá nên đi cắn càng hả trời.
Intel chỉ làm ra những thứ Rác Rưởi thôi vậy hả Nghĩa 😆)) . Sao e-core thần thánh của Nghĩa ghê lắm mà Nghĩa . Tung hô e-core ghê gớm lắm mà 😃)))))
image.jpg
image.jpg
image.jpg
@Bố của con
gâu gâu nữa đi con 😃))))
@Bố của con Ủa vậy ra intel 15th làm gì vậy . Lừa thiên hạ nữa à 😃)))) cười ỉa cho mấy thằng cuồng nhồi sọ intel như m xài hả 🤣🤣🤣🤣
Intel vẫn sống rất khoẻ
Haiz , mảng desktop cần hiệu năng mạnh nhất , chơi game fps cao nhất , mà đi nhấn vô tiết kiệm điện , mát mẻ , AI ??? Kèo này ai độ nổi tèo =))))
@hoanglong0712 Thì đời sau phải nhiều core hơn đời trước để tăng hiệu năng. Mà giờ P-core hết nhét vô thêm được, nên phải đẻ ra cái E-core. Rồi từ đó mới ra cái win11, ra 1 mớ cái xàm để rồi rớt thê thảm đó!
@hoanglong0712 Đời trước nhồi điện cho cố vô để đua với amd nhiệt lên tới 100 độ, ăn hơn 300w nên đời này phải bớt lại chứ không đột tử hàng loạt như đời trước thì tiền đâu mà đền. Đợt này hiệu năng kém hơn so với đời trước nhưng ăn điện giảm 80w. Bên kia amd thì tăng 5% và giảm 100w điện. Kèo này khó cho tèo lại bán lỡ tiếp thôi
@lytieuchieu Giảm điện vì tắt cái HT đi chứ đâu, nên cũng chả biết có tk điện hơn đời cũ thật không =))
@cao1004 Theo mấy tin leak là có giảm. Tầm 60-80w nhưng mà vẫn ăn điện hơn amd. Hiệu năng thì ngang với tụi 14900ks thôi. Intel cứ thế này thì amd nó lại hút máu tiếp. Bên server mấy con intel vừa mới ra được 15 ngày thì amd nó ra dòng epic mới đấm cho sml luôn.
Arrow Lake, Metero lake, Core Ultra, Core Ultra 200s, Arrow Lake S, Core Ultra V…. Chỉ trong vòng 2 năm mà intel nó đẻ ra biết bao nhiêu cái tên, giờ không xài Intel nữa nên chẳng tìm hiểu luôn.
@Nguyễn chí Danh01 mấy thg tèo em kêu bọn nó mua ultra core 200 review cho anh em xem mà ko thấy đâu luôn, giờ mua có khi lỗi thứ khác =)))

snap, amd cho lành =))))
@GLES Ăn cú lừa vĩ đại của intel dành cho bọn đấy chưa tởn nên chưa thấy sợ nên vẫn cắm đầu vào intel 😆)))
image.jpg
image.jpg
@der_titan Ko có bảng gia phả từng gen, lap & desk khó theo dõi
@der_titan Giờ mà em nào sinh viên kêu gia đình mua laptop chắc cũng bí không biết lựa con nào
Gớm thật ultra 9 đắt hơn ultra 7 $200 bởi vì có thêm 4 nhân yếu điện.
@tranquan1988 200$ cho 4 cái E core thì đúng là hơi quá đáng.
Cơ mà E core của Intel giờ cũng khá ngon, nếu xung nhịp như P core thì nó cũng không khác P core đâu. Có lẽ vài đời nữa là team làm P core sẽ bị đá ra chuồng gà 😃
@vanthoan Chíp e core là intel Atom
Chíp p core là intel i7
Cho dù e core bằng xung nhịp p core thì vẫn là baby vs người lớn.
Cho nên mới gọi e core là rác nhồi vào bao nhiêu cũng chỉ để marketing thôi.
Người dùng mới chuyển sang amd cũng vì vậy
may sao mình qua cái thời chạy đua cấu hình rồi 😆
Giờ nhìn cái logo inTèo là thấy nó toát ra cái vẻ trì trệ, lạc hậu và crash ^^ nhìn chán chán là
@dualshoсk Rác rưởi như intel thì chỉ có vậy thôi chứ éo có định nghĩa khá hơn đâu
image.jpg
@dualshoсk
E-core rác 😆))))
Quá khủng khiếp.
@maicasio
gửi intel nô bọn m 😆)) @maigia @Kidszone 😃))))
@Nguyễn chí Danh01 Mới coi video này hồi tối luôn. Kkk
@khoa-ckd Bao đúng 😆))
Tui đang chuẩn bị ráp một con máy xịn để mở khóa icloud trên iphone cho khách ..đang cân nhắc chip này nọ
@Bão Sài Gòn Có vụ này nữa hả? tưởng mua acc trên sever này nọ thôi chứ. Máy cấu hình như nào mới mở đc icloud trời?
@Bão Sài Gòn Có cách nào phá iCloud trên iP 7 plus không bạn??
Nhìn độ ăn điện gần bằng cả bộ nguồn của máy mình.
Kinh vãi
Tầm này cứ AMD X3D mà giã
để thêm lời nhiều inteo cắt hết SMT và nhồi 1 nùi core e rác. đứa nào mua inteo đợt này chắc xếp vào super cuồng.
@ragefighter
này thì e-core . Này thì lunar lake 😆)) @Kidszone 😃)))))
@ragefighter Đây 😆)) intel nô mà 45 triệu bỏ ra để cho intel hút máu đối với bọn nó thì đúng tư duy intel nhồi sọ 😃))))) @Kidszone à t mong m kiếp sau đừng để intel nhồi sọ m . Thật là Đáng Thương 😃)))))
image.jpg
Bài dài quá nên thôi cứ AMD cho lành
từ ngày đẻ ra cái nhân to nhân nhỏ nó phèn hẳn ra
Toàn tiếp kiệm trong khi amd dzí thấy thương 😆. Thêm VGA giờ ngốn điện kjng
tụi này xuống 3nm hết ròi nên tèo méo được miếng nào, đành dùng mấy cái còn trống như 4 hay 5nm của tsmc, còn cái nền tự làm 😆)
@Lonely08 compute tile của ultra 200 là tsmc n3b (3nm) mà.
nó là cụm chứa p-core và e-core
@NDL98_107 À, được có mỗi phần cpu…
@Lonely08 Mấy phần còn lại nó ko giải phóng nhiệt nhiều bằng nên ko quan trọng thôi bạn.
gpu tile (iGPU) là tsmc n5p (5nm)
SoC tile và IO tile là tsmc n6 (6nm)
@NDL98_107 Xin cho chút nhận xét về ultra 9 285K 😆))))
@Nguyễn chí Danh01 Ultra 7 265K là đủ. Ultra 9 285K chỉ hơn có 4 E-core mà giá cao hơn cả 200 usd, tức nửa tiền con Ultra 7 rồi.
Con Ultra 9 cho dân thừa tiền thôi.
Không hơn được thế hệ CPU 14th nhiều nhỉ
@Platinum Hiệu năng test thực tế thấy còn thua luôn ấy chứ…

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019