Intel và tầm nhìn phổ thông hóa AI

Intel và tầm nhìn phổ thông hóa AI
AI đang là xu thế cực kỳ phổ biến ở hiện tại và chắc chắn sẽ bùng nổ trong tương lai không xa. Có thể chúng ta thấy AI vẫn là thứ gì đó cao siêu và khó tiếp cận từ khía cạnh cá nhân, tuy nhiên có 1 công ty không nghĩ như vậy. Qua những thông tin chia sẻ, các sản phẩm cung cấp ra thị trường và định hướng lâu dài, tầm nhìn của Intel là phổ thông hóa AI.

deeptalk-tinhte-intel1.png
Có thể thấy thế giới hiện nay đang vận hành nhờ công nghệ và sản phẩm bán dẫn là chủ yếu, không chỉ góp sức ở mảng sản xuất, tài chính mà còn cả ở ngành y tế, giáo dục cũng như hành chính công. Trước thời điểm COVID-19, thị trường bán dẫn Việt Nam phát triển mạnh mẽ, kéo theo công cuộc chuyển đổi số khu vực công và tư nhân diễn ra nhanh chóng. Ngay trong đại dịch, nhu cầu sở hữu máy tính cá nhân để phục vụ làm việc, học tập từ xa rất lớn, nhiều doanh nghiệp đã phải xây dựng mới, bổ sung thêm cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu này.

Sau khi COVID-19 qua đi, nhu cầu về máy tính vẫn tăng trưởng nhưng chậm lại, dù vậy nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì mô hình làm việc kết hợp, linh hoạt hơn và phần nào giảm thiểu chi phí. Xu hướng số hoá mạnh thúc đẩy nhu cầu cao, đặc biệt là từ đám mây (cloud) đến khách hàng và vùng biên (edge). Hiện tại có không ít gián đoạn và thử thách từ nền kinh tế toàn cầu nói chung, tuy nhiên triển vọng phục hồi nhẹ là có trong nửa cuối năm 2023.
deeptalk-tinhte-intel-CPU.png
Phía các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) dù lượng hàng tồn tăng lên, nhưng lượng hàng này đã được điều chỉnh ở mức lành mạnh hơn. Phía người dùng và thị trường, nhu cầu cũng đang dần tăng trở lại thể hiện ở xu hướng xử lý dữ liệu được thực hiện ở vùng biên nhiều hơn, tận dụng nhiều trí tuệ nhân tạo hơn, thay vì chỉ xử lý ở các trung tâm dữ liệu như trước. Điều đó cho thấy trong tương lai, những giải pháp cho khách hàng, chẳng hạn như vi xử lý, sẽ xử lý tại vùng biên nhiều hơn, và nhu cầu máy tính cá nhân của khách hàng cũng tăng cao hơn.

Hồi đầu năm 2023, Intel ra mắt vi xử lý thế hệ 13 cho cả laptop và desktop. Ngay sau đó, Intel hợp tác với rất nhiều OEM và trong năm nay sẽ cho ra mắt hơn 160 hệ thống máy tính, bao gồm laptop, cùng với các hãng như ASUS, Acer, Dell, Lenovo, Panasonic, Fujitsu, Samsung... bởi vì nhu cầu về giải pháp thương mại của thị trường rất cao, đến từ xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ. Mặt khác, vi xử lý Intel Xeon thế hệ 4 đã ra mắt chính thức, đạt mốc 1 triệu đơn vị được bán ra trên toàn cầu, sẽ là nền tảng hạ tầng mạnh mẽ cho nhu cầu xử lý AI.
deeptalk-tinhte-intel-SIMON.jpg
Ông Simon Chan - Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á/Đông Á, Úc, và New Zealand, nhóm Kinh doanh, Marketing & Truyền thông, Tập đoàn Intel - nhận định nhu cầu thị trường Đông Nam Á và Việt Nam đang ở mức rất lành mạnh. Ông cho rằng nền kinh tế Việt Nam rất trẻ trung và năng động, Intel hiện đã trở lại mức tăng trưởng bình thường và cũng kỳ vọng sẽ tiếp tục bình ổn trong nửa sau của năm nay.


deeptalk-tinhte-intel2.png
Trí thông minh nhân tạo hay AI không mới, nhưng nó đang là đề tài vô cùng nóng hổi, được bàn luận sôi nổi và thu hút nhiều sự chú ý. Chiến lược về AI của Intel là mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn, cụ thể là những giải pháp phù hợp với mọi yêu cầu và cấp độ liên quan đến sức mạnh hay hiệu suất hoạt động của máy tính, áp dụng vào tất cả các lĩnh vực từ máy chủ đến vùng biên cũng như trung tâm dữ liệu. Thông qua các lựa chọn đa dạng, Intel sẽ tạo ra nhiều nền tảng kết hợp về công nghệ dành cho AI. Lấy ví dụ, Intel có hàng loạt giải pháp kết hợp để phù hợp như CPU tích hợp bộ tăng tốc AI, các FPGA và GPU có bộ tăng tốc AI được thiết kế, xây dựng riêng cho nhu cầu hoặc mục đích cụ thể.

Các sản phẩm và giải pháp của Intel là tập hợp nhiều dòng và cơ sở hạ tầng khác nhau, kết hợp với khả năng lập trình hợp nhất thông qua mã nguồn mở như oneAPI. Nhờ đó, giải pháp của Intel có thể hỗ trợ chuẩn bị, huấn luyện và suy luận AI, tạo điều kiện cho máy học (machine learning, hỗ trợ học sâu (deep learning) và tạo ra những mô hình nền tảng cho Generative AI. Intel cung cấp rất nhiều lựa chọn, đa dạng và linh hoạt từ phần cứng hiệu năng cao, tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng hay tối ưu về chi phí.
deeptalk-tinhte-intel-Meteor-Lake.jpg
Những hoạt động của Intel cũng đồng nghĩa với việc phổ thông hóa AI, hay nói chi tiết hơn là phổ thông hóa trong việc tiếp cận và sử dụng AI. Sử dụng mã nguồn mở giúp đảm bảo tính đơn giản trong việc triển khai, từ đó doanh nghiệp không bị bó buộc với bất kỳ nhà cung cấp nào mà có nhiều lựa chọn hơn. Intel cũng chuẩn bị sẵn sàng hệ sinh thái để cung cấp và triển khai những giải pháp này cho cả doanh nghiệp và khu vực công. Trong vài tháng tới, vi xử lý Intel Core thế hệ 14 sẽ xuất hiện với tên mã Meteor Lake, tích hợp sẵn bộ tăng tốc AI (VPU - Vision Processing Unit), phục vụ chủ yếu cho các tác vụ AI ở tại máy tính cá nhân của mỗi người. Intel đang hợp tác với Microsoft để đảm bảo rằng những giá trị và lợi ích của công nghệ này được trao đến tay phần lớn người tiêu dùng.
deeptalk-tinhte-intel-AI.jpg
Có thể thấy AI là cơ hội mới và có giá trị khổng lồ, ước tính khoảng 40 tỉ USD. Nhìn lại khoảng thời gian gần đây, các ứng dụng và dịch vụ AI trở nên cực kỳ phổ biến, từ ChatGPT, Bing AI đến Google Bard dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn hay các AI chuyên hình ảnh như Midjourney, DALL-E hay Stable Diffusion. Dù vậy, tầm nhìn của Intel rộng hơn và nhân văn hơn khi muốn phổ thông hóa AI thông qua hệ sinh thái mở, mã nguồn mở trong khi vẫn đảm bảo tính an ninh và bảo mật. Tất cả những điều này dựa trên một software stack nhất quán, các lập trình viên chỉ cần lập trình một lần trên một software stack, ví dụ như oneAPI, sau đó có thể sử dụng cho nhiều nền tảng khác nhau. Mục tiêu của Intel là đưa AI hoạt động ở khắp nơi và ai cũng nhận được lợi ích và giá trị từ AI, chứ không phải chỉ hoạt động trên một hệ thống khép kín và có nhiều người không tiếp cận được, hoặc bị trói chặt với một nhà cung cấp duy nhất.

deeptalk-tinhte-intel5.png
Phổ thông hóa AI đặc biệt quan trọng với thị trường Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam trẻ và năng động, việc số hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ, vì vậy chắc chắn cần sự trợ giúp từ AI. Intel sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để đảm bảo là tất cả các giải pháp này sẽ được triển khai và ứng dụng được ở Việt Nam. Khoảng 60% AI hiện nay chạy ở trên các bộ xử lý đa năng, khi đó, vi xử lý Intel Xeon rất lý tưởng cả về kinh tế lẫn kỹ thuật. Không phải doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu chạy AI với mô hình khổng lồ, cần đến 176 tỉ tham số, phần lớn chỉ cần chạy ở mức khoảng 7 - 10 tỉ nên các giải pháp của Intel là rất hợp lý. Trong trường hợp các công ty có nhu cầu chạy ở cấp độ 176 tỉ tham số, Intel vẫn có giải pháp riêng để phục vụ tối ưu nhất.

deeptalk-tinhte-intel3.png
Intel đang là một tập đoàn sở hữu vị thế rất độc đáo trên thị trường bán dẫn. Intel vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng ở nhiều mặt, từ phần mềm, bán dẫn và nền tảng đến công nghệ đóng gói, xử lý và cả quy mô sản xuất lớn. Những yếu tố này tổng hợp lại mang tới sức mạnh độc nhất, giữ Intel ở vị thế tốt để khai thác thị trường trong bối cảnh toàn cầu đang số hóa nhiều hơn.

Không chỉ tận dụng lợi thế khi thế giới đang số hóa, Intel còn gặp được nhu cầu máy tính của người dùng ngày càng trở nên đặc biệt và chuyên nghiệp. Người dùng ngày nay không còn yêu cầu đơn lẻ từng chức năng hay phần cứng (CPU, GPU, FPGA, AI...) mà họ cần một tổng hòa hợp lý, đầy đủ và linh hoạt. Điểm mấu chốt cần Intel giải quyết là việc tối ưu tất cả những thành phần này để tạo ra giải pháp đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng muốn sức mạnh, hiệu năng cao hoặc cân đối chi phí, Intel luôn có cách để đo ni đóng giày những giải pháp phù hợp.
deeptalk-tinhte-intel-51.jpg
Nhờ việc có thể kết hợp linh hoạt tất cả thành phần này, Intel cung cấp những giải pháp từ vùng biên đến vùng biên, từ máy tính cá nhân đến vùng biên, hay cho đến trung tâm dữ liệu, và thậm chí còn là mảng 5G, hoặc công nghệ xe tự lái. Tất cả đều là những cơ hội rất lớn để ứng dụng công nghệ AI. Nhờ vào việc vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng, Intel sẽ tiếp tục là nhà dẫn đầu toàn cầu trong bối cảnh số hoá và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

deeptalk-tinhte-intel4.png
Các mô hình AI trong tương lai càng ngày càng sử dụng lượng dữ liệu lớn hơn nữa để có thể cung cấp các kết quả, phản hồi hữu ích cho doanh nghiệp. Khách hàng sẽ ứng dụng AI để giải quyết các thách thức trong kinh doanh, tận dụng AI theo cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí với hạ tầng sẵn có, từ phần cứng tới phần mềm. AI thực sự hữu dụng nếu diễn ra trong thời gian thực với độ chính xác cao, tốc độ phản hồi nhanh cũng như hiệu suất tốt. Để đạt được kết quả như vậy, các mô hình AI cần có hạ tầng điện toán phù hợp, tức là khả năng tính toán cực nhanh, có thể mở rộng dễ dàng và tính bền vững cao. Điều này dẫn tới nhu cầu tính toán phức tạp kết hợp với hệ sinh thái mở cho các kịch bản AI khác nhau.

Khi người dùng, doanh nghiệp hay khách hàng nói chung kỳ vọng về AI trong tương lai với tốc độ và hiệu suất ngày càng nhanh hơn, nhu cầu về sức mạnh tính toán cũng tăng theo cấp số nhân. Điều này không chỉ đơn giản chỉ cần bổ sung thêm CPU, thêm GPU hay trung tâm dữ liệu mới mà có 2 lĩnh vực chính cần xem xét. Đầu tiên là xác định loại khối lượng công việc AI cần xử lý (chatbot, mô hình AI tổng quát, nhận diện hình ảnh...) và thứ hai là chi phí tiếp cận.

Thông thường người ta hay nghĩ tới GPU khi nói đến xử lý các khối lượng công việc AI, tuy nhiên thực tế có cách thay thế GPU hiệu quả hơn để hoàn thành 1 số tác vụ AI là sử dụng CPU đa năng (general purpose CPU) - thứ đang nằm trong đa số các trung tâm dữ liệu hiện tại. Chẳng hạn như thay vì đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn như GPT-3, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ chọn đào tạo các mô hình có quy mô nhỏ hơn. Thực tế họ sẽ tối ưu bằng cách sử dụng các mô hình được đào tạo sẵn, tiến hành tinh chỉnh theo nhu cầu bằng các dữ liệu nhỏ hơn bằng phần mềm AI của Intel và phần mềm mã nguồn mở theo các tiêu chuẩn riêng của ngành, dĩ nhiên chúng hoạt động trên general purpose CPU.
deeptalk-tinhte-intel-BOT-2.jpg
Ngược lại nếu nhu cầu cần thiết đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn, các bộ tăng tốc AI (AI accelerator) chuyên dụng của Intel như Gaudi2 sẽ là giải pháp thay thế cho GPU truyền thống. Xét ở tính cạnh tranh về chi phí máy chủ và toàn bộ hệ thống, Gaudi2 tốt hơn so với GPU. Hiệu năng MLPerf của Intel Gaudi2 kết hợp với những cải tiến trong phần mềm khiến nó trở thành 1 giải pháp thay thế với tỉ lệ hiệu năng/giá hấp dẫn hơn NVIDIA H100 chẳng hạn. Nhìn chung các ứng dụng AI khác nhau sẽ cần các cấu hình điện toán tương ứng, kết hợp để giải quyết được nhu cầu về chức năng, độ chính xác và tính đa dạng trong phần cứng, kiến trúc CPU hay GPU. Không có 1 lời giải chung cho tất cả nhu cầu AI mà tính linh hoạt là yếu tố ưu tiên, kèm theo khả năng mở rộng để đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc thay đổi, giúp AI có tính thực tiễn cao.

deeptalk-tinhte-intel6.png
Để tiến tới phổ thông hóa AI, chúng ta cần hệ sinh thái mở với phần mềm là chìa khóa quan trọng. Khi có bộ khung phần mềm (software framework) và bộ công cụ (toolkit) được tối ưu hóa, phần cứng sẽ được hỗ trợ tốt hơn trong xử lý công việc AI, từ đó hiệu năng cao hơn, hiệu suất tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh. Các nhà phát triển cần tiếp cận theo kiểu xây 1 lần và triển khai mọi nơi, tức là xây dựng bộ khung ban đầu với các giải pháp linh hoạt để dễ dàng triển khai cho tất cả các dạng AI. Intel có oneAPI Toolkit cho phép doanh nghiệp có thể phát triển mã nguồn 1 lần và chạy được mã nguồn đó trên nhiều nền tảng phần cứng khác nhau.
deeptalk-tinhte-intel-BOT-1.jpg
Những công cụ như oneAPI giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu suất giải quyết công việc AI trong khi tiết kiệm chi phí, đồng thời cũng giảm thiểu độ phức tạp của việc quản lý trên nhiều nền tảng phần cứng. Với hệ sinh thái mở, người ta sẽ dễ dàng tiếp cận hơn, phổ biến rộng rãi hơn và chi phí rẻ hơn. Nhờ đó, các rào cản của AI từ trước tới nay sẽ được loại bỏ, trong khi cho phép nhà phát triển xây dựng và triển khai AI ở bất kỳ nơi đâu, ưu tiên khía cạnh theo nhu cầu (sức mạnh, giá cả hay hiệu năng), tùy ý chọn lựa phần cứng và phần mềm phù hợp cho từng công việc cụ thể.
deeptalk-tinhte-intel-bot-last.jpg

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mình nghĩ mức tăng trưởng thị phần cpu máy phổ thông, gaming, mobile workstation cũng nhờ 1 phần amd chậm chân trong việc cung ứng cpu cho các oem, giờ này muốn kiếm lap đúng chuẩn zen 4 của amd đúng khó, toàn là mấy con mang tiếng là 7000 series nhưng lại dùng kiến trúc zen 3, 3+ trong khi giá tiền tăng so với nắm ngoái, zen 4 thật sự chỉ có 4 con cho desktop và 4 con cho lap, đám còn lại đều không phải; gpu của amd cũng chậm ra mắt, giờ này cũng chỉ có 7600 và 7900, mấy con trong tin đồn như 7700 7800 thì không thấy đâu.
thị trường cpu chỉ có intel và amd, amd chậm chân thì bên còn lại hưởng lợi là đương nhiên!
@sunny_summer 2023 rồi mà thằng intel vẫn lùa gà cái công nghệ 10nm bác nhỉ,hic
Đợt này Meteor Lake ra mắt làm một em laptop cho những chuyến xuyên việt thay thế Macbook Pro M1 8GB 256GB phế vật youtube 2 năm qua.
- Cấu hình lựa chọn tương tự https://www.anphatpc.com.vn/laptop-asus-zenbook-pro-14-oled-ux6404vv-p4069w.html - Tháo SSD 1TB ra làm SSD box, mua SSD 4TB PCIe4x4 khoảng 5tr thay vào. Sẽ đc một laptop chuyên render video youtube, có VGA 4060, dung lượng cao, phù hợp motor vlog, phù hợp những chuyến xuyên việt dài ngày.

Laptop Asus Zenbook Pro 14 OLED UX6404VV - P4069W( i9-13900H|RTX 4060)

Laptop Asus Zenbook Pro 14 OLED UX6404VV - P4069W là sản phẩm laptop cao cấp với thiết kế 2 màn hình OLED độc đáo phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau như thiết kế đồ họa, dựng video & chơi game. Hàng chính hãng giá rẻ nhất tại An Phát, trả góp 0%....
anphatpc.com.vn

- Cấu hình
+ CPU Intel 14th
- RAM LDDR5 32GB -> 64GB.
- SSD PCIe4x4 4TB
- Có cổng SD UHS-I or II.
- Wifi 6
- Dùng ở khách sạn, homestay máy lạnh, ổ cắm điện kế bên nên ko quan trọng pin và nhiệt độ.
- Kinh phí dự định 50-60tr.
- Đừng ai xúi dùng Macbook M2 Pro, dùng 2 năm quá khổ với RAM èo uột và SSD loại thường, SSD box chậm khủng khiếp hơn nữa trong khi bên windows là SSD M2 PCIe4x4 gắn trong, CPU/GPU cũng chẳng mạnh hơn laptop Windows dùng iGPU nhiều, mà GPU Nvidia 40xx đã ra mắt ổn định. Macbook còn kén phần mềm kinh khủng, tốn khối tiền icloud hàng tháng. Dù mình dùng combo Apple được vài năm, lác nhất là dung lương Macbook và pin Apple watch, bù lại Iphone 14PM, Airpod pro quá ổn áp, sạc không dây rất lợi hại mua mưa lũ, ai thường dầm mưa vài trăm km sẽ hiểu. Mình chụp chính bằng máy ảnh, quay flycam, gopro, insta360 nhưng IP14PM thật sự chụp, quay rất đẹp với định dang RAW..
- Còn ai kêu sao ko mua dung lượng cao thì hởi ơi giá trên trời, nâng cấp dung lượng mắc gấp 5-10 lần bên windows. Macbook nâng SSD từ 256GB lên 512GB tốn 5tr, bằng tiền mua SSD M2 PCIe4x4 4TB bên windows, nâng RAM 8GB lên 16GB giá 5tr băng tiền mua 64GB LDDR5 bên Windows. Macbook lên 32GB RAM + 4TB SSD thì xác đinh trăm triệu cũng ko đủ.
@arsenal911 Đọc thì đọc cho hết đi bạn, người ta ghi rõ: "Dùng ở khách sạn, homestay máy lạnh, ổ cắm điện kế bên nên ko quan trọng pin và nhiệt độ." Người ta đi xuyên Việt, ban ngày đi ngắm cảnh chụp hình ăn chơi, tối về mới dùng laptop.
arbre
TÍCH CỰC
một năm
@XuyenViet2019 Intel gen 14 th mà mã số đầu không phải core i14xx hả bạn? Gen 13 mã số đầu là core i13xx chẳng hạn như core i5 13600k.
@XuyenViet2019 Quá chuẩn rồi. Đang xài windows chơi game. Linux làm việc. Ram và SSD, card màn hình thích thì mua thêm quất vào
TiaMa
TÍCH CỰC
một năm
@XuyenViet2019 ghê zạ
Thua con M của Apple, iFan nói thế và Tim cũng nói đã phát triển AI 3 năm nay nhưng không nói sợ lộ bí mật
Mà bàn dân thiên hạ phát triển dữ quá, nên Tim phải lộ tin mật Apple đã phát triển lâu rồi và đã ứng dụng trên các dải sản phẩm của Apple
Ngay lập tức cổ phiếu leo dốc và chuẩn bị 4k tỉ sau tìn AI lâu đời của Apple
@MinhHy Nguyen lâu lâu nó lộ tin mật lên ngàn tỉ cho đám anti bần nông như m tức hộc máu ấy mà =)))
Cười vô mặt
bigtoe10
ĐẠI BÀNG
một năm
Chi tiền quảng cáo bao nhiêu cũng chết thôi Intel ôi. Ngoài ăn điện ra còn bài gì nữa. :v
Tèo giờ ko còn là Tèo của ngày xưa ..tèo quá tèo 🤣
Đọc chóng cả mặt với bài trình bày dạng này. Đọc bài trên màn 22 inch mà cái ảnh nó to vcl còn chữ thì lí nhí. Còn anh em đọc trên di động chắc chớt luôn á.
Ủng hộ. 😌
Xài con máy dùng chíp Intel , thấy nó nóng kinh hồn nhìn thông số ngang bằng con AMD Z1E mà tiêu thụ điện chỉ có 36W nhìn lại Intel lại thấy nản. 😌
Mấy thang hammm fan mờ đê vs mờ 1 2 3 đúng hài...vào đọc tin dell ai đụng chạm cứ tự sướng như mấy con dòiiiii
Cười ra nước mắt
Là một ng kiếm ăn bằng windows thì cái tầm nhìn chiến lược của intel bây giờ người dùng cần là làm nhỏ tiến trình chip lại, mấy con laptop intel giờ quá tệ so với mặt bằng chung rồi
TiaMa
TÍCH CỰC
một năm

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019