Đây là một vụ kiện tụng dai dẳng và khá rắc rối, Apple vừa bị toà án ở Colombia áp lệnh cấm bán những chiếc iPhone có trang bị kết nối 5G như iPhone 12, iPhone 13 series vì vi phạm bằng sáng chế của Ericsson. Đó là bước đi đầu tiên của Ericsson trong nỗ lực yêu cầu nhiều quốc gia hơn áp lệnh cấm tương tự như Colombia. Apple dĩ nhiên phản đối lệnh cấm này và đang dùng tất cả các biện pháp pháp lý để chống lại, nhưng chính họ cũng bị cho là áp dụng tiêu chuẩn kép vì những "chiêu trò" Ericsson đang dùng thì Apple cũng đã từng áp dụng trong quá khứ.
https://tinhte.vn/thread/ericsson-muon-tam-cam-apple-ban-iphone-o-my-vi-vi-pham-ban-quyen.2430371
Chuyện cụ thể là vầy: sau bài viết trên, Apple được cho là đã ngừng trả tiền bản quyền cho Ericsson vì mức phí quá cao, trong khi Ericsson cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế của mình với các chip 5G được sử dụng trong iPhone 12 trở đi. Apple từng trả tiền bản quyền nhưng rồi không thể gia hạn được giấy phép khi chúng hết hạn, mong muốn của Apple là đàm phán được một mức phí hợp lý hơn cho các giấy phép về 5G, sau khi đạt được thoả thuận với những chuẩn kết nối trước đó như 4G hay 3G.
Đến tháng 12 năm ngoái, Apple khởi kiện Ericsson vì vi phạm các điều khoản của FRAND, đây là bộ luật quốc tế yêu cầu các bằng sáng chế thiết yếu (tức không thể tạo ra điện thoại thông minh nếu thiếu chúng) được đối xử với các điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử. Nói cách khác, Apple cho rằng Ericsson đã tính phí quá cao khi cấp bằng sáng chế.
Ericsson cũng cáo buộc lại Apple đang lãng phí tài nguyên và thời gian với các vụ kiện tụng không cần thiết, Apple lại một lần nữa đâm đơn kiện Ericsson vì vi phạm các bằng sáng chế không liên quan. Cả hai công ty đều đang cố gắng thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm của đối phương: với Apple là iPhone và với Ericsson là các trạm di động.
https://tinhte.vn/thread/ericsson-muon-tam-cam-apple-ban-iphone-o-my-vi-vi-pham-ban-quyen.2430371
Chuyện cụ thể là vầy: sau bài viết trên, Apple được cho là đã ngừng trả tiền bản quyền cho Ericsson vì mức phí quá cao, trong khi Ericsson cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế của mình với các chip 5G được sử dụng trong iPhone 12 trở đi. Apple từng trả tiền bản quyền nhưng rồi không thể gia hạn được giấy phép khi chúng hết hạn, mong muốn của Apple là đàm phán được một mức phí hợp lý hơn cho các giấy phép về 5G, sau khi đạt được thoả thuận với những chuẩn kết nối trước đó như 4G hay 3G.
Đến tháng 12 năm ngoái, Apple khởi kiện Ericsson vì vi phạm các điều khoản của FRAND, đây là bộ luật quốc tế yêu cầu các bằng sáng chế thiết yếu (tức không thể tạo ra điện thoại thông minh nếu thiếu chúng) được đối xử với các điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử. Nói cách khác, Apple cho rằng Ericsson đã tính phí quá cao khi cấp bằng sáng chế.
Ericsson cũng cáo buộc lại Apple đang lãng phí tài nguyên và thời gian với các vụ kiện tụng không cần thiết, Apple lại một lần nữa đâm đơn kiện Ericsson vì vi phạm các bằng sáng chế không liên quan. Cả hai công ty đều đang cố gắng thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm của đối phương: với Apple là iPhone và với Ericsson là các trạm di động.
Thực tế cho thấy Apple đang vi phạm các bằng sáng chế của Ericsson vì không gia hạn giấy phép và lệnh cấm bán có thể được mở rộng đến các quốc gia khác. Hiện tại thì Apple không thể nhập khẩu iPhone vào Colombia, thậm chí toà án còn muốn Apple làm nhiều hơn, đó là đảm bảo các nhà bán lẻ uỷ quyền, các đại lý, các phương tiện truyền thông phải tuân thủ nghiêm ngặt lệnh cấm này trên toàn lãnh thổ Colombia.
Chiến thuật pháp lý của Apple
Apple được cho là đang tiến hành một chiến thuật pháp lý đó là áp dụng "lệnh cấm vô cớ (antisuit injunction), tức Apple cố gắng có được một phán quyết từ một quốc gia khác để chống lại việc thực thi lệnh cấm tại Colombia, nhưng toà án ở Colombia đã áp dụng lệnh "anti antisuit injunction", tức là cấm Apple áp dụng chiến thuật đó.
Thay vào đó, Apple lại đang đâm đơn kiện lên toà án Mỹ tại Texas để yêu cầu Ericsson bồi thường về các thiệt hại đang phải chịu tại Colombia.
Apple áp dụng tiêu chuẩn kép
Theo Foss Patents, trong trường hợp này Apple đang là kẻ "đạo đức giả" (hypocritical - 9to5Mac dẫn lại từ Foss Patents), vì ba lí do. Thứ nhất, Apple cáo buộc Ericsson "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đạt được mục đích của mình. Trong khi đó, vào năm 2012 Apple đã kiện Samsung cũng là một vụ việc liên quan đến bằng sáng chế tại Munich, sau đó thất bại, Apple lại chuyển hồ sơ vụ kiện sang toà án Mannheim với hi vọng thắng kiện nhưng cũng không thành công.
Lí do thứ hai, Ericsson yêu cầu một lệnh cấm khẩn cấp (tức yêu cầu toà cấp lệnh mà không cần nghe bên kia), trong khi Apple lại cho rằng hành động của Ericsson là không công bằng và vi phạm các thủ tục tố tụng. Trước đó, trong một vụ kiện khác, Apple cũng yêu cầu và có được một lệnh đặc biệt tương tự trước phái đoàn của SIC (thuộc bộ Thương mại).
Lí do thứ ba, Apple cáo buộc Ericsson trốn tránh quyền tài phán của toà án tại Texas - nơi mà Apple trước đây cũng từng đóng cửa 2 cửa hàng của mình để tránh liên quan đến các vụ kiện tụng. Texas nổi tiếng với những vụ kiện về các bằng sáng chế, vì thế Apple lựa chọn giải pháp không hiện diện để tránh gây thêm khó khăn.
Tóm lại, Ericsson sở hữu các bằng sáng chế và Apple thừa nhận nó, vụ này chỉ xoay quanh vấn đề Ericsson tính phí như thế nào với các bằng sáng chế này. Mặt khác, phán quyết tại Colombia rất có thể sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Apple ở các quốc gia khác, nếu như có kiện tụng nổ ra.
Quảng cáo