Iphone 3G, được quảng cáo chạy nhanh gấp đôi, rẻ hơn một nửa phiên bản 1 sẽ chính thức ra mắt tại một loạt quốc gia Á Đông vào thứ Sáu tới. Nhưng chiếc điện thoại “sành điệu” này sẽ phải đối mặt với các khó khăn rất “đặc thù châu Á”.
Apple đặt nhiều hi vọng vào khả năng kết nối Internet tốc độ cao của iPhone 3G. Tương tự phiên bản đầu, iPhone 3G cũng chơi được nhạc với chất lượng iPod. Nhiều nhà phân tích đặt niềm tin vào tương lai sáng sủa của chiếc điện thoại này, đặc biệt tại châu Á. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như kì vọng.
Mancy Li, sinh viên trường nghệ thuật 22 tuổi sống tại Hồng Kông cho biết cô muốn có chiếc iPhone mới nhất của Apple, nhưng sẽ không xếp hàng mua nó ngay ngày đầu tiên: “Tôi muốn có iPhone đơn giản vì nó đang là xu hướng: có màn hình cảm ứng, nhìn đẹp, và... là sản phẩm của Apple”. Cô sẽ đợi xem giá iPhone 3G giảm tới đâu trước khi quyết định dứt khoát.
Một chuyên gia người Singapore của nhóm nghiên cứu thị trường IDC khẳng định: “iPhone 3G sẽ thành công. Thương hiệu Apple khá mạnh tại châu Á, mà đây lại là ĐTDĐ đầu tiên của hãng được ra mắt tại đây. Ấn tượng Apple sẽ khiến cả người không dùng hàng Apple cũng phải chú ý”.
Dù bị Apple bỏ rơi trên thị trường phân phối, iPhone đã có mặt từ lâu tại các quốc gia châu Á dưới dạng “bẻ khoá”, vượt chướng ngại nhà phân phối chính thức như Apple đã làm với AT&T tại Mĩ. Do đó, khi không còn là “hàng độc”, vấn đề giá cả giữa iPhone chính hãng và iPhone “bẻ khoá” lại càng nổi rõ. Người dùng iPhone tại Hồng Kông phải trả tới 65 đô/tháng để dùng iPhone 3G chính hãng trong thời hạn 2 năm, trong khi giá thông thường chỉ bằng .. 1/5 con số đó. Telstra, nhà cung cấp dịch vụ iPhone tại Úc yêu cầu người dùng trả 30 đô/tháng để “được” mua iPhone 3G giá 270 đô.
iPhone sẽ phải “lội ngược dòng” vô cùng vất vả tại xứ sở mặt trời mọc. Người dùng Nhật Bản đã quá quen với điện thoại truyền hình, điện thoại thay thẻ tín dụng và nhiều chức năng tân kì khác - iPhone không thể làm nổi điều đó. Yusuke Tsunoda, chuyên viên phân tích của trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo cũng đồng ý với ý kiến này: “iPhone sẽ làm mưa làm gió tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. So với các ĐTDĐ khác của Nhật, iPhone thua sút về mặt công nghệ!”.
Sự thể cũng không lấy gì làm lạc quan cho iPhone tại Philipin: người dân đất nước này nhắn tin nhiều nhất thế giới, trong khi iPhone lại chỉ có bàn phím cảm ứng không thuận tiện cho nhắn tin cường độ cao. Nhà báo chuyên về mảng công nghệ Kendrick Go của tờ Manila Times cho biết “Điều đó sẽ làm giảm sự hấp dẫn của iPhone với người dùng Philipin. iPhone cũng sẽ không thể phổ biến tại Philipin mà chỉ giới hạn ở hạng cao cấp. Nó quá đắt với người dùng thông thường”. Nhiều người Philipin chỉ thu nhập vỏn vẹn 2 USD/ngày.
Cuối cùng, vài khách hàng sẽ quay lưng lại với iPhone nếu nó thực sự thành công, và đánh mất sự “sành điệu” của mình. Mancy Li khẳng định cô sẽ bớt thích iPhone nếu ai cũng có một chiếc: “Tôi sẽ không mua nếu quá nhiều người đang dùng iPhone - nó không còn là hàng “độc” nữa”.
Apple đặt nhiều hi vọng vào khả năng kết nối Internet tốc độ cao của iPhone 3G. Tương tự phiên bản đầu, iPhone 3G cũng chơi được nhạc với chất lượng iPod. Nhiều nhà phân tích đặt niềm tin vào tương lai sáng sủa của chiếc điện thoại này, đặc biệt tại châu Á. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như kì vọng.
Mancy Li, sinh viên trường nghệ thuật 22 tuổi sống tại Hồng Kông cho biết cô muốn có chiếc iPhone mới nhất của Apple, nhưng sẽ không xếp hàng mua nó ngay ngày đầu tiên: “Tôi muốn có iPhone đơn giản vì nó đang là xu hướng: có màn hình cảm ứng, nhìn đẹp, và... là sản phẩm của Apple”. Cô sẽ đợi xem giá iPhone 3G giảm tới đâu trước khi quyết định dứt khoát.
Một chuyên gia người Singapore của nhóm nghiên cứu thị trường IDC khẳng định: “iPhone 3G sẽ thành công. Thương hiệu Apple khá mạnh tại châu Á, mà đây lại là ĐTDĐ đầu tiên của hãng được ra mắt tại đây. Ấn tượng Apple sẽ khiến cả người không dùng hàng Apple cũng phải chú ý”.
Dù bị Apple bỏ rơi trên thị trường phân phối, iPhone đã có mặt từ lâu tại các quốc gia châu Á dưới dạng “bẻ khoá”, vượt chướng ngại nhà phân phối chính thức như Apple đã làm với AT&T tại Mĩ. Do đó, khi không còn là “hàng độc”, vấn đề giá cả giữa iPhone chính hãng và iPhone “bẻ khoá” lại càng nổi rõ. Người dùng iPhone tại Hồng Kông phải trả tới 65 đô/tháng để dùng iPhone 3G chính hãng trong thời hạn 2 năm, trong khi giá thông thường chỉ bằng .. 1/5 con số đó. Telstra, nhà cung cấp dịch vụ iPhone tại Úc yêu cầu người dùng trả 30 đô/tháng để “được” mua iPhone 3G giá 270 đô.
iPhone sẽ phải “lội ngược dòng” vô cùng vất vả tại xứ sở mặt trời mọc. Người dùng Nhật Bản đã quá quen với điện thoại truyền hình, điện thoại thay thẻ tín dụng và nhiều chức năng tân kì khác - iPhone không thể làm nổi điều đó. Yusuke Tsunoda, chuyên viên phân tích của trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo cũng đồng ý với ý kiến này: “iPhone sẽ làm mưa làm gió tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. So với các ĐTDĐ khác của Nhật, iPhone thua sút về mặt công nghệ!”.
Sự thể cũng không lấy gì làm lạc quan cho iPhone tại Philipin: người dân đất nước này nhắn tin nhiều nhất thế giới, trong khi iPhone lại chỉ có bàn phím cảm ứng không thuận tiện cho nhắn tin cường độ cao. Nhà báo chuyên về mảng công nghệ Kendrick Go của tờ Manila Times cho biết “Điều đó sẽ làm giảm sự hấp dẫn của iPhone với người dùng Philipin. iPhone cũng sẽ không thể phổ biến tại Philipin mà chỉ giới hạn ở hạng cao cấp. Nó quá đắt với người dùng thông thường”. Nhiều người Philipin chỉ thu nhập vỏn vẹn 2 USD/ngày.
Cuối cùng, vài khách hàng sẽ quay lưng lại với iPhone nếu nó thực sự thành công, và đánh mất sự “sành điệu” của mình. Mancy Li khẳng định cô sẽ bớt thích iPhone nếu ai cũng có một chiếc: “Tôi sẽ không mua nếu quá nhiều người đang dùng iPhone - nó không còn là hàng “độc” nữa”.