ISO cao ở MAS compact - sự thật không như quảng cáo

starnt
26/5/2007 8:45Phản hồi: 0
ISO cao ở MAS compact - sự thật không như quảng cáo
Vài ngày trước Dpreview đã có một bài khá chi tiết về ISO cao ở máy ảnh số compact: hãy làm rõ sự thật và những lời khuếch trương.
http://www.dpreview.com/articles/compactcamerahighiso/
Bận quá, hôm nay thứ 6 lược dịch cho các bác xem chơi, nên thăm dpreview để xem bài gốc và các hình minh họa. Bài này tớ vừa post trên hhvn, nay post lại tại đây.

Cho tới vài năm gần đây, các nhà sản xuất máy ảnh số vẫn rất vui vẻ chấp nhận sự thật rằng các chíp cảm quang bé xíu với độ phân giải cao thì sẽ không đủ nhạy để đẩy ISO lên cao - hiếm có chiếc nào có ISO 400 trở lên.
Điều này rất đáng thất vọng vì có quá nhiều trường hợp cần phải chụp trong điều kiện thiếu sáng mà không được mở hoặc rất tránh mở flash. Đó là khi chụp phong cảnh thiếu sáng, chân dung đời thường hay thể thao vận tốc cao ... có qua nhiều tình huống mà chế độ nhạy sáng cao sẽ cực kỳ có lợi (với người sử dụng máy dSLR thì cứ tự nhiên chẳng phải lo lắng gì).

Vấn đề khả năng ISO cao ở máy compact lần đầu tiên được lăng xê là khi chiếc Fujifilm FinePix F10 được giới thiệu vào năm 2005 - chiếc đầu tiên có ISO 800 chất lượng và ISO tối đa là 1600 (sau này là các series FinePix F30 và FinePix F31fd) - một điểm nhấn quá giá trị trong một rừng các model tựa tựa như nhau của hàng loạt các nhà sản xuất.

Chỉ trong vòng 18 tháng, tất cả các máy ảnh compact đều thêm mắm thêm muối đẩy lên ISO 800, ISO 1000, ISO 1600 hoặc thậm chí cao hơn - các chế độ chụp "nhạy sáng", "thiếu sáng" đặc biệt. Có lẽ cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi hầu hết các máy compact mới nhất 6-10MP đều dùng chiêu này - chúng tôi tin rằng người tiêu dùng đã bị các nhà sản xuất đánh lừa về chất lượng thực tế của hầu hết máy ảnh compact ở chế độ ISO cao và trong điều kiện thiếu sáng. Vì vậy chúng tôi đã viết bài tiểu luận này để phơi bày sự thật sau những lời quảng cáo về các chế độ ISO cao.

Trước hết là những thông tin về kỹ thuật

Kích thước cảm biến:

Cảm biến CCD sử dụng cho các máy compact là loại nhỏ, rất nhỏ là đằng khác. Thông thường kích thước đường chéo chỉ khoảng 9mm đến 14mm - trong khi ở hầu hết máy dSLR là 30mm (là 43mm ở máy 'full frame' SLR - bằng kích thước phim 35mm). Ấy thế nhưng - chỉ trừ một vài ngoại lệ - các máy compact lại có số điểm ảnh - độ phân giải - chẳng kém gì dSLRs - tại thời điểm của bài viết này, một vài model đã tới 10 - 12 Mega pixel.

Chẳng cần phải khoa học cao siêu gì cũng có thể nhận ra được rằng nếu cắt 2 chip như cái bánh thành 10 triệu phần thì 1 phần của cái bánh nhỏ nó cũng sẽ bé xíu so với 1 phần của cái bánh lớn - tuy chúng cũng gọi là 1 miếng - 1 pixel. Với cái điểm ảnh tí xíu đương nhiên là nó sẽ bắt sáng yếu hơn nhiều. Nhạy sáng yếu có nghĩa là bộ vi xử lý trong máy ảnh phải hoạt động với tín hiệu sáng yếu và thế là sẽ có cả đống vấn đề nảy sinh.

[​IMG]
Những tấm chip trên đây cho thấy kích thước tương đối của 3 loại chip thường thấy. Để đưa được một số lượng điểm ảnh nào đó vào 1 chíp thì đương nhiên các điểm đó phải bị ép nhỏ. 2 miếng lớn bên trái thường dùng cho dSLR trong khi 2 cái nhỏ bên phải là cho các máy compact

Vấn đề của độ nhạy thấp

Độ nhạy thấp có nghĩa là ta cần nhiều ánh sáng để có thể biến thành tín hiệu điện tái tạo ra hình ảnh. Trong điều kiện ánh sáng mặt trời thì chẳng thành vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có nắng chói chang. Ta vẫn cần phải chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc chụp với tốc độ cao để ghi lại những hình ảnh chuyển động mà không bị nhòe.

Quảng cáo



các chế độ đặt ISO

Thời của FILM ta phải mua phim có độ nhạy cao (ISO hoặc ASA cao) để chụp thiếu sáng hoặc chụp hành động nhanh. Trong kỷ nguyên số, ta chỉ cần đặt ISO ngay trong máy ảnh từ ISO 50 (thấp) cho tới ISO 1600 hay cao hơn nữa.

Cần lưu ý rằng thực tế là ta đang khuếch đại tín hiệu từ CCD chứ không phải làm cho CCD nhạy sáng hơn. Đương nhiên cuộc đời không ai cho không ai cái gì, và nếu đẩy ISO lên cao quá thì đổi lại sẽ là những hệ lụy tương đối trầm trọng.

Nhiễu

Giống như các loại mạch điện khác, tấm cảm quang CCD không hề hoàn hảo, trong quá trình làm việc nó cũng sinh ra nhiễu - là những lỗi sai số ngẫu nhiên trong tín hiệu tái tạo hình ảnh (giống như nhiễu ở TV hoặc radio khi sóng yếu). Nhiễu ở ảnh số trông như "hạt" hay như những đốm bẩn sai màu.

Lượng nhiễu sinh ra do 1 cảm quan thường là hằng định tuy nó có thể hơi tăng khi phơi sáng lâu hoặc ở nhiệt độ cao. Tại chế độ ISO thấp, lượng nhiễu sinh ra bởi CCD là rất thấp, do đó không ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng ảnh. Tại chế độ ISO cao, chíp xử lý của máy ảnh phải gồng mình khuếch đại một tín hiệu yếu, mà nó lại không biết tín hiệu nào là nhiễu tín hiệu nào là hình ảnh thật, và vì vậy nhiễu cũng bị khuyếch đại luon và kết quả là nhiễu càng lộ rõ trên hình ảnh.

Quảng cáo



Hầu hết dSLR cho những hình ảnh có thể nói là không nhiễu ở ISO thấp (thường là ISO 100-200), và nhờ chíp cảm quang CCD hoặc CMOS tương đối nhạy, hình ảnh không bị quá nhiễu ở ISO 400-800. Một vài model có thể cho những hình ảnh hoàn toàn có thể dùng được ở ISO 1600 thậm chí ISO 3200.

Cảm quang ở các máy compact thường chỉ dùng được ở ISO thấp nhất (thường là ISO 50-100). các mức cao hơn sẽ cho nhiễu cao nhất là khi tới ISO 400 hoặc cao hơn, nhiễu nhiều đến mức chỉ có thể in ảnh nhỏ mà thôi.

Vậy nhưng các nhà sản xuất hiện đang dùng "độ nhạy cao" để làm điểm nhấn quảng cáo; thậm chi lên tới 1600 hay 3200. lưu ý rằng nếu để ở chế độ này thì họa hoằn lắm mới có kết quả như ý, còn đại đa số là quá nhiễu hoặc quá mờ hoặc ... cả hai.

Giảm nhiễu

Máy ảnh nào cũng phải áp dụng thuật giảm nhiễu đặc biệt ở ISO cao, nhưng chỉ có 1 số ít là hiệu quả tốt. Bản chất của nhiễu làm cho việc loại bỏ nhiễu quá khó khăn đến mức lọc nhiễu thì lọc cả chi tiết làm mất nét của hình ảnh.

Số MÊ ngày càng cao trong những miếng chip nhỏ của máy ảnh hiện nay đã làm cho Lọc Nhiễu phải làm việc ngay cả ở chế độ ISO thấp nhất, động tác này ảnh hưởng rõ tới các chi tiết tương phản thấp như tóc, tán lá. Tác động phá hoại của Lọc Nhiễu càng nặng nề khi đưa ISO lên cao và khi tới 400 hoặc cao hơn thì kết quả là chỉ có thể in ảnh ở khổ nhỏ nhất mà thôi.

Nối điểm ảnh

Cùng với chiến thuật giảm nhiễu, nhiều nhà sản xuất đã áp dụng kỹ thuật có tên "nối điểm ảnh" cho chế đô ISO cao. Nói đơn giản, nó là kỹ thuật hợp nhất 4 điểm ảnh gần nhau thành một "siêu điểm ảnh". Ý tưởng là hi sinh độ phân giải (bớt tổng điểm ảnh) để đạt độ nhạy (vì mỗi "siêu điểm ảnh sẽ có tín hiệu của nhiều điểm cộng lại).

Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy kết quả cũng không mấy khả quan. Một phần là do ngay từ đầu các điểm ảnh nhỏ trên miếng chip nhiều megapixel đã kém nhạy sáng rồi (4 điểm ảnh nhiễu chẳng làm nên một "siêu điểm ảnh không nhiễu) và một phần là do các nhà sản xuất lại "tăng cỡ" kết quả lên để được "độ phân giải tối đa" ở ISO cao, thế là lại càng lộ rõ cái sự mất nét.

Vậy ISO cao ở máy compact có tệ đến thế không?


Nói một chữ là CÓ. Đương nhiên mọi thứ còn phụ thuộc vào việc bạn định làm gì với tấm ảnh cũng như kỳ vọng của bạn. Rõ ràng là tệ đến đâu còn giao động giữa các model và tùy chip cảm quang.

Starnt: khi mua máy ảnh compact đừng bị mê hoặc bởi CHẤM và ISO và tên tuổi của nhà sản xuất. Cần xem kỹ các tính năng khác, đọc user review và xem hình chụp thật của các user để có lựa chọn cuối cùng cho mình

Một máy ảnh compact lý tưởng là máy dùng chip SUPER CCD của Fuji, tính năng của Canon, Ống kính của Leica và giá tiền của Panasonic 😁
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019