Cái thời điểm COVID-19 buộc Nvidia phải tổ chức một sự kiện ra mắt sản phẩm quay sẵn rồi livestream, CEO Jensen Huang đứng trong căn bếp ở nhà ông, lôi từ trong lò nướng ra con chip xử lý mới nhất của hãng: "Tôi có món muốn cho các bạn xem. Cái này ‘nấu' được một thời gian rồi." Đó là những gì ông Huang nói trước khi khệ nệ lấy ra từ trong lò nướng “card đồ họa lớn nhất hành tinh”.
Đó là cái chất khoe khoang đầy màu mè trứ danh của vị giám đốc, với hình ảnh đã quá quen thuộc trong mắt mọi người khi lên trình diễn sản phẩm mới tại các sự kiện trong chiếc áo khoác da vốn chỉ khiến mọi người nhớ ngay tới những biker. Và cũng chính cái chất khoe khoang màu mè ấy, Jensen Huang đã biến Nvidia trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất hành tinh trong ngành điện toán.
Thứ 3 vừa rồi, Jensen Huang gia nhập một “câu lạc bộ” với thành viên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Câu lạc bộ ấy quy tụ những giám đốc điều hành những tập đoàn với giá trị vốn hóa trên một nghìn tỷ USD.
Dù bên cạnh Nvidia có Apple, Meta hay Microsoft, nhưng trong danh sách những tập đoàn trị giá trên nghìn tỷ USD hiện giờ, chỉ có đúng hai người giờ vẫn còn đứng đầu tập đoàn do chính họ đồng sáng lập. Một là Jeff Bezos, Amazon. Người thứ hai chính là Huang, ông thành lập Nvidia cùng Curtis Priem và Chris Malachowsky vào năm 1993. Từng có thời điểm, có một người thứ ba, Mark Zuckerberg. Nhưng giấc mơ metaverse cùng những khó khăn trong quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội đã khiến tập đoàn này giờ chỉ còn trị giá 671 tỷ USD.
Đó là cái chất khoe khoang đầy màu mè trứ danh của vị giám đốc, với hình ảnh đã quá quen thuộc trong mắt mọi người khi lên trình diễn sản phẩm mới tại các sự kiện trong chiếc áo khoác da vốn chỉ khiến mọi người nhớ ngay tới những biker. Và cũng chính cái chất khoe khoang màu mè ấy, Jensen Huang đã biến Nvidia trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất hành tinh trong ngành điện toán.

Thứ 3 vừa rồi, Jensen Huang gia nhập một “câu lạc bộ” với thành viên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Câu lạc bộ ấy quy tụ những giám đốc điều hành những tập đoàn với giá trị vốn hóa trên một nghìn tỷ USD.
Dù bên cạnh Nvidia có Apple, Meta hay Microsoft, nhưng trong danh sách những tập đoàn trị giá trên nghìn tỷ USD hiện giờ, chỉ có đúng hai người giờ vẫn còn đứng đầu tập đoàn do chính họ đồng sáng lập. Một là Jeff Bezos, Amazon. Người thứ hai chính là Huang, ông thành lập Nvidia cùng Curtis Priem và Chris Malachowsky vào năm 1993. Từng có thời điểm, có một người thứ ba, Mark Zuckerberg. Nhưng giấc mơ metaverse cùng những khó khăn trong quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội đã khiến tập đoàn này giờ chỉ còn trị giá 671 tỷ USD.

Giống hệt như Steve Jobs, nhắc đến Nvidia, là chúng ta sẽ nhắc tới “ông chú mặc áo da”. Không nhiều cá nhân có thể trở thành bộ mặt của tập đoàn như vậy.
Khởi đầu với GPU tiêu dùng, phục vụ nhu cầu chơi game, giờ Nvidia nghiên cứu và sản xuất sang cả chip phục vụ nhu cầu xe hơi tự hành, điện toán đám mây, và gần đây nhất là trí thông minh nhân tạo. Trong quãng thời gian ấy, giá cổ phiếu Nvidia bùng nổ, kết hợp với dự báo doanh thu luôn là những con số ở tầm kỷ lục. Để mô tả tác động của cơn sốt AI tạo ra với Nvidia, ngày 30/11/2022, ChatGPT ra mắt. Khi ấy giá trị vốn hóa của Nvidia là 420 tỷ USD. Nửa năm sau, con số này tăng hơn gấp đôi.
Cái thành công ấy có xuất phát điểm đáng nể phục. Ông luôn muốn giải quyết những vấn đề khoa học máy tính khiến cả thế giới đau đầu, nhờ sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng. Tầm nhìn ấy tốn của Nvidia và Jensen 3 thập kỷ để có được ngày hôm nay.
Sinh ra ở Đài Loan năm 1963, Hoàng Nhân Huân (Huang Jen-Hsun) cùng gia đình tới Mỹ định cư từ lúc ông mới 9 tuổi, sống ở Oneida, Kentucky, rồi sau đó là bang Oregon. Sau đó, Huang lấy được bằng kỹ sư ở đại học bang Oregon, và đại học Stanford. Nhưng kể cả ở quê nhà, Huang vẫn là một siêu sao đúng nghĩa đen. Cứ mỗi mùa sự kiện Computex diễn ra, ông lại có mặt cùng Nvidia để giới thiệu những sản phẩm mới. Lần nào cũng vậy, ông được công chúng tung hô, cổ vũ vô cùng nồng nhiệt. Rồi sau 2 tiếng thuyết trình giới thiệu, mọi người xếp thành hàng dài chỉ để được làm một tấm selfie cùng CEO Nvidia.

Năm 1993, khi Jensen 30 tuổi, ông rời khỏi vị trí nhà thiết kế chip ở AMD để thành lập Nvidia cùng hai người đồng sự. Khoản vốn đầu tư từ vài quỹ, trong đó có Sequoia Capital danh tiếng được rót vào hãng chip này. Rất nhanh, Nvidia tạo ra những cú hit trên thị trường đồ họa máy tính cá nhân: NV1 năm 1995, RIVA 128 năm 1997, GeForce 256 năm 1999, và GPU đúng nghĩa đầu tiên trên thế giới, GeForce2 năm 2000…
Năm 2021, ở một sự kiện tổ chức tại Silicon Valley, Jensen nói: “Đồ họa máy tính là thứ phức tạp nhất trong ngành khoa học máy tính. Bạn phải hiểu mọi thứ.” Và vào năm 2000, Jensen cùng các đồng sự nhận ra rằng chip xử lý của Nvidia có thể dùng để giải quyết nhiều vấn đề điện toán phổ quát. Kết quả, họ cho ra mắt một nền tảng phần mềm gọi là CUDA, cho phép các nhà phát triển ở mọi ngành có thể viết ứng dụng để tận dụng sức mạnh xử lý của chip Nvidia.
Quảng cáo

Vậy là hàng loạt những tác vụ không phải chơi điện tử được tạo ra để chạy trên GPU của Nvidia, trong đó có cả đào crypto nữa. Nhưng trong số đó, Jensen nhận ra các phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học mua card hiệu năng cao của hãng để vận hành thuật toán AI, một thị trường ngách của điện toán, với tiềm năng cho phép máy móc làm mọi thứ theo cách thông minh hơn, từ trợ lý ảo đến xe tự hành. Vậy là canh bạc của Jensen bắt đầu, khi ông cho rằng AI sẽ là tương lai của công nghệ. Nvidia bắt đầu quảng bá và ra mắt những chip xử lý cùng những hệ thống phục vụ riêng nhu cầu AI.
Rõ ràng, canh bạc này đang xuôi theo chiều hướng cực kỳ có lợi cho cả Nvidia và Jensen Huang.
Năm 2021, nhà khởi nghiệp ngành AI, Andrew Ng viết những dòng này để mô tả Jensen, khi CEO Nvidia được xướng tên trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng lớn nhất năm ấy: “Ông ấy đã giúp khởi động một cuộc cách mạng, cho phép những chiếc điện thoại trả lời những câu hỏi của mọi người, cho phép những cánh đồng phun thuốc diệt cỏ chứ không diệt mùa màng, cho phép các bác sỹ dự đoán tác động của những loại thuốc mới, và nhiều điều kỳ diệu khác trong tương lai.”
Theo Reuters