CEO của Masimo, Joe Kiani đang có một canh bạc khi ông đặt cược cả công ty mà bản thân đã bỏ ra 3 thập kỷ gây dựng, để tham gia một cuộc chiến pháp lý tốn kém với tập đoàn có giá trị vốn hóa cao nhất hành tinh. Hiện giờ thì tập đoàn của ông đang giành lợi thế, nhưng cuộc chiến vẫn còn chưa kết thúc.
Tính đến thời điểm hiện tại, Masimo, đơn vị do chính Kiani sáng lập, đã bỏ khoảng 100 triệu USD chỉ để đưa Apple ra tòa, với kết quả hiện giờ là Apple Watch được tòa trọng tài thuộc ủy ban thương mại quốc tế đưa ra lệnh cấm bán tại thị trường Mỹ, nhưng ngay sau đó tòa phúc thẩm đã đưa ra lệnh tạm hoãn việc ngừng bán trên Apple Store trực tuyến và các cửa hàng của Apple tại Mỹ.
Kiani đã khẳng định, ông và Masimo sẽ tiếp tục chiến đấu về mặt pháp lý đến cùng, và sẽ không thỏa thuận với Apple trừ phi tập đoàn khổng lồ trả tiền bản quyền công nghệ đo nồng độ oxy máu bằng ánh sáng, thứ mà Masimo cho rằng Apple ăn cắp của họ, và thay đổi cách Apple làm việc với những đơn vị và startup nhỏ.
Kiani (ngoài cùng bên trái) những năm 1970, cùng gia đình ở Alabama, Mỹ
Tính đến thời điểm hiện tại, Masimo, đơn vị do chính Kiani sáng lập, đã bỏ khoảng 100 triệu USD chỉ để đưa Apple ra tòa, với kết quả hiện giờ là Apple Watch được tòa trọng tài thuộc ủy ban thương mại quốc tế đưa ra lệnh cấm bán tại thị trường Mỹ, nhưng ngay sau đó tòa phúc thẩm đã đưa ra lệnh tạm hoãn việc ngừng bán trên Apple Store trực tuyến và các cửa hàng của Apple tại Mỹ.
Kiani đã khẳng định, ông và Masimo sẽ tiếp tục chiến đấu về mặt pháp lý đến cùng, và sẽ không thỏa thuận với Apple trừ phi tập đoàn khổng lồ trả tiền bản quyền công nghệ đo nồng độ oxy máu bằng ánh sáng, thứ mà Masimo cho rằng Apple ăn cắp của họ, và thay đổi cách Apple làm việc với những đơn vị và startup nhỏ.
Kiani (ngoài cùng bên trái) những năm 1970, cùng gia đình ở Alabama, Mỹ
Về phần Apple, đến tận thời điểm hiện tại, họ vẫn phủ nhận cáo buộc nói trên của Masimo, và thậm chí còn tố cáo ngược rằng Masimo đã copy những công nghệ của hãng với chiếc đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe W1 ra mắt gần đây.
Bức thư gửi lúc nửa đêm cho Tim Cook 10 năm trước, khởi nguồn của việc Apple Watch bị cấm bán ở Mỹ
Tính đến tối ngày 28/12/2023, Apple đã thành công trong việc kháng cáo và xin tòa án tạm hoãn lệnh cấm bán Apple Watch Series 9 và Ultra 2 trên trang web chính thức của họ cũng như những Apple Store tại thị trường Mỹ.
tinhte.vn
Trước đó, Kiani cùng Masimo đã từng có những lần giành chiến thắng trước tòa án, để bảo vệ tài sản trí tuệ của tập đoàn. Ông tin rằng cuộc chiến pháp lý với Apple cũng sẽ có phần thắng nghiêng về phía Masimo.
Là một người gốc Iran nhập cư vào Mỹ, Kiani là một con người với sự kết hợp giữa sự ngoan cường với chủ nghĩa lý tưởng, thứ mà bạn bè cùng đồng nghiệp của ông cho rằng chính là lý do khiến bản thân Kiani quan tâm tới những giá trị mà ông cho là công bằng: “Công lý không làm ngơ mọi thứ, mà nó chỉ chậm chạp mà thôi. Kiện tụng là thứ mệt mỏi, đau đớn và xấu xí, hệt như chiến tranh vậy.”
Những lần giành chiến thắng trước đó ở tòa án của Kiani và Masimo từng bị coi là những lần vị CEO này lợi dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ của nước Mỹ để kìm hãm sự sáng tạo của những đơn vị khác. Năm 2006, ông giành chiến thắng sau 7 năm kiện tụng với Nellcor, đơn vị cạnh tranh trực tiếp trên thị trường thiết bị đo nồng độ oxy máu. Đến năm 2016, tập đoàn điện tử đến từ Hà Lan Koninklijke Philips N.V. cũng thua kiện Masimo.
Apple có thể sẽ là cuộc chiến lớn nhất với Kiani và Masimo, và có thể phải mất nhiều năm mới kết thúc.
Trước khi quyết định đưa Apple ra tòa, các nhân viên Masimo và bạn bè của Kiani đã có những lời cảnh báo ông về nguy cơ. Ông nhớ lại: “Họ nói tôi điên, không thể đụng được vào Apple, vì họ có tiềm lực ở mức vô hạn.”
Kiani ở Nam California, sau khi nhận bằng tiến sĩ ở đại học bang San Diego
Quảng cáo
Trước tới nay, không thiếu những công ty quy mô nhỏ đã có những tố cáo tương tự đối với Apple, cho rằng Apple ỷ lớn hiếp bé, lấy đi những công nghệ mà họ đã phát triển nhờ vào việc lôi kéo những kỹ sư qua làm cho Apple với mức lương cao, rồi phát triển những công nghệ và giải pháp tương tự, thay vì đi mua bản quyền. Rồi tới khi những đơn vị nhỏ quyết định kiện Apple vì vi phạm bản quyền, thường thì họ sẽ hết tiền vì không đấu lại được với Apple ở tòa án, khi đội ngũ luật sư của tập đoàn nghìn tỷ Đô tận dụng những chiến lược phức tạp.
Kiani nói: “Chưa một ai dám đứng lên chống lại họ. Nếu tôi làm được, có lẽ tôi sẽ thay đổi được Apple theo chiều hướng tốt hơn.”
Người phát ngôn Apple nói như thế này về những cáo buộc của Masimo: “Chúng tôi vô cùng tôn trọng tài sản trí tuệ và sự sáng tạo, và chúng tôi không lấy hoặc sử dụng bí mật kinh doanh của những công ty khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ những sáng tạo chúng tôi đã tạo ra để bảo vệ người tiêu dùng.”
Sinh ra tại Iran, Kiani cùng gia đình ông đến Alabama, Mỹ khi mới 9 tuổi, để cha của ông theo học kỹ sư. Khi ấy, cả gia đình đi sang Mỹ mang theo 10 nghìn Đô, và từng có thời điểm phải ở nhà dành cho người thu nhập thấp. Tự nhận bản thân yêu thơ ca xứ Ba Tư và cả Pink Floyd của thời hiện đại, Kiani hồi đi học rất giỏi môn toán, và được xếp học vài lớp trước tuổi. Kết quả là ông trở thành người bị bắt nạt vì “thấp bé nhẹ cân” hơn những người bạn cùng lớp: “Tôi học được một điều, không thể chạy trốn khỏi lũ bắt nạt, chỉ có một cách là đánh trả.”
Năm ông 14 tuổi, cha mẹ ông buộc phải trở về Iran, chỉ còn hai chị em tự sinh sống bên Mỹ. Năm 1987, Kiani đã có bằng tiến sĩ ngành kỹ sư điện. Năm 1989, ông sáng lập Masimo khi chỉ mới 24 tuổi, sau khi công ty ông gia nhập lúc đầu quyết định không phát triển ý tưởng máy đo nồng độ oxy máu do ông phát triển, thiết kế đưa ra kết quả ít sai số trong trường hợp bệnh nhân cử động hay di chuyển.
Quảng cáo
Năm 1994, Nellcor đề nghị mua bản quyền công nghệ thiết bị đo SpO2 của Masimo. Số tiền là đủ để Kiani nghỉ hưu ngay ở thời điểm đó, theo lời của Steve Jensen, luật sư lâu năm của tập đoàn. Kiani từ chối thương vụ này khi Nellcor không đưa ra lời hứa đem công nghệ của Masimo tới thị trường sớm, để phục vụ các bệnh nhân.
Sau đó, Nellcor tự công bố rằng họ đã có công nghệ đo nồng độ oxy máu chính xác khi bệnh nhân cử động. Năm 1999, Masimo khởi kiện vì cáo buộc vi phạm bản quyền. Đến năm 2006, Nellcor và Masimo đạt được thỏa thuận dàn xếp, tổng trị giá gần 800 triệu USD.
Năm 2009, Masimo khởi kiện tập đoàn Philips nổi tiếng, rồi tới năm 2016, hai đơn vị này cũng đạt được thỏa thuận, Philips phải trả 300 triệu USD và đồng ý ứng dụng công nghệ của Masimo vào những sản phẩm y khoa. Theo Kiani, những sản phẩm này đã đem về hơn 1 tỷ USD doanh thu dưới dạng phí bản quyền sở hữu trí tuệ.
Câu chuyện Apple và Masimo gặp nhau năm 2013, rồi Apple mời giám đốc y khoa của Masimo, Marcelo Lamego về làm việc đã được đề cập khá kỹ trong bài viết nói về bức thư điện tử mà Lamego gửi cho Tim Cook cuối năm 2013. Tới năm 2019, Apple công bố một số bằng sáng chế liên quan tới cảm biến ánh sáng đo nồng độ oxy máu, và trong số những kỹ sư nghiên cứu ra công nghệ này trên bằng sáng chế của Apple có cả cái tên Lamego.
Mohamed Diab, một trong những người phát minh ra công nghệ đo SpO2 bằng cảm biến ánh sáng ở Masimo nhớ lại: “Lúc ấy cảm giác như bị mũi dao đâm vào bụng, đau lắm.”
Theo Kiani, Apple hiện giờ vẫn chưa liên hệ để đàm phán nghiêm túc. Và bản thân vị CEO gốc Iran vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng với Apple, kể cả khi mất luôn cả công ty ông đã bỏ 30 năm cuộc đời gây dựng. Hiện giờ, chi phí pháp lý đã bắt đầu ngốn vào lợi nhuận của tập đoàn Masimo.
Ông Kiani nói: “Tôi cảm thấy tôi phải làm điều này. Nếu tôi có thể thay đổi tập đoàn quyền lực nhất hành tinh, ngăn cản họ làm những việc sai trái, thì điều đó chắc chắn sẽ tạo ra tác động tích cực tới thế giới, nhiều hơn tất cả những gì tôi từng làm được.”
Theo The Wall Street Journal