Kết cục của toà nhà Nakagin Capsule ở Nhật Bản: xây dựng trong 30 ngày, có thể tháo rời từng nhà

Rubi Lee
30/3/2022 6:52Phản hồi: 38
Kết cục của toà nhà Nakagin Capsule ở Nhật Bản: xây dựng trong 30 ngày, có thể tháo rời từng nhà
Toà nhà Nakagin Capsule mang phong cách tương lai ở Tokyo sẽ bị phá bỏ vào tháng tới, sau một cuộc chiến dài hơi cho sự tồn tại của toà nhà này. Theo đó, toà tháp đã được khánh thành vào năm 1972, thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Kisho Kurokawa. Đây là công trình đánh dấu bước ngoặt cho phong trào kiến trúc Metabolism Architecture, một không gian sống bền vững mà mọi người có thể mang theo nếu di chuyển đến nơi khác.

nakagin-capsule-5.jpeg

Nakagin Capsule Tower nằm trong khu phố Ginza, được xây dựng chỉ trong vòng 30 ngày hồi năm 1972. Kisho Kurokawa đã tạo ra hàng chục căn nhà theo dạng capsule với cửa sổ tròn lớn, nó được thiết kế để có thể tháo ra và thay thế riêng lẻ từng capsule. Từ ngoài nhìn vào, toà nhà sẽ trông giống một tổ hợp của nhiều máy giặt xếp chồng lên nhau. Các căn nhà này có thể gắn vào hoặc tháo ra một cách dễ dàng. Một ý tưởng khá táo bạo vào thời điểm mà nó được xây dựng.

[​IMG]

Tính đến tháng 10/2012, khoảng 30 trong số 140 capsule vẫn được dùng làm căn hộ, trong khi những capsule khác được dùng làm kho chứa hàng hoặc không gian văn phòng. Đến tháng 8/2017, các capsule vẫn được dùng để thuê với chi phí khá là rẻ.


nakagin-capsule-4.jpg

Tầm nhìn của Kurrokawa khi đó là mỗi capsule có thể thay thế được sau mỗi 25 năm, để giữ cho toà nhà luôn mới. Hướng đến đối tượng những người độc thân làm việc văn phòng ở Tokyo, cần một nơi để nghỉ ngơi tá túc với chi phí vừa túi tiền. Tuy nhiên, các vấn đề về quyền sở hữu và kinh phí có nghĩa là điều này khó có thể xảy ra. Kết quả là, những capsule vẫn ở yên trong toà nhà và ngày càng hư hỏng nặng nề.

nakagin-capsule-12.jpg

Phần lớn bê tông và thép đã rơi vào tình trạng xuống cấp và đối mặt với nguy cơ bị phá dỡ kể từ năm 2007. Mỗi capsule được xây dựng như một ngôi nhà hay văn phòng nhỏ, với diện tích sàn chỉ 10m2. Các căn nhà này được gắn vào 2 lõi bê tông nằm ở trung tâm toà nhà bằng 4 bu lông cao áp. Mỗi capsule đều được gắn độc lập, do đó việc thay thế hoàn toàn có thể diễn ra mà không ảnh hưởng đến những capsule khác. Các căn phòng này đều được trang bị các vật dụng tiết kiệm không gian như bàn gấp, giường xếp,… nhà vệ sinh thì có kích thước như trong máy bay.

nakagin-capsule-9.jpg

Capsule được làm từ lõi là khung cứng từ thép và bê tông, bên ngoài là giàn thép nhẹ được hàn hoàn toàn, bọc trong các tấm thép gia cường bằng thép mạ kẽm. Sau cùng là phủ sơn chống rỉ và hoàn thiện bằng lớp phun bóng Kenitex.

nakagin-capsule-14.jpg

Trên thực tế, hầu hết các toà nhà đều đã bị mục nát. Trong những năm gần đây, các toà nhà đã phải đối mặt với các vấn đề về ăn mòn đường ống và hư hỏng do nước. Chi phí bảo trì quá cao khiến một số chủ sở hữu capsule không thể chấp nhận được. Trong lần bỏ phiếu vào năm 2007, 80% chủ sở hữu đều chấp thuận việc phá dỡ toà nhà. Nước nóng ở toà nhà bị ngắt vào năm 2010. Năm 2014, các chủ sở hữu đã kêu gọi một quyên góp ở khắp nơi trên thế giới để trùng tu lại toà nhà.

Quảng cáo



Nicolai O Adventuresoff, nhà phê bình kiến trúc của The New York Times, mô tả Nakagin Capsule Tower là “kiến trúc tuyệt đẹp”, kết tinh của một lý tưởng văn hoá sâu rộng. Nhiều người trong giới kiến trúc đã phản đối việc phá huỷ toà nhà từ lâu. Thế nhưng số phận toà nhà đã được an bài.

nakagin-capsule-6.jpg

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm một người mua để chuẩn bị tài trợ cho việc trùng tu không thành công, chủ sở hữu và cư dân của Nakagin Capsule Tower đã quyết định bán nhà cho những người muốn trải nghiệm và tháo dỡ một số capsule còn sử dụng được trước khi việc phá huỷ toà nhà diễn ra vào 12/4.

nakagin-capsule-7.jpg

Maeda, một trong những người đầu tiên sở hữu nhà trong Nakagin Capsule Tower cho biết: “Chúng tôi chưa biết mình có thể giữ lại bao nhiêu capsule, nhưng chúng tôi dự định sẽ sửa chữa lại một số bộ phận đã xuống cấp và tân trang để gửi chúng cho các viện bảo tàng. Đây không phải là một kết thúc hoàn toàn cho toà nhà, tôi mong muốn nó có thể tiếp tục tồn tại ở một nơi khác.” Trước thông tin toà nhà sắp bị dỡ bỏ, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối, nhưng họ đều đồng ý rằng đây là quyết định đúng đắn, bởi toà nhà đã khá tồi tàn.

Theo (1), (2), (3)

Quảng cáo

38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài của Rubi này ae
khanhhn2
ĐẠI BÀNG
3 năm
Xây năm 1972 mà tương lai quá
@khanhhn2 Đây là 1 trong số những thiết kế hướng tới tương lai, mọi thứ gắn kết nhưng vẫn riêng lẻ, dễ dàng thay thế. Người ta hi vọng khi càng có nhiều toà nhà tương tự được xây thì giá cả mỗi capsule và công bảo trì cũng sẽ giảm theo nhưng tiếc là mọi thứ không như ý muốn, vì chi phí ban đầu quá cao và độ phủ sóng không đủ nhanh. Chưa kể thiết kế kiểu này khó hơn, phải chăm chút nhiều hơn vẽ 1 cái nhà thẳng đứng lắp kính lạnh lẽo.
Một số công trình tiêu biểu khác là tháp báo chí truyền hình Shizuoka, trung tâm hội nghị Kyoto, đại sứ quán Kuwait
vietkita
ĐẠI BÀNG
3 năm
@khanhhn2 năm 72 mà mấy ổng đã nghĩ ra cái này, ko biết 2022 các ống nghĩ ra cái gì rồi
@nightwish47 Ở đây là việc những thứ thuộc sở hữu chung như hệ thống điện nước luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các bên. Người thì muốn ráng thêm một thời gian, người thì muốn sửa ngay, người thì muốn dùng đồ xin hiện đại, người thì muốn vừa đủ dùng là được. Dẫn đến việc không thể nào thống nhất kinh phí để mà sửa chữa được.
@lucky10000 à, mình đang nói về khía cạnh từng căn, có vẻ bạn nói về chi phí bảo trì tổng thể nhỉ? Theo mình hiểu khoản chi phí bảo trì tổng thể thì cư dân/chủ nhà đóng cho công ty quản lý, họ lo phần đó.
@nightwish47 nếu áp dụng thời nay thì được, khi mà thời đại BĐS đắt đỏ, đất chật người đông thì việc xây nhà kiểu này sẽ tiện lời hơn rất nhiều.
sẽ có nhiều công ty tập đoàn lớn sẵn sàng nhảy vào thị trường nhà ở kiểu này rất béo bở, rộng lớn và phủ sóng nhanh
trandungxd
TÍCH CỰC
3 năm
Nhìn giống như nhiều cái máy giặt đặt chồng lên nhau, cơ bản là ý tưởng hay và đột phá thời bấy giờ,
kytero
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nền tảng ý tưởng của mình từ năm 3 đại học cho đến khi lập nghiệp tới giờ. Thế giới có nhiều nơi đất chật, người đông, nhưng chỉ có người Nhật mới nghĩ đến một thiết kế vị lai như thế này.
lehman1
TÍCH CỰC
3 năm
@kytero clq 7dragon ball ko
kytero
ĐẠI BÀNG
3 năm
@lehman1 Chắc là có 😁 cái capsule mà Buma hay quăng ra cũng chứa được cái nhà 😆
Nói chung cũng hay nhưng không tối ưu nên không được phát triển tiếp.
vietkita
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mé, 1972 mà nó đã xây như này rồi
Kết cấu tòa nhà hay Kết cục tòa nhà?
@Wukoi Hai câu trong tiêu đề không liên quan gì đến nhau đâu. Mod viết lung tung ấy mà.
ở VN chắc ko đc cấp phép xây dựng or nghiệm thu đưa vào sử dụng
Cũng giống như container sếp chồng lên nhau
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
Nhật bổn nhiều cái lạ quá. Sáng đọc này thấy rùng rợn người
https://vnexpress.net/83-ngay-cuoi-cung-cua-nguoi-nhiem-xa-cao-nhat-the-gioi-4445386.html
@traitay95 Nhật Bổn có nhiều cái đi trước thời đại lắm, như năm 2003-2004 ông anh rể mình cầm cái điện thoại gập về cho mình chơi game cũng đã bảo là nó dùng để thanh toán tiền, dùng để quẹt thẻ từ khi qua tàu điện ngầm, năm 2005 ổng đã nói Nhật đang nghiên cứu tàu điện từ rồi.
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
@gauto988 Dân tộc khác vs phần còn lại
demax
TÍCH CỰC
3 năm
Tòa nhà tồn tại 50 năm tuổi mà đặt tít là "kết cục" nghe nó không hợp lắm. Sao không đặt là "Số phận" chẳng hạn.
Hên là của Nhật chứ của TQ chắc không ai dám ở
long xu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Từ 1972, nể thiệt. Giáo dục là khởi nguồn ở Nhật
Blackcataz
TÍCH CỰC
3 năm
@long xu hq mạnh như vậy 1 phần là bê nguyên giáo dục bên nhật về thay vài chỗ sao cho hợp vs dân hàn là triển thôi
Blackcataz
TÍCH CỰC
3 năm
50 năm mà hàng nhật tã như này rồi. ko biết chung cư VN 50 năm sau khi xây dựng có đc như này ko nhỉ :3
@Blackcataz Tháp nghiêng Pisa tồn tại hơn 500 năm. ( Gần 1000 năm từ ngày khởi công).
Blackcataz
TÍCH CỰC
3 năm
@hackieuhoang 1 cái là biểu tượng văn hóa phải trùng tu khi gặp hỏng hóc thêm nữa Pisa đc làm từ đá cẩm thạch, bạn lại đi so sánh vs mấy căn chung cư đc làm từ bê tông thì chịu bạn rồi
lezardvn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Blackcataz Căn nhà dạng này 50 năm là thọ rồi á. Nó ko phải xây theo dạng bê tông cốt thép truyền thống có bê tông bên ngoài và sơn phủ bảo vệ thép mà là tất cả mọi chất thép đều lộ thiên, cần phải bảo dưỡng thường xuyên như tháp Eiffel ấy. Thiết kế kiểu này giúp gắn các capsule vào bộ khung thép bằng đai ốc dễ hơn, và có thể tháo capsule ra được. Thế nên nếu bảo dưỡng ko phù hợp thì cực kỳ nhanh rỉ nát, xuống cấp.
Còn những tòa nhà bê tông cốt thép từ những năm 1800 nó vẫn bền tới giờ nếu chịu chục năm phủ sơn 1 lần, bảo dưỡng kết cấu bên trong.
Kiến trúc hay quá 😍
1972 đến nay mà vẫn chỉ xuống cấp bấy nhiêu thôi mà chưa có sự cố gì nghiêm trọng, người Nhật kinh thật
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@chocolate12345 Đặc biệt nữa là xây mất 1 tháng 😆)
nhìn như kiểu các cái máy giặt cửa ngang chồng lên nhau
Cộng đồng mạng ở Nhật có kêu gào bảo vệ di sản ko nhỉ
Pony.
ĐẠI BÀNG
3 năm
@firework1805 Đọc bài đi bạn:
"sau một cuộc chiến dài hơi cho sự tồn tại của toà nhà này"

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019