Khái niệm về Decibel và những mức cường độ âm anh em lưu ý

cono`scenze
4/3/2020 3:35Phản hồi: 51
Khái niệm về Decibel và những mức cường độ âm anh em lưu ý
Decibel (viết tắt là dB) là đơn vị đo lường cường độ âm thanh. Thang đo dB có thể nói là hơi kì quặc, vì sự thay đổi của thang đo này được tính dựa trên hàm logarit (môn vật lý cơ bản ngày “í” chắc có lẽ anh em đã được học hoặc biết qua). Nói sơ một chút xíu thì hồi đó, mình có học một đại lượng tên là “Mức cường độ âm, kí hiệu L (đơn vị là dB)”.

Trong thang đo mức cường độ âm, âm thanh mà nghe được nhỏ nhất (gần như hoàn toàn im lặng) là 0 dB, thì 10 dB mang cường độ lớn hơn 10 lần mức 0 dB. 20dB thì lại lớn hơn 0 dB 100 lần, 30dB thì tương tự lớn hơn 1000 lần mức 0 dB, v.v… (được tính theo hàm log)

tinhte_decibel (1).png

Tuy nhiên, mình xin không nói qua về cách tính hay lý thuyết về các đại lượng này trong bài viết. Điều mà mình muốn chia sẻ là mức cường độ âm tham khảo để cho anh em hiểu thêm về độ lớn âm thanh mà anh em nghe trong môi trường xung quanh để anh em hình dung được âm lượng của mọi thứ diễn ra cuộc sống thường ngày.

Về lý thuyết thì hơi nhập nhằng xíu, dưới đây là ví dụ cụ thể cho anh em tham khảo: (trong điều kiện hoàn hảo, không có tạp âm)

- Gần như im lặng: 0 dB
- Tiềng muỗi bay: 20 dB
- Lá xào xạc, tiếng thì thầm: 30 dB
- Văn phòng im lặng: 50 dB
- Hội thoại thông thường: 60 dB - 70 dB
- Đường phố lúc đông người, nhà hàng đông khách: 80dB - 90 dB
- Còi oto, máy cưa, buổi hòa nhạc: 110 dB
- Động cơ máy bay cất cánh (đứng cách 25m): 120 dB - 130 dB
- Tiếng nổ súng hoặc pháo nổ, tiếng còi hụ ở khoảng cách 30m: 140 dB


tinhte_decibel (2).jpg
Anh em khi tham gia giao thông, kẹt xe thì chắc hẳn anh em sẽ rất khó chịu, không chỉ vì lí do mất thời gian mà nóng và ngoài ra mức cường độ âm rất lớn (tiếng động cơ, tiếng còi, tiếng nói chuyện, kèm thêm rất nhiều tạp âm khác cộng hưởng tạo nên một mức độ ồn rất cao > 90 dB)

Bất kể âm thanh nào trên 85 dB ít nhiều gây suy giảm thính lực, việc nghe lớn và trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm đến thính giác. Một khi điều đó thường xuyên diễn ra thì việc cảm nhận âm thanh của anh em sẽ có vấn đề. Ví dụ, nếu có một tiếng pháo nổ rất gần anh em (~140 dB, có cường độ âm gấp 10 triệu lần khi so với mức cường độ âm của cuộc hội thoại thông thường 70 dB), lúc này, anh em sẽ có cảm giác ù tai, mất cảm nhận tạm thời, và xuất hiện cơn đau tai trong thời gian vài phút hoặc lâu hơn.

Như vậy mới mỗi mức cường độ âm sẽ có thời gian khuyến nghị để tránh gây hại cho sức khỏe của chúng ta, 85dB (nói chuyện lớn tiếng) được khuyến nghị chỉ nghe ở mức dưới 8 tiếng liên tục mà thôi. Dưới 80dB là nằm trong khoảng an toàn, tuy nhiên mức độ tiếp xúc cũng phải "bình thường", có thời gian cho tai nghỉ ngơi nhé anh em.

Quảng cáo



tinhte_decibel (3).png
Bảng thời gian khuyến nghị khi tiếp xúc các ngưỡng độ lớn của âm thanh

Anh em có thể dùng thiết bị đo đạc mức cường độ âm của tiếng nhạc hay môi trường xung quanh anh em học tập và làm việc để hiểu và lựa chọn cho mình khoảng thời gian nghe cũng như độ lớn âm thanh mà anh em nghe nhé.
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tutk
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình không rõ tại sao các thiết bị audio như ampli, equalizer thường có những giá trị như -12db, -20db nhỉ? Phải chăng 0db vẫn chưa phải giá trị nhỏ nhất?
@CrowEye238 Đơn giản hoá. Đó là tỉ lệ đổ lớn công suất đầu vào với đầu ra, quy ra hàm logarit. 10log(4/0.5). Thay vì nói tỉ lệ khuếch đại là 8 lần. Thì họ nói là 9.0xx dB thôi.
@tutk anh em đọc tham khảo thêm bài này nha...
https://www.cablechick.com.au/blog/why-does-my-amplifier-use-negative-db-for-volume/
@tutk Theo mình thì có lẽ nó là sóng âm mà tai người ko nghe được vd như cá heo chẳng hạn...
@tutk Trên equalizer mỗi cần tương đương với âm lượng 1 tần số . Gạt lên thì tăng âm lượng tần số đó tương ứng với con số bên cạnh là giá trị bạn đang tăng lên. Tương tự bạn gạt xuống ( - ) là giảm âm lượng tần số đó . +- là tăng giảm chứ ko phải giá trị cuối cùng nha bạn .
quá chi tiết
Thông tin chưa nhiều nhưng ít ra nóa là một bài viết hữu ích trong hàng đống bài viết nhảm 😆
huucanh.tran
ĐẠI BÀNG
5 năm
không thấy hình chị hàng sớm kêu cứu vào nữa đêm nhĩ, mình đoán khoảng 120db. 1 tuần chị kế bên nhà mình kêu cứu 2 3 lần gì đó khó chịu vl.
@huucanh.tran haha... cái đó có khi không đo được luôn á...
DAHT
ĐẠI BÀNG
5 năm
@huucanh.tran Mình ko hiểu lắm, chị ấy bị gì vậy bác?
huucanh.tran
ĐẠI BÀNG
5 năm
@DAHT bị a đâm hay tự mình đâm mình gì đó mình ko biết. chất lần sau mình báo công an.
Mấy anh nam lưu ý: Lá xào xạc, tiếng thì thầm: 30 dB nhé
Lên youtobe tìm video về ngưỡng nghe (từ 20 Hz đến 20 000 Hz), không phải độ ồn trong bài viết này. mấy loại loa vi tính hay loa ngoài điện thoại không thể phát tần số thấp và cao, đeo tai nghe vào thì mới nghe được. Ae thử nghe xem tai mình còn thính k0 ???? Hoặc tải ứng dụng đo độ ồn về, nửa đêm im lặng bật lên đo.
@A to Z Phát được. Mà do dãi động của nó nhỏ. Không kéo hết dãi tần số 20Hz đến 20Khz thôi. Hoặc do nhiễu lớn (khoảng cách từ tai đến loa)
Mình thì chỉ biết tăng cường độ âm thanh trong audition sao cho ko quá 0dB thôi 😃
Chào bạn, trong bài viết bạn đề cập chưa chuẩn xác, cụ thể đơn vị đo lường bạn đang nói đến ở đây là dbA (A weighted), là cách đo dựa vào (xấp xỉ) phản hồi của tai người với các tần số khác nhau, khác với dbZ, là mức phản hồi như nhau ở mọi tần số. Điều này có nghĩa, ở 10Hz kể cả âm lượng là 100dBZ thì tai người vẫn NGHE thấy là 0dBA (ko nghe thấy gì), tuy nhiên lúc đó cơ thể vẫn cảm nhận được do mức năng lượng rất lớn (nếu bạn nghĩ bạn "nghe" thấy thì một là bạn nghe harmonic distortion, hai là bạn là siêu nhân), điều này cũng đúng cho những tần số trên 20-22kHz. Rất rất nhiều bài viết, cả trong nước, lẫn nước ngoài, đều thường xuyên mắc lỗi này và gây ra ko ít nhầm lẫn cũng như khó hiểu cho người đọc. Mình nghĩ bản thân người viết cũng không thật sự hiểu hết những gì mà bản thân đề cập. Tuy nhiên việc ghi các đại lượng khoa học chính xác rất quan trọng để hiểu đúng những gì cần truyền đạt. Hi vọng mình đã giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@Adom Doledas Vậy còn dBC và dBF nữa thì sao bạn?
C weighting dựa vào mức phản hồi của tai người với cường độ tối đa (đỉnh/peak) mà âm thanh tác động đến, khác với cách chúng ta cảm nhận/cảm thụ âm thanh như A weighting (thường là rms level và dựa vào Fletcher Munson curve) nên không được sử dụng rộng rãi ngoài môi trường chuyên dụng. dBF thì mình chưa biết bao giờ, trừ khi bạn đang nói đến lĩnh vực khác âm thanh, hoặc bạn đang đề cập đến dBFS (digital full scale).
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@Adom Doledas Mình có đọc nhưng cũng mơ hồ quá. Theo đo nó có 4 chế độ lấy mẫu A, C, Z, F
F0E68744-9017-4088-AE92-4C90948DB246.jpeg
@ngsangmt À, "dBF" mà bạn đề cập ở đây là Flat weighting, nghĩa là ko áp dụng weighting vào phản hồi tần số trong đo đạc, nhưng nhược điểm là luôn phải đề cập khoảng tần số được đo, và do đó đã từ lâu ko còn được áp dụng mà thay bằng Z weighting. Ngoài ra còn có Lin hay Linear Weighting, với ý nghĩa tương tự như Flat và cũng được thay thế bởi Z (10-20kHz +-1.5dB) .
Khen tai ae bay lắc cả đêm trong p kara <30m2 mà nghe bằng loa công suất lớn chắc tầm >130dB.
cho mình hỏi có thể quy chiếu 1 cách tương đối giữa mức độ dB và mức loa (tai nghe, speaker, etc.) không?
Ví dụ như cỡ 50% âm lượng của tai nghe hoặc lấy 1 tai nghe điển hình (Sony, EarPod Apple) để làm quy chiếu tương quan giữa mức volume ứng với mức ồn để anh em hay nghe tai nghe có thể cân nhắc set volume cho phù hợp.
Thanks!
loihai
ĐẠI BÀNG
5 năm
@borntobemaster Thường Đt đã có phần đó rồi bác, khi bác chỉnh lên ĐT sẽ báo vượt mức âm lượng (mức này các hãng đã đo rồi, tầm khoarg 85-90 như bài viết), cứ quá mức đó là tính lên
@loihai À, giờ mình mới để ý. Đúng là khi bấm lên 1 mức là nó cảnh báo, haha.
Thanks bác nhiều nha!
Làm bài giải thích về độ nhạy dB trên tai nghe đi
Ở Việt Nam ta hơi coi thường về vụ âm thanh này, vì thấy một số ngành nghề có mức độ âm thanh khủng khiếp, nhưng chả thấy ai có đồ bảo vệ đôi tai.
Cái này vẫn còn nhớ này
L= log I/Io với
Io là cường độ âm chuẩn bằng 10^-12
I là cường độ âm
@dangnhatanh1412 Kkk...
Theo mình biết tần số khác nhau cũng ảnh hưởng đến cảm nhận về độ lớn âm thanh mặc dù cùng độ lớn âm lượng. Ví dụ 20hz 30dB nghe nhỏ hơn 3000hz 20dB. Điều đó có lẽ do đặc thù cộng hưởng của tai, nghe lớn nhỏ như thế nào đôi khi khác nhau giữa từng người. Một điều thú vị nữa nếu bạn thu âm lại sau đó nghe lại chính giọng mình sẽ thấy giữa giọng bạn tự nghe trực tiếp và thiết bị phát lại có khác nhau. Do đó để biết được người khác cảm nhận về giọng nói của bạn như thế nào, bắt buộc phải thu âm và nghe lại!
@hnammad Cái bạn nói đến thường được diễn đạt bằng Fletcher-Munson curve.
@hnammad Con người nhe âm cao thính hơn âm trầm, còn về vj thu âm thì giọng của mình nó khác khi nghe trực tiếp vì âm thanh còn truyền qua khoang miệng, xương hàm, xương sọ, đến tai nữa chứ không phải truyền qua mỗi không khí nên bản thu âm bạn nghe lại luôn có giọng cao hơn lúc bạn nói trực tiếp.
Tai mình vào chỗ cực kỳ yên tĩnh thường có tiếng như reo reo, vang vang đều rất khó tả kiểu như cắm điện vào dàn âm thanh mà khi chưa bật gì ấy, không biết mọi người có cảm giác vậy ko nhỉ?
@trieuniemvui mình cũng bị vậy
jmnguyen
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bản thân minh bị rớt ở mức 90db nên âm thanh ở mức này mình sẽ ko thể nghe đc, nguyên nhân b.sỹ nói do mình lv trong môi trường cơ khí và bị cấm chơi các loại nhạc khí....

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019