Trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có các dòng ĐTDĐ mới của Samsung là có tính năng cộng thêm này
Nếu bạn thường xem các bộ phim hành động với chủ đề bắt cóc con tin, bạn sẽ thấy cảnh nạn nhân đợi lúc kẻ xấu không để ý sẽ cho tay vào túi nhắn tin hoặc nhấn nút gọi người thân đến cứu từ chiếc ĐTDĐ. Tuy nhiên, chuyện này khó thực hiện được ở ngoài đời vì bạn sẽ gặp khó khăn khi nhấn phím mà không nhìn vào chiếc điện thoại.
Ngày nay, những cải tiến trên ĐTDĐ sẽ giúp bạn báo tin với người thân về tình trạng nguy hiểm của mình dễ dàng, nhanh chóng hơn. Trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có các dòng ĐTDĐ mới của Samsung là có tính năng cộng thêm này. Khi gặp nguy hiểm, bạn nhấn 4 lần ở một nút nằm bên hông chiếc ĐTDĐ hoặc ở một phím nào đó tùy mỗi máy mà không cần nhìn vào điện thoại. Điện thoại của bạn sẽ tự động gửi tin nhắn đến một hoặc nhiều số ĐTDĐ của người thân, bạn bè mà bạn đã cài sẵn trong máy. Trên màn hình điện thoại của người thân sẽ hiện lên dòng chữ “Cấp cứu, gọi lại tôi, tôi đang gặp nguy hiểm” cùng với tiếng chuông rất to. Khi người thân nhấn nút gọi lại, điện thoại của bạn sẽ tự kết nối và bắt đầu hoạt động như chiếc máy ghi âm. Nếu bạn bị bắt cóc hoặc đang gặp tai nạn nào đó, người thân sẽ nghe được âm thanh xung quanh, nghe tiếng bạn nói hoặc giọng của kẻ bắt cóc và hiểu được chuyện gì đang xảy ra với bạn. Đây là tính năng rất cần thiết, có thể bạn không dùng thường xuyên nhưng khi đang ở tình trạng nguy hiểm, bạn sẽ thấy tính năng này có ích như thế nào. Tuy nhiên, có một điều hạn chế là để thực hiện được tin nhắn SOS, bạn và người thân phải dùng điện thoại Samsung. Bạn phải báo trước với người thân, bạn bè mà bạn chọn trong danh sách gửi tự động để họ khỏi bất ngờ, nếu không họ sẽ không hiểu chuyện gì xảy ra và không đến cứu bạn kịp thời. Đặc biệt, trường hợp máy của bạn hết pin hoặc chưa nạp tiền hay chỗ bạn ở không có sóng thì cũng không thể dùng chức năng này.
[NLĐ]
Vậy còn với ta thì sao? Theo mình thì dùng BlackBerry nó có quy định các phím bấm gấp, nhấn 1 phím trong vòng 3 giây nó sẽ hỏi bạn muốn gán cho địa chỉ nào. Sau khi gán xong phím đó, hãy nhấn lại phím đó và giử trong 3 giây => số điện thoại sẽ được gọi tự đọng. Tuy nhiên không có tính năng ghi âm như trong bài viết mà NLĐ đưa tin, hy vọng là sẽ sớm có dịch vụ này.
Nếu bạn thường xem các bộ phim hành động với chủ đề bắt cóc con tin, bạn sẽ thấy cảnh nạn nhân đợi lúc kẻ xấu không để ý sẽ cho tay vào túi nhắn tin hoặc nhấn nút gọi người thân đến cứu từ chiếc ĐTDĐ. Tuy nhiên, chuyện này khó thực hiện được ở ngoài đời vì bạn sẽ gặp khó khăn khi nhấn phím mà không nhìn vào chiếc điện thoại.
Ngày nay, những cải tiến trên ĐTDĐ sẽ giúp bạn báo tin với người thân về tình trạng nguy hiểm của mình dễ dàng, nhanh chóng hơn. Trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có các dòng ĐTDĐ mới của Samsung là có tính năng cộng thêm này. Khi gặp nguy hiểm, bạn nhấn 4 lần ở một nút nằm bên hông chiếc ĐTDĐ hoặc ở một phím nào đó tùy mỗi máy mà không cần nhìn vào điện thoại. Điện thoại của bạn sẽ tự động gửi tin nhắn đến một hoặc nhiều số ĐTDĐ của người thân, bạn bè mà bạn đã cài sẵn trong máy. Trên màn hình điện thoại của người thân sẽ hiện lên dòng chữ “Cấp cứu, gọi lại tôi, tôi đang gặp nguy hiểm” cùng với tiếng chuông rất to. Khi người thân nhấn nút gọi lại, điện thoại của bạn sẽ tự kết nối và bắt đầu hoạt động như chiếc máy ghi âm. Nếu bạn bị bắt cóc hoặc đang gặp tai nạn nào đó, người thân sẽ nghe được âm thanh xung quanh, nghe tiếng bạn nói hoặc giọng của kẻ bắt cóc và hiểu được chuyện gì đang xảy ra với bạn. Đây là tính năng rất cần thiết, có thể bạn không dùng thường xuyên nhưng khi đang ở tình trạng nguy hiểm, bạn sẽ thấy tính năng này có ích như thế nào. Tuy nhiên, có một điều hạn chế là để thực hiện được tin nhắn SOS, bạn và người thân phải dùng điện thoại Samsung. Bạn phải báo trước với người thân, bạn bè mà bạn chọn trong danh sách gửi tự động để họ khỏi bất ngờ, nếu không họ sẽ không hiểu chuyện gì xảy ra và không đến cứu bạn kịp thời. Đặc biệt, trường hợp máy của bạn hết pin hoặc chưa nạp tiền hay chỗ bạn ở không có sóng thì cũng không thể dùng chức năng này.
[NLĐ]
Vậy còn với ta thì sao? Theo mình thì dùng BlackBerry nó có quy định các phím bấm gấp, nhấn 1 phím trong vòng 3 giây nó sẽ hỏi bạn muốn gán cho địa chỉ nào. Sau khi gán xong phím đó, hãy nhấn lại phím đó và giử trong 3 giây => số điện thoại sẽ được gọi tự đọng. Tuy nhiên không có tính năng ghi âm như trong bài viết mà NLĐ đưa tin, hy vọng là sẽ sớm có dịch vụ này.