IFA 2024

IFA 2024


Không phải AI hay 8K, nội dung HDR 4,000 nit mới là mục tiêu theo đuổi tiếp theo của Sony

AmbitiousMan
12/5/2024 15:52Phản hồi: 3
Không phải AI hay 8K, nội dung HDR 4,000 nit mới là mục tiêu theo đuổi tiếp theo của Sony
TV và đầu phát Blu-ray hỗ trợ HDR lần đầu xuất hiện vào năm 2015, cùng sự nở rộ của các nền tảng trực tuyến, nội dung HDR dần phổ biến rộng rãi trong ngành. Ban đầu, tiêu chuẩn độ sáng là 1,000 nit đối với đa số video HDR bạn xem ở định dạng HDR10 cơ bản nhất.

Một số ít nội dung HDR có độ sáng cao hơn, lên tới 4,000 nit (The Great Gatsby, The Angry Birds Movie, Storks, In the Heart of the Sea) hoặc thậm chí 10,000 nit (Gran Turismo 7). Các con số bạn vừa đọc - 1,000 hay 10,000 nit - ám chỉ đỉnh sáng đạt được ở 1 số chi tiết nhất định trên 1 phân vùng nhỏ, không phải toàn màn hình và cũng không kéo dài lâu. Cùng là ngọn lửa hoặc ánh nắng mặt trời ở cùng 1 khung hình, nhưng nguồn video HDR thiết lập tại 1,000 nit sẽ khác với 4,000 nit.

Chỉ có điều, HDR 1,000 nit vẫn đang phổ biến nhất và Sony muốn thay đổi hiện trạng này. Hãng cố gắng xây dựng hệ sinh thái HDR lấy mốc 4,000 nit làm đích đến.


“Gran Turismo 7” là 1 trong số các title HDR cực hiếm hiện nay đạt tới đỉnh sáng 10,000 nit, cấu hình cao nhất của video HDR


Nguyên mẫu TV 8K HDR đỉnh sáng 10,000 nit năm 2018, "bị đồn" là nguyên nhân khiến sự kiện năm đó mất điện (ảnh: CNET)

Trên thị trường, phần lớn TV 4K HDR không vượt quá được 1,000 nit trừ khi đó là mẫu cao cấp. Các hãng TV hiện đang tích cực chạy đua độ sáng nên sẽ ngày càng nhiều mẫu có thể vượt qua 1,000 nit khi phát nguồn HDR. Tuy nhiên, đỉnh sáng chạm đến mốc 4,000 nit thì vẫn khá hiếm. Ngay cả các flagship xịn sò năm ngoái như Bravia XR miniLED X95L hay OLED S95C cũng không “đú” nổi.

Một thách thức nan giải hơn nữa mà Sony muốn giải quyết còn nằm ở thượng nguồn Hollywood. Nơi các hãng sản xuất TV khác không hiện diện.

Những studio Hollywood bây giờ chủ yếu làm việc trên màn hình tham chiếu TRIMASTER OLED X300, mệnh danh "huyền thoại studio" với công nghệ RGB OLED 2 lần nhận giải Emmy thành tựu kỹ thuật. Nó có đỉnh sáng 1,000 nit và được tín nhiệm rộng rãi trong ngành, nhiều nhà làm phim và colorist tôn thờ. Nhưng rõ ràng không thể color grading nội dung ở 4,000 nit như Sony muốn.


Ý nghĩa của công nghệ HDR là mở rộng pipeline so với SDR để hình ảnh trở nên chân thực hơn, bắt đầu ở tiêu chuẩn 1,000 nit và bây giờ Sony muốn nâng nó lên 4,000 nit

Màn hình LCD Full HD có giá 40,000 USD với hệ thống tản nhiệt chất lỏng, thiết kế “cục mịch” cùng cân nặng 68 kg

Từng có mẫu màn hình tham chiếu Dolby Pulsar làm mát bằng chất lỏng có thể đạt 4,000 nit. Nó trang bị panel LCD 42 inch Full HD 120Hz, giá bán lẻ đề nghị 40,000 USD khi bán ra năm 2012. Hệ thống đèn nền RGB LED (đèn nền trên TV chúng ta là Blue LED kết hợp 1 số công nghệ tạo màu như là chấm lượng tử) trang bị công nghệ độc quyền, cho phép điều chỉnh chính xác từng cụm RGB LED theo từng khung hình hiển thị trên tấm LCD theo thời gian thực, có tất cả 1,500 cụm.

Quảng cáo


Song, nó dừng sản xuất từ lâu, thành ra, trong ngành thiếu hụt công cụ làm việc có thể thúc đẩy ......... Chưa kể theo gout của 1 số nhà làm phim thì họ thích phong cách cũ hơn. Đây hoàn toàn là tư duy sáng tạo của cá nhân họ nên không ép buộc được.

Nhiều khía cạnh khác như camera thì đã đáp ứng được. Ngày nay, không thiếu máy quay có thể ghi hình lên đến 8K với độ sáng thu nhận trên 4,000 nit. Ví dụ CineAlta VENICE của chính Sony. Phim quay bằng phim nhựa có thể quét lại và xử lý để tái phát hành ở định dạng 4K HDR chất lượng cao. Các tiêu chuẩn HDR gồm HDR10, HDR10+ hay Dolby Vision đều đã sẵn sàng và chuẩn hóa. Các nền tảng streaming video hay console cũng vậy.

HDR workflow.jpg
Minh họa HDR workflow tại 1 studio, màn hình X300 để color grading nội dung HDR ở 1,000 nit, cái DM250 thì làm việc với SDR ở 100 nit, còn 2 chiếc TV OLED LG để xem preview
Apple trimaster 1.jpg
Màn hình tham chiếu TRIMASTER “từ trên trời rơi xuống” tại sự kiện ra mắt Studio Display XDR từng khiến cộng đồng chuyên nghiệp dậy sóng 1 thời

Bây giờ, 2 điểm nghẽn cổ chai nổi lên hiện nay là màn hình trên TV tiêu dùng ở phòng khách và màn hình tham chiếu trong studio Hollywood. Cùng với đó là khuyến khích các nhà làm phim chuyển sang quy trình làm việc HDR mới. Tập đoàn Nhật Bản vừa hay lại có thể giải quyết 2 điểm này vì họ làm cả 2 loại sản phẩm. Hãng đặt mục tiêu thay đổi ngành công nghiệp điện ảnh lẫn thị trường TV, phá vỡ “bức tường” 1,000 nit để thiết lập 4,000 nit làm tiêu chuẩn tham chiếu mới.

Với sự hiện diện rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, công ty có vị thế đặc biệt để thúc đẩy sự thay đổi đó. Họ sở hữu Sony Pictures đứng sau nhiều xưởng phim, Sony Interactive quản lý nhiều studio phát triển video game, Sony Electronics tham gia phát triển máy quay điện ảnh lẫn màn hình tham chiếu. Và đương nhiên, bộ phận Electronics cũng bán cả TV với 1 số flagship được đánh giá hàng đầu thị trường về chất lượng hiển thị. Bộ phận Pictures còn cho studio khác thuê các điểm sản xuất bên ngoài khuôn viên, do đó tầm ảnh hưởng còn vượt xa các tựa phim do chính họ làm ra.

Quảng cáo



Họ là công ty duy nhất trên thế giới bao trùm 4 khía cạnh xung quanh nội dung: thiết bị tiêu thụ; công cụ sáng tạo; phương tiện lưu trữ; tiêu chuẩn nghe nhìn. Vị trí độc nhất đó cho phép tập đoàn theo đuổi nhiều việc cùng 1 lúc, điều mà Canon, Flanders Scientific (FSI), Samsung hay LG đều không thể vì chuyên môn của họ chỉ cho phép theo đuổi 1 cái. Ở đây, Sony tập trung vào 2 nút thắt cổ chai:

image.png
Dải sản phẩm công nghệ L2D (Light to Display), hình như lens cinema thì Sony lại không có

  • Ra mắt TV tiêu dùng cao cấp với bước đầu tiên là Bravia 9, được dự đoán ban đầu có thể đạt đỉnh sáng 4,000 nit.
  • Cung màn hình chuyên nghiệp TRIMASTER HX BVM-HX3110 để color grading tại studio Hollywood. Tấm nền LCD dual-cell, đạt đỉnh sáng 4,000 nit ở cửa sổ trắng 10% diện tích màn hình và 1,000 nit toàn màn hình.
Khó nhất vẫn là thói quen làm việc của nhà sáng tạo. Hãng tiết lộ khách hàng Company 3, studio hậu kỳ chịu trách nhiệm color grading cho 80% dự án phim ở Hollywood, vẫn "đắm đuối" với X300 được nhắc đến ở trên. Ngay khi biết Sony dừng sản xuất mẫu này để chuyển sang LCD dual-cell, studio đã gấp rút thu gom toàn bộ số còn lại trong kho. Sự tôn thờ huyền thoại studio trong giới Hollywood mãnh liệt đến mức, hãng thừa nhận sản phẩm thay thế BVM-HX310 đã không bán chạy như kì vọng.

Sau khi ra HX3110, họ buộc phải giảm giá HX310 để phổ cập nó đến nhiều khách hàng hơn. Để thay thế được “huyền thoại studio” không phải chuyện đơn giản. Dù vậy, 1 số nhân vật tại Hollywood đã nhìn thấy tiềm năng của mẫu màn hình LCD dual-cell mới. Đạo diễn Joseph Kosinski (Top Gun: Maverick, Tron: LegacyOblivion) đánh giá cao HX3110 tại Sony Pictures Studios:

“Tôi vô cùng ngạc nhiên với độ sáng 4,000 nit. Thật khó tin là công nghệ màn hình đã tiến xa như vậy chỉ sau vài năm. Thật hào hứng khi được làm việc cùng nó trong dự án mới [liệu có phải MI7 Part 2 không ta]. Chúng tôi có ngoại cảnh ban ngày và chi tiết HDR hiện lên theo 1 cách cực kì tự nhiên.”


Từ trái sang phải: HX310 (LCD dual-cell 1,000 nit) - HX3110 (LCD dual-cell 4,000 nit) - X300 (RGB OLED 1,000 nit)

Đạo diễn Joseph Kosinski (trái) và đạo diễn hình ảnh Claudio Miranda (giữa) trong sự kiện tổ chức tại Sony Pictures Studios, Culver City

Còn theo đạo diễn hình ảnh từng đoạt giải Oscar Claudio Miranda (Life of Pi, Top Gun: Maverick), bản demo Top Gun mà ông được xem vô cùng chính xác, phản ánh đúng những gì họ ghi lại được.

Trong ngành hiện nay cũng tồn tại nhiều mối quan hệ hợp tác, ví dụ TV OLED của LG hay Panasonic được sử dụng làm màn hình khách trong studio. Chính Sony cũng thừa nhận, có 1 số studio yêu cầu sử dụng King of TV 4K A95L của họ để phục vụ color grading, bất chấp việc chạy firmwave tùy chỉnh riêng sẽ làm mất bảo hành. 1 xu hướng khác là gần đây, FSI đã bán ra vài mẫu tham chiếu trang bị panel QD-OLED từ SDC với đỉnh sáng 1,000 nit, giá từ 11,000 đến 23,000 USD.

Việc thuyết phục Hollywood và ngành công nghiệp video game phát hành nội dung HDR ở độ sáng hàng ngàn nit, thậm chí 10,000 nit không hề dễ. Hiện tại, Gran Turismo 7 là 1 trong số cực ít nội dung có bản HDR đạt tới 10,000 nit. Màn hình color grading cho nó chính là nguyên mẫu TV từng trưng bày ở CES 2018, độ phân giải 8K và đỉnh sáng 10,000 nit, vẫn đang hoạt động tại văn phòng Tokyo.

Phóng viên FlatpanelsHD đã 2 lần được mục kích HX3110 4,000 nit so sánh side-by-side với HX310 (1,000 nit) và X300 (1,000 nit). Kết quả là bộ phim Alpha bản HDR thực sự rất thuyết phục. Tại cơ sở của Sony Pictures, hãng phim cho biết đây là bản tham chiếu không phát hành rộng rãi, bản phim bán cho người tiêu dùng chỉ dừng lại ở 1,000 nit. Do vậy, sẽ thiếu chính xác nếu vội đánh giá chất lượng phim chỉ qua con số độ sáng, vì bạn không thể trực tiếp cảm nhận được.


Phía trên là đèn nền miniLED đang hoạt động lộ thiên, dưới là hình ảnh tương ứng của màn LCD (Ảnh: FlatpanelsHD)

Bên trái là mẫu Neo QLED QN90C còn bên phải là Bravia 9, trang bị hệ thống đèn nền mới, thuật toán mới, LED driver IC 22-bit mới, ước tính có 1,920 vùng làm mờ và đỉnh sáng có thể đạt 4,000 nit (ảnh: Future)

Tất nhiên đây chỉ là demo tại sự kiện ra mắt TV Bravia 2024 tổ chức ở Sony Pictures Studios, chúng ta không nên phán xét vội mà cần chờ thêm các bài đánh giá chuyên sâu và so sánh trực tiếp sau này (ảnh: The Hollywood Reporter)

Không phải 8K, Sony tin rằng 4,000 nit mới là mục tiêu tiếp theo cần chinh phục để thúc đẩy công nghệ HDR. Và cũng trong sự kiện ra mắt TV vừa qua, hãng rất ít đề cập đến công nghệ AI như các hãng khác, chỉ tập trung theo đuổi nâng cao chất lượng hình ảnh. Vẫn là phong cách 1 mình 1 ngựa đặc trưng bảo thủ của người Nhật, không quan tâm xu hướng vận động của các đối thủ.

*Màn hình LCD chuyên nghiệp đỉnh sáng 4,000 nit, giá khoảng 30,000 USD.
*Sony phát triển công nghệ đèn nền TV mới.




Nguồn: ​
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm tắt bằng AI cho các bác nào lười đọc giống e
Mục Tiêu HDR 4,000 Nit của Sony

HDR Hiện Tại: HDR phổ biến với tiêu chuẩn độ sáng 1,000 nit. Một số nội dung HDR đạt 4,000 nit và hiếm hoi lên tới 10,000 nit.
Sony và HDR: Sony đặt mục tiêu phát triển hệ sinh thái HDR với đỉnh sáng 4,000 nit, vượt qua tiêu chuẩn hiện tại.
Thách Thức:
Thiết bị Hiển Thị: Phần lớn TV HDR không vượt quá 1,000 nit. Các mẫu cao cấp mới có thể đạt được mức này.
Hollywood: Sony muốn Hollywood sản xuất nội dung HDR 4,000 nit, nhưng các studio chủ yếu sử dụng màn hình có đỉnh sáng 1,000 nit.
Công Nghệ HDR: Mở rộng dải động so với SDR, làm cho hình ảnh trở nên chân thực hơn.
Giá Cả và Công Nghệ: Màn hình tham chiếu Dolby Pulsar từng đạt 4,000 nit nhưng giá cao và đã ngừng sản xuất.
Tiêu Chuẩn và Hỗ Trợ: Các tiêu chuẩn HDR như HDR10, HDR10+ và Dolby Vision đã sẵn sàng và được chuẩn hóa.
@pro744 Vấn đề là đẩy độ sáng lên cao thì độ tương phản sẽ bị kém, dẫn tới màu sắc ko đẹp đc.
Với lại, ai xem tivi trong không gian bị chiếu đèn quá sáng, tầm 2000 nit là quá ok để coi rồi nhỉ. Giờ đợi phổ cập tivi Oled 2000 nit là ok, hiện tại Oled 1000nit đã đc phổ dần rồi 😅
Bum2daK
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Sony skip OLED năm nay thì LG G4 lại bú giải King of TV rồi 😔

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019