Theo thống kê từ ec.europa.eu, tính đến năm 2020, cơ cấu sử dụng năng lượng của các nước châu Âu như sau: 40.8% năng lượng tái tạo, 30.5% năng lượng nhiệt hạt nhân, 14.6% năng lượng hoá thạch rắn, 7.2% năng lượng từ khí tự nhiên, và dầu mỏ chiếm 3.7%. Có thể thấy, tỉ trọng phần trăm năng lượng hoá thạch rắn của châu Âu đang nằm ở mức thấp nếu so với các nước khác. Tuy nhiên phân bổ này có thể sẽ thay đổi trong bối cảnh các nước đang gặp khủng hoảng năng lượng.
Hiện tại, các doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt của Nga đang tìm cách để thay thế phần năng lượng thâm hụt do Nga tạo ra. Châu Âu đang lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn sẽ diễn ra vào mùa Đông năm nay nếu tình hình cứ tiếp tục kéo dài. Nhiều nước như Ý hay Đức hiện phải ban bố tình trạng khẩn và thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng, đồng thời họ có thể sẽ đưa các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá vốn đã đóng trở lại hoạt động.
Thực tế, cuộc xung đột của Nga chỉ là một phần khiến câu chuyện trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Châu Âu vốn đã gặp tình trạng thiếu hụt năng lượng bắt đầu từ mùa Thu năm ngoái. Khủng hoảng năng lượng khiến chi phí sinh hoạt trở nên đắt đỏ hơn. Và không chỉ tăng giá năng lượng, chính phủ các nước thậm chí còn không đủ năng lượng để bán cho người dân.
Nguồn tin từ AP cho biết hiện tại, các mỏ khai thác than lớn nhất ở Hy Lạp đã bắt đầu hoạt động trở lại. Quá trình sản xuất than đá đang bắt đầu được đẩy mạnh, không chỉ ở Hy Lạp mà còn ở nhiều nơi khác trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài. Các nhà chức trách ở Châu Âu hiện tại đang rất cân nhắc việc trở lại sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chính yếu.
Tính đến quý 4 năm 2021, năng lượng từ than đá đã tăng đến 19%, nhiều hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác đang được sử dụng tại châu Âu. Điều này cho thấy vai trò của Nga lớn thế nào trong việc “giữ châu Âu được thắp sáng”. Nga cung cấp tổng cộng đến 40% khí đốt ở châu Âu vào năm ngoái, đồng thời cũng chiếm 27% về lượng dầu.
Tham khảo (1), (2)
Hiện tại, các doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt của Nga đang tìm cách để thay thế phần năng lượng thâm hụt do Nga tạo ra. Châu Âu đang lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn sẽ diễn ra vào mùa Đông năm nay nếu tình hình cứ tiếp tục kéo dài. Nhiều nước như Ý hay Đức hiện phải ban bố tình trạng khẩn và thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng, đồng thời họ có thể sẽ đưa các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá vốn đã đóng trở lại hoạt động.
Thực tế, cuộc xung đột của Nga chỉ là một phần khiến câu chuyện trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Châu Âu vốn đã gặp tình trạng thiếu hụt năng lượng bắt đầu từ mùa Thu năm ngoái. Khủng hoảng năng lượng khiến chi phí sinh hoạt trở nên đắt đỏ hơn. Và không chỉ tăng giá năng lượng, chính phủ các nước thậm chí còn không đủ năng lượng để bán cho người dân.
Nguồn tin từ AP cho biết hiện tại, các mỏ khai thác than lớn nhất ở Hy Lạp đã bắt đầu hoạt động trở lại. Quá trình sản xuất than đá đang bắt đầu được đẩy mạnh, không chỉ ở Hy Lạp mà còn ở nhiều nơi khác trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài. Các nhà chức trách ở Châu Âu hiện tại đang rất cân nhắc việc trở lại sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chính yếu.
Tính đến quý 4 năm 2021, năng lượng từ than đá đã tăng đến 19%, nhiều hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác đang được sử dụng tại châu Âu. Điều này cho thấy vai trò của Nga lớn thế nào trong việc “giữ châu Âu được thắp sáng”. Nga cung cấp tổng cộng đến 40% khí đốt ở châu Âu vào năm ngoái, đồng thời cũng chiếm 27% về lượng dầu.
Tham khảo (1), (2)