Lần đầu đạp xe đi xa sẽ rất thử thách nhưng háo hức, anh em nên chuẩn bị tốt cả về tinh thần, sức khoẻ lẫn các trang bị nhé.
Tuỳ theo sức mỗi người, một buổi đạp đi xa sẽ có khoảng cách khác nhau. Như mình thấy đạp khoảng 60km là xa rồi. Trong một ngày, mình từng đạp 90km, 120km, 160km, lần nào cũng thử thách và tiêu hao sức lực.
Một số kinh nghiệm dưới đây hy vọng sẽ bổ ích cho anh em.
Thú vui của đạp xe bao gồm rèn luyện sức khoẻ và ngắm cảnh trên đường. Do đó, khi lên kế hoạch cho cung đường sẽ đạp, anh em nên thêm vào các đoạn đường có cảnh đẹp, có những địa danh nổi tiếng,… Việc này vừa kích thích tinh thần đạp, vừa biến mỗi điểm đến thành một mốc để mình nghỉ ngơi.
Ví dụ khi mình đạp từ Sài Gòn đi Long An thì đạp theo hướng Đức Hoà chứ không đi Quốc lộ 1, vừa ngắm đồng lúa đẹp đẽ vừa tránh xe lớn. Hoặc đạp đi Vũng Tàu thì mình đi hướng Cát Lái để qua rừng cao su, qua phà,…
Tuỳ theo sức mỗi người, một buổi đạp đi xa sẽ có khoảng cách khác nhau. Như mình thấy đạp khoảng 60km là xa rồi. Trong một ngày, mình từng đạp 90km, 120km, 160km, lần nào cũng thử thách và tiêu hao sức lực.
Một số kinh nghiệm dưới đây hy vọng sẽ bổ ích cho anh em.
Lập lộ trình đạp xe
Thú vui của đạp xe bao gồm rèn luyện sức khoẻ và ngắm cảnh trên đường. Do đó, khi lên kế hoạch cho cung đường sẽ đạp, anh em nên thêm vào các đoạn đường có cảnh đẹp, có những địa danh nổi tiếng,… Việc này vừa kích thích tinh thần đạp, vừa biến mỗi điểm đến thành một mốc để mình nghỉ ngơi.
Ví dụ khi mình đạp từ Sài Gòn đi Long An thì đạp theo hướng Đức Hoà chứ không đi Quốc lộ 1, vừa ngắm đồng lúa đẹp đẽ vừa tránh xe lớn. Hoặc đạp đi Vũng Tàu thì mình đi hướng Cát Lái để qua rừng cao su, qua phà,…
Lộ trình đạp xe nên thú vị để có hứng đạp:
Đạp theo sức của mình
Không riêng môn đạp xe mà khi tham gia các giải chạy bộ, những người mới chơi thường phạm lỗi khá nghiêm trọng là bung sức ngay từ đầu, khiến không đủ sức cho toàn chặng. Do đó, anh em nên đạp khoảng 60-70% sức của mình ở nửa đường, nừa sau hãy tăng tốc. Ở nửa đoạn đầu, cố gắng đạp chậm khi lên dốc, đừng đua và gắng hết sức, vì bắp đùi sẽ khó kham nổi nửa chặng sau. Khi đi theo đoàn, tốt nhất nên chạy ở giữa.
Hành lý nhẹ nhất có thể
Cứ mỗi 100 gram bạn chất lên xe hay lên người đều sẽ là gánh nặng cho bạn sau đó.
Mình nhớ rất rõ có lần cùng với mấy anh em đạp từ Sài Gòn đi Đà Lạt, mình đã bỏ cuộc giữa chừng khi đạp qua địa phận La Ngà (Đồng Nai) vì nhiều lý do. Chủ yếu nhất là sức khoẻ chưa đủ, nhưng nguyên nhân lớn cũng là vì mình tha quá nhiều thứ trên hành lý của mình, khiến chiếc xe rất nặng.
Rút kinh nghiệm các lần sau, mình mang rất ít đồ, và bỏ vào ba lô đeo lưng. Trên đường đi có rất nhiều hàng quán nên mình có thể mua thêm, không cần mua dự phòng làm gì.
Thông thường, hành lý của mình chỉ có điện thoại, một ít sô cô la, có khi có thêm gel. Hôm đạp đi Vũng Tàu ăn đám cưới thì có thêm một bộ đồ mặc đám cưới.
Quảng cáo
Hành lý đạp đi Vũng Tàu gần như không có gì, chỉ thêm một bộ đồ mặc đám cưới bỏ trong balô:
Trang phục phù hợp
Nhiều anh em mới đạp chưa có kinh nghiệm, thường mặc bất kỳ thứ gì mình có. Như lần đầu mình đạp từ Sài Gòn đi Tân Thành (Tiền Giang), mình mặc áo Polo vải Cotton với quần short. Kết quả, chiếc áp thấm mồ hôi nhưng không bay hơi, khiến nó rất nặng nề, cảm giác khó chịu, và hôi nữa.
Anh em nên mặc đồ chuyên cho đạp xe để hạn chế cản gió, không vướng vào xe có thể gây tai nạn. Như mình thì không có đồ chuyên dụng nên thường mặc quần áo chạy bộ. Chúng cũng thấm hút, nhẹ và bay mồ hôi nhanh.
Nhớ mặc quần yếm
Đối với quãng đường từ 50km trở lên, anh em tuyệt đối hãy mặc quần yếm để vừa êm ái, vừa bảo vệ bộ phận nhạy cảm. Lần đầu mình đi đạp xe không biết quần yếm là gì, về đến nhà mông ê ẩm, còn chỗ kia thì trầy xước mấy ngày sau đi tắm còn rát.
Nghỉ ngơi và nạp nước đầy đủ
Quảng cáo
Anh em nên chia ra từng chặng để nghỉ ngơi. Ví dụ đạp 50-60km thì đạp một lèo vẫn được, còn không thì nên nghỉ quãng 30-40km. Khi đạp lên 80km hoặc hơn, việc nghỉ ngơi là quan trọng để cơ thể phục hồi. Việc nghỉ ngơi hoàn toàn không mất thời gian, nó giúp anh em lấy lại sức để đạp xa hơn.
Ngoài ra, nên nạp nước đầy đủ, nhất là các thức uống thể thao bổ sung điện giải. Sau này khi đi chạy bộ nhiều, mình chuẩn bị gel và viên điện giải cho môn đạp xe luôn.
Anh em cũng nên ăn nhẹ nhàng khi đạp xe cả ngày. Có người còn ăn cơm, ăn xôi buổi trưa, như mình thì chỉ dám ăn mò gói, cháo, và một số món nước để bao tử không phải hoạt động quá nhiều.
Đạp xe được ăn ngon thì tuyệt lắm anh em:
Mang theo dụng cụ sửa xe
Mang theo lốp dự phòng và các dụng cụ sửa xe đơn giản để dọc đường đi không bị dắt bộ. Trộm vía mình đạp cũng khá nhiều nhưng xe chưa bao giờ gặp sự cố (vì nó biết nếu xe gặp hỏng hóc gì thì chủ nó chỉ biết bó tay haha)
Tận hưởng không khí chung quanh
Anh em đạp xe nên ngó nghiêng khung cảnh chung quanh, là những thứ anh em không bao giờ nhận ra nều đi xe máy hay đi ô tô. Đạp xe với tốc độ chậm luôn cho chúng ta một góc nhìn mới, những phát hiện mới mà ngày thường không thấy.
Việc ngắm cảnh cũng giúp chúng ta đỡ mệt hơn.
Cuối cùng: luôn có phương án dự phòng
Này mình khuyên anh em thôi chứ mình cũng kém khoản lập Plan B. Như lần cùng hội bạn đạp đi Đà Lạt, mình đạp không nổi phải quay về, có thể xem làm một phương án B. Haha.
Dù anh em lên phương án kỹ thế nào đi chăng nữa thì cũng có khi sự việc không như ý. Khi đó hãy chấp nhận sự thật và tiếp tục hành trình trước mắt, và cả thói quen lẫn niềm vui đạp xe sau này.
Chúc anh em đạp xe vui vẻ, mạnh khoẻ.