Kính viễn vọng James Webb không giống như kính thiên văn Hubble. Hubble lơ lửng ở khoảng cách 547 km so với trái đất, đủ gần để các phi hành gia tiếp cận để sửa chữa nếu cần. Còn James Webb, chiếc kính thiên văn nặng 6,1 tấn vừa được đưa ra ngoài vũ trụ hồi tháng 12/2021 và vừa hoàn tất quy trình mở thấu kính và thử nghiệm, chính thức đi vào vận hành kể từ ngày 12/7/2022. Ngay lập tức những hình ảnh đầu tiên đã được gửi về trái đất, những khung hình đầy choáng ngợp, thứ mà kính thiên văn Hubble không làm được:
Kính thiên văn James Webb nằm lơ lửng ở điểm Lagrange L2, tức là cách trái đất 1,5 triệu km, 1% khoảng cách từ trái đất đến mặt trời (au - Astronomical Unit). Vì lý do đó, các kỹ sư của ba đơn vị góp công sản xuất ra chiếc kính viễn vọng này (Northrop Grumman, Ball Aerospace và L3Harris) phải đảm bảo linh kiện bên trong cũng như bên ngoài chiếc kính có thể vận hành hoàn hảo trong suốt vòng đời dự kiến 20 năm mà các nhà khoa học kỳ vọng. Quan trọng hơn là kính phải vận hành tốt trong điều kiện công nghệ du hành vũ trụ hiện tại không cho phép con người tiếp cận khoảng cách 1,5 triệu km để bảo trì chiếc kính, chí ít là cho tới khi con người tìm ra cách di chuyển trong không gian hiệu quả hơn.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu hình ảnh thiên văn, cũng như kết nối truyền dẫn dữ liệu gửi về trái đất bên trong kính James Webb cũng không phải ngoại lệ.
Kính thiên văn James Webb nằm lơ lửng ở điểm Lagrange L2, tức là cách trái đất 1,5 triệu km, 1% khoảng cách từ trái đất đến mặt trời (au - Astronomical Unit). Vì lý do đó, các kỹ sư của ba đơn vị góp công sản xuất ra chiếc kính viễn vọng này (Northrop Grumman, Ball Aerospace và L3Harris) phải đảm bảo linh kiện bên trong cũng như bên ngoài chiếc kính có thể vận hành hoàn hảo trong suốt vòng đời dự kiến 20 năm mà các nhà khoa học kỳ vọng. Quan trọng hơn là kính phải vận hành tốt trong điều kiện công nghệ du hành vũ trụ hiện tại không cho phép con người tiếp cận khoảng cách 1,5 triệu km để bảo trì chiếc kính, chí ít là cho tới khi con người tìm ra cách di chuyển trong không gian hiệu quả hơn.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu hình ảnh thiên văn, cũng như kết nối truyền dẫn dữ liệu gửi về trái đất bên trong kính James Webb cũng không phải ngoại lệ.
Toàn bộ dữ liệu mà James Webb chụp lại được lưu trong ổ SSD dung lượng 68GB. Tối đa một ngày chiếc kính thiên văn đủ khả năng thu thập 57GB dữ liệu hình ảnh, và 3% dung lượng ổ cứng sẽ được dùng để lưu trữ dữ liệu vận hành.
Mỗi ngày, James Webb sẽ phải gửi dữ liệu về cho NASA một lần để tránh tình trạng hết bộ nhớ. Để làm được điều này, chiếc kính thiên văn sử dụng kết nối không dây băng tần Ka-band 25.9 GHz, băng thông 28 Mbps, tức khoảng 3.5 MB/s.
Bên trong chiếc kính là chip xử lý để vận hành những hai kênh kết nối không dây khác, một kênh S-band uplink bước sóng 2.09 GHz nhận dữ liệu và lệnh vận hành từ trái đất, tốc độ 16 kbps, cùng kênh S-band downlink 2.27 GHz, tốc độ 40 kbps để gửi dữ liệu vận hành về cho các kỹ sư tại NASA để xác định xem kính có đang hoạt động trong điều kiện lý tưởng hay không.
Sau khi xác nhận đã gửi dữ liệu hàng ngày về trái đất thành công, thì James Webb mới tiến hành xoá toàn bộ dữ liệu hình ảnh trong SSD của nó. Theo các kỹ sư, SSD của kính viễn vọng James Webb sẽ không xuống cấp quá nhanh. Trong vòng 10 năm tới, họ ước tính dung lượng SSD sẽ giảm xuống còn khoảng 60GB thay vì 68GB như hiện tại.
James Webb là một phần của hệ thống Deep Space Network, một mạng lưới kết nối toàn cầu với cơ sở vận hành đặt tại Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, hỗ trợ nhiều nhiệm vụ ngoài không gian.
Theo Techspot
Quảng cáo