Nhiều anh em chơi tai nghe có lẽ cũng đã từng trải nghiệm những cặp như SR-009 của Stax, hay Koss ESP950. Cao cấp hơn, tiền tỷ thậm chí còn có cả Sennheiser HE-1 với bộ ampli đèn bán dẫn vỏ đá cẩm thạch.
Khác biệt giữa những cặp tai nghe hoặc loa tĩnh điện so với tai nghe dùng driver dynamic: Loa dynamic dùng một cuộn cảm, biến tín hiệu điện thành từ trường để làm rung màng loa dựa theo tần số của chính tín hiệu điện từ nguồn phát (điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc). Màng loa này sẽ thể hiện những âm thanh tần số thấp, rồi chèn những âm thanh tần số cao vào giữa bước sóng. Từ đó driver thể hiện được đầy đủ mọi dải âm của một bản nhạc. Cuộn cảm càng xịn, màng loa có chất liệu càng ngon thì những bước sóng này được thể hiện càng tách bạch, ngắn gọn là tai nghe hoặc loa nghe hay hơn (dĩ nhiên thường đắt hơn).
Còn trong khi đó, loa tĩnh điện sử dụng một tấm film rất mỏng đặt giữa hai điện cực. Tín hiệu âm thanh dưới dạng tín hiệu điện truyền vào hai điện cực này, khiến lớp film ở giữa di chuyển và tạo ra tiếng. Tai nghe tĩnh điện nghe phê đơn giản vì diện tích “màng loa” lớn, và hành trình di chuyển của tấm film tĩnh điện thấp, âm thanh không bị bóp méo. Bên cạnh việc những driver tĩnh điện thể hiện tần số dải âm trầm kém hơn (về lực chứ không phải về độ chi tiết), thì một nhược điểm khác là chúng phải được thiết kế và lắp đặt để tấm film có thể di chuyển tự do, không thể gắn lên những bề mặt khác nhau của các thiết bị, hay thậm chí dán lên tường để biến bức tường thành dàn loa.
Khác biệt giữa những cặp tai nghe hoặc loa tĩnh điện so với tai nghe dùng driver dynamic: Loa dynamic dùng một cuộn cảm, biến tín hiệu điện thành từ trường để làm rung màng loa dựa theo tần số của chính tín hiệu điện từ nguồn phát (điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc). Màng loa này sẽ thể hiện những âm thanh tần số thấp, rồi chèn những âm thanh tần số cao vào giữa bước sóng. Từ đó driver thể hiện được đầy đủ mọi dải âm của một bản nhạc. Cuộn cảm càng xịn, màng loa có chất liệu càng ngon thì những bước sóng này được thể hiện càng tách bạch, ngắn gọn là tai nghe hoặc loa nghe hay hơn (dĩ nhiên thường đắt hơn).
Còn trong khi đó, loa tĩnh điện sử dụng một tấm film rất mỏng đặt giữa hai điện cực. Tín hiệu âm thanh dưới dạng tín hiệu điện truyền vào hai điện cực này, khiến lớp film ở giữa di chuyển và tạo ra tiếng. Tai nghe tĩnh điện nghe phê đơn giản vì diện tích “màng loa” lớn, và hành trình di chuyển của tấm film tĩnh điện thấp, âm thanh không bị bóp méo. Bên cạnh việc những driver tĩnh điện thể hiện tần số dải âm trầm kém hơn (về lực chứ không phải về độ chi tiết), thì một nhược điểm khác là chúng phải được thiết kế và lắp đặt để tấm film có thể di chuyển tự do, không thể gắn lên những bề mặt khác nhau của các thiết bị, hay thậm chí dán lên tường để biến bức tường thành dàn loa.
Để giải quyết điều này, một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học MIT vừa có công trình nghiên cứu mới, đăng tải trên tạp chí IEEE Xplore. Chủ biên cuộc nghiên cứu, Vladimir Bulović cùng các cộng sự tính toán lại bố cục một bộ loa, thay vì cố gắng tìm kiếm những giải pháp vật liệu mới để làm màng loa tĩnh điện. Thay thế cho cả tấm membrane mỏng kích thước lớn, một “tấm” loa như thế này sẽ được cấu thành từ hàng nghìn miếng membrane nhỏ, bề ngang chỉ bằng vài sợi tóc, vận hành độc lập với nhau. Còn về cơ bản, kết cấu loại “màng loa mới” mà các nhà khoa học tại MIT phát triển không khác gì màng loa tĩnh điện cả. Nhưng bố cục kết hợp những màng loa kích thước nhỏ với nhau lại cho phép tạo ra những sản phẩm thương mại với kích thước khác nhau, từ nhỏ như tai nghe đến lớn như cả tấm loa dán tường.
Lớp membrane này sẽ được kẹp một lớp bảo vệ để chúng không chạm vào hai mặt điện cực, và không bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng, vận chuyển.
Với khả năng vận hành, và độ bền đủ để dán những tấm loa tĩnh điện này lên các bề mặt, tiềm năng của công nghệ "mới mà không mới" này gần như vô tận: Dán lên tường để phát nhạc thay vì những hệ thống loa cồng kềnh, hoặc thậm chí dán lên nội thất máy bay để tạo ra sóng âm triệt tiêu, giúp giảm tiếng ồn. Thử nghiệm cho thấy, để phát ra âm thanh đủ nghe trên mỗi mét vuông diện tích, màng loa tĩnh điện thiết kế mới này chỉ cần 100 mW điện. Một phép thử khác, cho chạy dòng điện 25V qua màng loa, ở tần số 1 kHz, âm thanh tạo ra có cường độ 66 dB, và ở tần số 10 kHz, cường độ âm thanh là 86 dB, tương đương cường độ âm thanh của các phương tiện di chuyển ngoài phố.
Ấy là chưa kể, một lợi thế rất mạnh của loa tĩnh điện là khả năng phát ra dải tần siêu âm cũng cho phép ứng dụng công nghệ này cho việc nhận diện chuyển động, hệt như cách những chú dơi dùng tần số âm thanh siêu âm để nhận diện con mồi vậy. Như đã nói, tiềm năng của công nghệ này không chỉ dừng lại ở nhu cầu giải trí.
Theo MIT, IEEE Xplore