Số liệu của tập đoàn dữ liệu IDG cho thấy có khoảng 60.000 máy tính xách tay được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm ngoái nhưng sản phẩm "made in Việt Nam" chiếm chưa tới 5%. Năm nay, dự kiến lượng tiêu thụ tăng gấp ba lần so với 2006.
Trao đổi với VnExpress, Giám đốc kênh phân phối của Intel Việt Nam Phạm An Dương cho biết, hiện máy tính sản xuất tại Việt Nam có sản lượng tiêu thụ rất thấp trên thị trường. Trong khi đó nhu cầu được sở hữu và sử dụng máy laptop ngày càng tăng cao.
Năm nay, IDG ước tính các nhà sản xuất máy tính sẽ bán được gần 200.000 máy xách tay. Trong số đó hàng sản xuất tại Việt Nam có thể tăng lên, chiếm 12-13% lượng được tiêu thụ. Song để tăng doanh số bán hàng, các nhà sản xuất nội địa phải có chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu và định hướng thị trường phù hợp.
Máy tính xách tay Việt Nam hiệu V-Open nhắm đến đối tượng khách là sinh viên, học sinh, giáo viên... Ảnh: P.A. Ông Trần Hữu Đức, Giám đốc kỹ thuật Công ty Liên Việt Thành, cho biết đến nay máy tính xách tay V-Open của doanh nghiệp này tiêu thụ được gần 500 chiếc sau khi tung ra thị trường hồi cuối tháng 1. Giá bình quân của V-Open từ 561 đến 1.486 USD/chiếc chưa cộng thuế giá trị gia tăng.
Dự kiến năm nay, Liên Việt Thành xuất xưởng khoảng 1.000 chiếc laptop mỗi tháng, trong đó dòng máy dành cho sinh viên, học sinh với giá chừng 9 triệu đồng/chiếc sẽ chiếm 60% sản lượng công ty. "Các dòng máy tính khác được tiêu thụ mạnh nhờ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Đó cũng là điểm yếu của hàng nội địa mặc dù linh kiện lắp ráp có thể như nhau", ông Đức nói.
Giám đốc makerting FPT Elead Ngô Thị Bích Ngọc cũng thừa nhận, máy laptop do công ty này xuất xưởng bán rất chậm. "Bán khó, bán ít nên công ty cũng không được chính sách mua máy độc quyền, mẫu mã không đa dạng", bà Ngọc cho biết. Tình hình này cũng tác động đến chiến lược của FPT Elead, theo đó họ phải ưu tiên phát triển thị trường máy tính để bàn (PC) hơn là đầu tư nhiều cho máy xách tay.
Công ty Liên Việt Thành cùng Intel Việt Nam và Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố chương trình bán hàng trả góp, tặng thẻ rút tiền có số dư 500.000 đồng.
Giáo viên, sinh viên, viên chức ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, công ty quốc doanh, có thể sở hữu chiếc máy tính xách tay nội V-Open với giá 561 USD. Lãi suất 0,8%/tháng, cho vay tín chấp, khách hàng có thể trả góp từ 1 đến 2 năm. Điều kiện: khách có thu nhập hằng tháng 1,5 triệu đồng trở lên, công tác ít nhất 12 tháng tại đơn vị, có hộ khẩu TP HCM hoặc KT3...
(vnexpress)
có nhiều thứ khác mà VN cần quan tâm đó là văn hoá, đó là truyền thống, đó là ngôn ngữ...chứ công nghệ e ra không cách nào chạy nổi với người khác đâu.
Trao đổi với VnExpress, Giám đốc kênh phân phối của Intel Việt Nam Phạm An Dương cho biết, hiện máy tính sản xuất tại Việt Nam có sản lượng tiêu thụ rất thấp trên thị trường. Trong khi đó nhu cầu được sở hữu và sử dụng máy laptop ngày càng tăng cao.
Năm nay, IDG ước tính các nhà sản xuất máy tính sẽ bán được gần 200.000 máy xách tay. Trong số đó hàng sản xuất tại Việt Nam có thể tăng lên, chiếm 12-13% lượng được tiêu thụ. Song để tăng doanh số bán hàng, các nhà sản xuất nội địa phải có chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu và định hướng thị trường phù hợp.
Máy tính xách tay Việt Nam hiệu V-Open nhắm đến đối tượng khách là sinh viên, học sinh, giáo viên... Ảnh: P.A. Ông Trần Hữu Đức, Giám đốc kỹ thuật Công ty Liên Việt Thành, cho biết đến nay máy tính xách tay V-Open của doanh nghiệp này tiêu thụ được gần 500 chiếc sau khi tung ra thị trường hồi cuối tháng 1. Giá bình quân của V-Open từ 561 đến 1.486 USD/chiếc chưa cộng thuế giá trị gia tăng.
Dự kiến năm nay, Liên Việt Thành xuất xưởng khoảng 1.000 chiếc laptop mỗi tháng, trong đó dòng máy dành cho sinh viên, học sinh với giá chừng 9 triệu đồng/chiếc sẽ chiếm 60% sản lượng công ty. "Các dòng máy tính khác được tiêu thụ mạnh nhờ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Đó cũng là điểm yếu của hàng nội địa mặc dù linh kiện lắp ráp có thể như nhau", ông Đức nói.
Giám đốc makerting FPT Elead Ngô Thị Bích Ngọc cũng thừa nhận, máy laptop do công ty này xuất xưởng bán rất chậm. "Bán khó, bán ít nên công ty cũng không được chính sách mua máy độc quyền, mẫu mã không đa dạng", bà Ngọc cho biết. Tình hình này cũng tác động đến chiến lược của FPT Elead, theo đó họ phải ưu tiên phát triển thị trường máy tính để bàn (PC) hơn là đầu tư nhiều cho máy xách tay.
Công ty Liên Việt Thành cùng Intel Việt Nam và Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố chương trình bán hàng trả góp, tặng thẻ rút tiền có số dư 500.000 đồng.
Giáo viên, sinh viên, viên chức ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, công ty quốc doanh, có thể sở hữu chiếc máy tính xách tay nội V-Open với giá 561 USD. Lãi suất 0,8%/tháng, cho vay tín chấp, khách hàng có thể trả góp từ 1 đến 2 năm. Điều kiện: khách có thu nhập hằng tháng 1,5 triệu đồng trở lên, công tác ít nhất 12 tháng tại đơn vị, có hộ khẩu TP HCM hoặc KT3...
(vnexpress)
có nhiều thứ khác mà VN cần quan tâm đó là văn hoá, đó là truyền thống, đó là ngôn ngữ...chứ công nghệ e ra không cách nào chạy nổi với người khác đâu.