LG muốn đẩy mạnh xuất khẩu WebOS, giảm lệ thuộc vào bán TV
“Chiến lược trung và dài hạn của chúng tôi là tập trung chuyển đổi thành một công ty phần mềm. LG không thể tồn tại nếu chỉ bán các thiết bị”, 1 giám đốc điều hành cấp cao của LG Electronics nói với KED. Thực vậy, công ty cho biết đang nỗ lực chào hàng nền tảng WebOS tới nhiều hãng TV hơn, hòng vượt ra khỏi biên giới sản xuất đồ gia dụng.
Năm ngoái, công ty đã bán thành công bộ giải pháp phần mềm dịch vụ WebOS cho 20 nhà sản xuất TV không sở hữu hệ điều hành riêng. KPI năm nay của công ty Hàn Quốc là tăng 10 lần số khách hàng lên 200, bao gồm KMC, Walton, Seiki và Croma. Theo Omdia, WebOS đang chiếm 13.8% trên thị trường hệ điều hành TV. Dẫn đầu là Samsung Tizen với 21.3%.
LG cho biết đã lấy Apple làm hình mẫu tham khảo. Từ việc bán iPhone và iPad, công ty Mỹ dần xây dựng và phát triển hệ sinh thái iOS trong đó có cửa hàng ứng dụng App Store. Có thể kiếm tiền từ người dùng bên trong thông qua các dịch vụ thuê bao, bán nội dung trả phí, vị trí đặt quảng cáo,... Hình thành 1 nguồn thu ổn định lâu dài và ít phụ thuộc vào chuỗi cung ứng linh kiện. Thay vì bán TV "ăn tiền" chỉ 1 lần và dễ bị "tổn thương" bởi gián đoạn logistics; biến động kinh tế toàn cầu; các khoản chi phí bảo hành, lưu kho, vận chuyển,...
Đây là biện pháp đối phó khi nhu cầu mua sắm TV và đồ gia dụng xuống thấp, tác động xấu tới LG. Mới đây, hãng đưa ra triển vọng ảm đạm cho Q2 khi dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 12% xuống còn hơn 600 triệu USD, tỉ suất sinh lời giảm còn 4.1%. Một quan chức LG cho hay: "Chúng tôi sẽ kiếm tiền bằng nội dung và ứng dụng trả phí." Tính đến năm ngoái, WebOS đã có 2,000 app có thể tải về.
Khi trở thành 1 công ty cung cấp nền tảng, LG đóng vai trò trung gian giữa nhà phát triển và người dùng TV. Họ sẽ tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng để phân phối quảng cáo phù hợp, cũng như thu tiền từ cộng đồng nhà phát triển. Một nền tảng LG Ads sẽ phân tích dữ liệu và xuất nội dung quảng cáo khớp với thói quen xem chương trình của khách hàng.
Họ cũng ra mắt các dịch vụ thuê bao về thể dục và giáo dục, hợp tác với các công ty có chuyên môn để cung cấp cho người dùng TV WebOS.
LG muốn đẩy mạnh xuất khẩu WebOS, giảm lệ thuộc vào bán TV
“Chiến lược trung và dài hạn của chúng tôi là tập trung chuyển đổi thành một công ty phần mềm. LG không thể tồn tại nếu chỉ bán các thiết bị”, 1 giám đốc điều hành cấp cao của LG Electronics nói với KED. Thực vậy, công ty cho biết đang nỗ lực chào hàng nền tảng WebOS tới nhiều hãng TV hơn, hòng vượt ra khỏi biên giới sản xuất đồ gia dụng.
Năm ngoái, công ty đã bán thành công bộ giải pháp phần mềm dịch vụ WebOS cho 20 nhà sản xuất TV không sở hữu hệ điều hành riêng. KPI năm nay của công ty Hàn Quốc là tăng 10 lần số khách hàng lên 200, bao gồm KMC, Walton, Seiki và Croma. Theo Omdia, WebOS đang chiếm 13.8% trên thị trường hệ điều hành TV. Dẫn đầu là Samsung Tizen với 21.3%.
LG cho biết đã lấy Apple làm hình mẫu tham khảo. Từ việc bán iPhone và iPad, công ty Mỹ dần xây dựng và phát triển hệ sinh thái iOS trong đó có cửa hàng ứng dụng App Store. Có thể kiếm tiền từ người dùng bên trong thông qua các dịch vụ thuê bao, bán nội dung trả phí, vị trí đặt quảng cáo,... Hình thành 1 nguồn thu ổn định lâu dài và ít phụ thuộc vào chuỗi cung ứng linh kiện. Thay vì bán TV "ăn tiền" chỉ 1 lần và dễ bị "tổn thương" bởi gián đoạn logistics; biến động kinh tế toàn cầu; các khoản chi phí bảo hành, lưu kho, vận chuyển,...
Đây là biện pháp đối phó khi nhu cầu mua sắm TV và đồ gia dụng xuống thấp, tác động xấu tới LG. Mới đây, hãng đưa ra triển vọng ảm đạm cho Q2 khi dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 12% xuống còn hơn 600 triệu USD, tỉ suất sinh lời giảm còn 4.1%. Một quan chức LG cho hay: "Chúng tôi sẽ kiếm tiền bằng nội dung và ứng dụng trả phí." Tính đến năm ngoái, WebOS đã có 2,000 app có thể tải về.
Khi trở thành 1 công ty cung cấp nền tảng, LG đóng vai trò trung gian giữa nhà phát triển và người dùng TV. Họ sẽ tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng để phân phối quảng cáo phù hợp, cũng như thu tiền từ cộng đồng nhà phát triển. Một nền tảng LG Ads sẽ phân tích dữ liệu và xuất nội dung quảng cáo khớp với thói quen xem chương trình của khách hàng.
Họ cũng ra mắt các dịch vụ thuê bao về thể dục và giáo dục, hợp tác với các công ty có chuyên môn để cung cấp cho người dùng TV WebOS.
Chiều cao màn hình không khả dụng cho nội dung này. Vui lòng xoay dọc màn hình thiết bị.
LG muốn đẩy mạnh xuất khẩu WebOS, giảm lệ thuộc vào bán TV
“Chiến lược trung và dài hạn của chúng tôi là tập trung chuyển đổi thành một công ty phần mềm. LG không thể tồn tại nếu chỉ bán các thiết bị”, 1 giám đốc điều hành cấp cao của LG Electronics nói với KED. Thực vậy, công ty cho biết đang nỗ lực chào hàng nền tảng WebOS tới nhiều hãng TV hơn, hòng vượt ra khỏi biên giới sản xuất đồ gia dụng.
Năm ngoái, công ty đã bán thành công bộ giải pháp phần mềm dịch vụ WebOS cho 20 nhà sản xuất TV không sở hữu hệ điều hành riêng. KPI năm nay của công ty Hàn Quốc là tăng 10 lần số khách hàng lên 200, bao gồm KMC, Walton, Seiki và Croma. Theo Omdia, WebOS đang chiếm 13.8% trên thị trường hệ điều hành TV. Dẫn đầu là Samsung Tizen với 21.3%.
LG cho biết đã lấy Apple làm hình mẫu tham khảo. Từ việc bán iPhone và iPad, công ty Mỹ dần xây dựng và phát triển hệ sinh thái iOS trong đó có cửa hàng ứng dụng App Store. Có thể kiếm tiền từ người dùng bên trong thông qua các dịch vụ thuê bao, bán nội dung trả phí, vị trí đặt quảng cáo,... Hình thành 1 nguồn thu ổn định lâu dài và ít phụ thuộc vào chuỗi cung ứng linh kiện. Thay vì bán TV "ăn tiền" chỉ 1 lần và dễ bị "tổn thương" bởi gián đoạn logistics; biến động kinh tế toàn cầu; các khoản chi phí bảo hành, lưu kho, vận chuyển,...
Đây là biện pháp đối phó khi nhu cầu mua sắm TV và đồ gia dụng xuống thấp, tác động xấu tới LG. Mới đây, hãng đưa ra triển vọng ảm đạm cho Q2 khi dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 12% xuống còn hơn 600 triệu USD, tỉ suất sinh lời giảm còn 4.1%. Một quan chức LG cho hay: "Chúng tôi sẽ kiếm tiền bằng nội dung và ứng dụng trả phí." Tính đến năm ngoái, WebOS đã có 2,000 app có thể tải về.
Khi trở thành 1 công ty cung cấp nền tảng, LG đóng vai trò trung gian giữa nhà phát triển và người dùng TV. Họ sẽ tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng để phân phối quảng cáo phù hợp, cũng như thu tiền từ cộng đồng nhà phát triển. Một nền tảng LG Ads sẽ phân tích dữ liệu và xuất nội dung quảng cáo khớp với thói quen xem chương trình của khách hàng.
Họ cũng ra mắt các dịch vụ thuê bao về thể dục và giáo dục, hợp tác với các công ty có chuyên môn để cung cấp cho người dùng TV WebOS.