Cuối cùng thì những chiếc màn hình gaming ứng dụng tấm nền OLED của LG đã được ra mắt thị trường. Trong số những sản phẩm ứng dụng tấm nền OLED, đóng mác UltraGear, dòng sản phẩm cao cấp nhất mà LG đem tới cho cộng đồng gamer, điều bất ngờ là sản phẩm “tầm trung” trong phân khúc trang bị tấm nền OLED, 27GR95QE-B, lại là sản phẩm đáng sở hữu nhất đối với hầu hết những khách hàng tiềm năng chơi game PC nói riêng hay giải trí nói chung.
Còn trong khi đó, những sản phẩm màn hình gaming OLED cao cấp hơn hẳn, độ phân giải 4K, tần số quét vẫn là 240Hz thì phải ít lâu nữa mới được đem về thị trường Việt Nam. Ở cả hiệu năng và tầm giá, thì 4K 240Hz ở một tầm rất khác so với OLED 2K 240Hz. Thiết nghĩ chúng chỉ thua mỗi cái màn hình mà Samsung mới giới thiệu cách đây ít lâu, 57 inch, 32:9, độ phân giải bằng hai màn hình 4K ghép lại cạnh nhau.
Ở kích thước 27 inch, độ phân giải 2560x1440 pixel, 27GR95QE sở hữu kích thước và độ phân giải hoàn hảo phục vụ nhu cầu chơi game PC, hầu hết mọi cấu hình máy tính đều có thể gánh được độ phân giải này. Nếu như độ phân giải 4K đòi hỏi cấu hình máy tính phải đủ mạnh và rất đắt tiền để kéo được game ở đủ mượt, thì 2K là mốc phù hợp hơn với tuyệt đại đa số người dùng chơi game.
Còn trong khi đó, những sản phẩm màn hình gaming OLED cao cấp hơn hẳn, độ phân giải 4K, tần số quét vẫn là 240Hz thì phải ít lâu nữa mới được đem về thị trường Việt Nam. Ở cả hiệu năng và tầm giá, thì 4K 240Hz ở một tầm rất khác so với OLED 2K 240Hz. Thiết nghĩ chúng chỉ thua mỗi cái màn hình mà Samsung mới giới thiệu cách đây ít lâu, 57 inch, 32:9, độ phân giải bằng hai màn hình 4K ghép lại cạnh nhau.
Ở kích thước 27 inch, độ phân giải 2560x1440 pixel, 27GR95QE sở hữu kích thước và độ phân giải hoàn hảo phục vụ nhu cầu chơi game PC, hầu hết mọi cấu hình máy tính đều có thể gánh được độ phân giải này. Nếu như độ phân giải 4K đòi hỏi cấu hình máy tính phải đủ mạnh và rất đắt tiền để kéo được game ở đủ mượt, thì 2K là mốc phù hợp hơn với tuyệt đại đa số người dùng chơi game.
Thiết kế của mẫu màn hình này vẫn giống như những sản phẩm trong phân khúc Ultragear cao cấp từ LG. Panel rất mỏng, nhưng thiết kế vẫn hầm hố, ấn tượng, phù hợp cho cộng đồng gamer. Tuy nhiên, cái điều mình rất hay phàn nàn về thiết kế sản phẩm màn hình chơi game của LG thì vẫn còn tồn tại. Đấy chính là cái chân đế, nhìn thì đẹp đấy, nhưng khá tốn diện tích bàn. Muốn đặt đồ chơi trang trí cho bàn máy tính, hay kéo dây chuột phím để không vướng cũng phải cân nhắc hai cái chân này.
Còn lại, mọi thứ liên quan tới thiết kế của LG UltraGear 27GR95QE tương đối tiêu chuẩn: Chân đế màn hình cho đổi độ cao, xoay ngang xoay dọc màn hình, mà nếu muốn lắp monitor arm thì vẫn có ngàm chuẩn VESA kích thước 100mm cho anh em sử dụng, bỏ cái chân đế vướng và tốn diện tích bàn đi. Hai bên màn hình, vị trí bo mạch và hệ thống tản nhiệt của màn hình là 4 dải đèn LED cho phép anh em điều chỉnh ánh sáng đánh vào phía sau màn hình, đánh lên tường tạo ra ambient light chẳng hạn.
Ở phía sau, là những kết nối chuẩn mới nhất hiện giờ: 1 cổng DisplayPort 1.4, hai cổng HDMI 2.1 cho anh em dùng với máy console, một cổng optical out để dùng với soundbar hoặc loa có hỗ trợ kết nối SPDIF xuất tín hiệu âm thanh quang học, và ba cổng USB. Rất tiếc là vì mẫu màn hình này định hướng tới thị trường gamer, nên không có cổng USB-C để anh em kết nối với MacBook, trải nghiệm sức mạnh và khả năng hiển thị của công nghệ tấm nền OLED ở tần số quét rất cao một cách dễ dàng. Cố dùng dock thì vẫn được, nhưng không thể tận dụng tối đa sức mạnh của chiếc màn hình này.
Và khi nhắc tới tần số quét cũng như độ trễ phản hồi của điểm ảnh, đặc biệt là với những game thể thao điện tử, tần số quét 240Hz và độ trễ phản hồi điểm ảnh 0.03 ms là lợi thế rất ít mẫu màn hình đang có trên thị trường có được. Chưa cần bàn tới lợi thế của tấm nền OLED trong việc hiển thị nội dung giải trí HDR, riêng tần số quét 240Hz và tốc độ phản hồi điểm ảnh đã biến mẫu màn hình này là sản phẩm cao cấp hoàn hảo cho mọi nhu cầu của người chơi game.
Một yếu tố nữa liên quan tới khả năng hiển thị của màn hình chính là việc hỗ trợ Nvidia G-Sync và AMD FreeSync, cũng như tính năng đồng bộ tốc độ khung hình với tần số quét, Variable Refresh Rate. Mình luôn khẳng định, VRR phải là tiêu chuẩn mới cho màn hình gaming, với khả năng đồng bộ tần số quét từ 48 đến 120Hz, chơi game bom tấn ở khoảng tốc độ khung hình ấy không bao giờ sợ rách hình, hay khựng giật do tốc độ khung hình không khớp hoặc chia hết cho tần số quét.
Quảng cáo
Cái này, như đã nói rất nhiều lần, không thể mô tả bằng hình ảnh video review hay ảnh chụp. Anh em phải tự trải nghiệm bằng đôi mắt của chính mình mới thấy tính năng ấy đáng giá.
Còn khi xem phim hay các nội dung giải trí khác, khả năng tắt từng diode phát quang hữu cơ tạo ra độ tương phản mà mọi công nghệ màn hình mới hiện giờ như mini LED hay sau này là micro LED phải tìm cách bắt chước.
Chẳng riêng PC, với kết nối HDMI 2.1, những máy console mới hiện giờ như PS5 và Xbox Series X cũng sẽ hiển thị tốt trên chiếc màn hình này, vì chúng đều đã hỗ trợ độ phân giải 2K, nhưng tần số quét tối đa chỉ là 120Hz. Để tận dụng tối đa sức mạnh của tần số quét 240Hz trên chiếc màn hình này, kết nối nó với máy tính cá nhân thông qua cổng DisplayPort 1.4 trên card đồ họa là điều nên làm.
Vì là một chiếc màn hình nhắm tới đối tượng gamer, nên độ chính xác của màu sắc thường được đặt sau tốc độ phản hồi của điểm ảnh, cũng như tần số quét. Dù vậy, với công nghệ OLED, và với độ phủ dải màu DCI-P3 đạt mức 98.5%, cân chỉnh màu chiếc này xong, xem ảnh, xem clip vẫn hoàn toàn ổn.
Quảng cáo
Sử dụng màn hình OLED phục vụ riêng cho nhu cầu gaming, mình luôn có một kỳ vọng là chứng 5 đến 8 năm nữa, khi OLED trở nên rẻ hơn, nó sẽ đủ sức thay thế cho mọi công nghệ màn hình gaming phổ biến hiện giờ. IPS màu đẹp, độ tương phản tốt, những phiên bản đắt tiền thì tần số quét cao. VA và TN thì giải quyết được bài toán kinh tế, sản phẩm giá rẻ mà vẫn có tần số quét phục vụ ổn cho nhu cầu gamer, khi kết hợp với backlight strobing thì giải quyết được cả hiện tượng bóng mờ…
Còn OLED thì làm được hết, chỉ có một vấn đề duy nhất chính là độ sáng tối đa luôn bị giới hạn để đảm bảo tuổi thọ tấm nền mà thôi. Thành ra, trong điều kiện thừa sáng, màn hình OLED luôn có độ sáng rất thấp. Thậm chí những sản phẩm mình được trải nghiệm thời gian gần đây còn được ứng dụng một công nghệ đảm bảo tuổi thọ, gọi là Auto Dimming, đối với màn hình của LG thì được gọi bằng cái tên Uniform Brightness. Giải pháp này giúp tấm nền giảm thiểu tối đa tình trạng bóng diode phát quang hữu cơ bị quá tải rồi hậu quả là bị burn in.
Tỷ lệ pixel hiển thị màu trắng trên màn hình càng cao, màn hình càng tối. Cái này Asus có, Samsung có, và dĩ nhiên LG cũng có nữa luôn. Thành ra nếu anh em lướt web hay sử dụng các ứng dụng mà dùng dark mode nhiều thì sẽ rất có lợi. Nhưng nếu anh em không muốn trải nghiệm cái tình trạng mở cái gì màu trắng, màn hình tự động giảm sáng, thì một bản cập nhật firmware thông qua ứng dụng OnScreen Control ngay trên hệ điều hành máy tính sẽ giúp gỉải quyết tình trạng đó.
Đương nhiên mình luôn thích làm việc trong môi trường thiếu sáng để mắt tập trung nhiều hơn vào màn hình máy tính (đổi lại là những hậu quả không hay ho lắm tới chính đôi mắt). Vậy nên Uniform Brightness không gây khó chịu cho lắm, nhất là sau một thời gian làm quen với chiếc màn hình OLED. Còn nếu anh em vẫn đang quen với những con số ấn tượng chỉ thị độ sáng tối đa mà công nghệ IPS có thể mang lại, thì cái ngưỡng 200 đến 250 nits ở chế độ hiển thị SDR trên màn hình 27GR95QE chắc chắn sẽ gây khó chịu.
Sau khi trải nghiệm chừng khoảng 2 tuần, những vấn đề liên quan tới chính kết cấu subpixel điểm ảnh của tấm nền OLED LG tạo ra, hay những vấn đề xoay quanh hai tính năng HDR và VRR cũng khiến trải nghiệm phần nào bị giới hạn.
Có những thời điểm, đặc biệt là trong trường hợp chơi Starfield, màn hình lúc khởi động game đen kịt, chỉ có chữ trắng sáng chính giữa màn hình, vì VRR vận hành, nên màn hình khởi động gặp tình trạng chớp tắt. Diablo IV cũng vậy. Nên nếu anh em có cảm giác tự tin game chạy đủ tốc độ khung hình, thì nên tắt tạm VRR thông qua chiếc điều khiển từ xa đi kèm với màn hình.
Một vấn đề khác của thiết kế subpixel RGB trên tấm nền WOLED do LG phát triển. Kết cấu của nó hơi khác so với tấm nền Quantum Dot OLED mà Samsung và vài hãng gaming gear khác trên thị trường đang ứng dụng. Vì cái kết cấu subpixel hơi kỳ dị, không vuông cũng chẳng thẳng hàng, nên lời khuyên được đưa ra là anh em đừng dùng chiếc màn hình game này để làm đồ hoạ.
Ngay cả ký tự trên màn hình lúc đọc văn bản hay làm việc cũng bị nhoè màu, không nét như kỳ vọng. Kết hợp kết cấu subpixel ấy với độ phân giải 1440p, anh em nào đang dùng quen màn hình 4K sẽ cảm thấy đây là một nhược điểm lớn, đủ để khoả lấp những lợi thế mà độ tương phản của OLED hay chất lượng hình ảnh HDR mẫu màn hình này có thể mang lại.
Nếu chỉ đánh giá trong phạm vi chơi game, thì với mức giá chừng 20 triệu Đồng, những gì 27GR95QE thể hiện chắc chắn ổn hơn so với nhiều mẫu TV OLED 4K 42 inch trong cùng tầm giá. Chưa kể nó còn dùng được trong nhiều tác vụ khác nhau khi kết nối với máy tính cá nhân, chứ không chỉ đơn thuần chơi game như TV 4K. Độ phân giải 2K đối với những người làm thiết kế, hình ảnh hay nội dung sáng tạo chắc chắn “rỗ”, nhưng với game PC, đó là độ phân giải hoàn hảo để thưởng thức game, từ eSports đến game bom tấn.
Và giữa 4K 120Hz/144Hz như những mẫu màn hình tấm nền IPS hoặc TV OLED, với 2K 240Hz OLED, mình khá chắc sẽ có nhiều anh em giống như mình, sẽ chọn 2K 240Hz, vì nó hợp lý hơn cho hầu hết mọi thể loại trò chơi điện tử, nếu xem phim hoặc clip thì cũng có thể tạm bỏ qua vấn đề độ phân giải để thưởng thức nội dung một cách cuốn hút.