CES 2025

CES 2025


Lịch sử nhiếp ảnh: Đây là bức ảnh đầu tiên được chụp bằng máy ảnh Leica vào năm 1914

Enzo Le
11/10/2021 6:44Phản hồi: 27
Lịch sử nhiếp ảnh: Đây là bức ảnh đầu tiên được chụp bằng máy ảnh Leica vào năm 1914
Tấm ảnh các bạn đang xem là một tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng, nó là bức ảnh đầu tiên được chụp bằng một chiếc máy ảnh Leica, tác giả của bức ảnh này là Oskar Barnack - người đã chế tạo ra chiếc máy ảnh Leica đầu tiên - và cũng là một người mắc căn bệnh hen suyễn khá phổ biến vào thời đó.

Vào đầu thế kỷ 20, hầu hết các máy ảnh đang có trên thị trường đều cồng kềnh, nặng nề và khó mang theo (ngoại trừ chiếc Brownie của Kodak). Oskar Barnack khi đó là một thợ cơ khí lành nghề, làm việc trong bộ phận kính hiển vi của công ty Ernst Leitz ở thành phố Wetzlar, Đức. Ông cũng là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đầy đam mê, rất thường mang theo máy ảnh trong các chuyến du lịch của mình.

kodak-brownie.jpg
Kodak Brownie - Máy ảnh được cho là nhỏ gọn nhất trước khi Ur-Leica ra đời

Oskar Barnack đã bắt đầu nghĩ về một chiếc máy ảnh có thiết kế đủ nhỏ gọn để có thể mang đi mọi nơi ngay từ năm 1905. Tại Ernst Leitz, ông đã tham gia vào việc sản xuất chiếc máy quay phim dành cho điện ảnh đầu tiên của công ty. Máy quay phim sử dụng định dạng phim cine nhỏ hơn nhiều so với máy chụp ảnh vào thời đó, vì thế chúng nhẹ hơn và dễ mang theo hơn nhiều. Kích thước của phim cine là 18x24 mm so với các tấm phim lớn được sử dụng trong nhiều loại máy ảnh, chúng là nền tảng của Oskar Barnack để phát triển máy ảnh phim 35mm đầu tiên trên thế giới.

Oskar Barnack nhận ra rằng bằng cách tăng gấp đôi kích thước của phim (36mm thay vì 18mm), ông ấy có thể tạo ra một chiếc máy ảnh tiện lợi và dễ sử dụng hơn nhiều. Giữa năm 1913 và 1914, Oskar Barnack đã hoàn thiện thiết kế của một chiếc máy ảnh mà một thập kỷ sau, nó gia nhập thị trường với tư cách là chiếc máy ảnh Leica đầu tiên trên thế giới. Thay vì phim được chuyển theo chiều dọc như trong máy quay phim, máy ảnh của Oskar Barnack "lên phim" theo chiều ngang. Phim cine có đục lỗ dễ dàng di chuyển hơn bằng cách sử dụng các con lăn có răng cưa so với các cơ chế trong các máy ảnh hiện thời. Ông gọi chiếc máy ảnh đầu tiên của mình là "Ur-Leica".

Ur_Leica.jpeg
Đây là chiếc Ur-Leica nguyên mẫu của Oskar Barnack

Các ống kính được sử dụng cho máy quay phim không thể bao phủ tất cả khung hình trong máy ảnh mới của Oskar Barnack, vì vậy một ống kính mới phải được chế tạo, và phải đủ độ phân giải để hình ảnh được sắc nét và rõ ràng khi phóng to. Ống kính Mikro-Summar 42mm f/4.5 với 3 thấu kính mà Oskar Barnack chế tạo cho Ur-Leica là nguồn cảm hứng cho thế hệ ống kính Elmar đầu tiên của Leica.

Mikro-Summar-42mm-f:4.5.jpg

Tỷ lệ khung hình 3:2 trong sáng kiến của Oskar Barnack mô phỏng theo định dạng của các bức tranh phong cảnh. Có suy đoán rằng máy ảnh của Oskar Barnack có thể được thiết kế ban đầu cho các chuyến hiking (đi bộ đường dài) của ông. Nhưng bức ảnh đầu tiên từ chiếc máy ảnh Ur-Laice mà chúng ta thấy ở trên lại được chụp ở khu phố Eisenmarkt ở trung tâm Wetzlar vào năm 1914.

Ur_Leica_3.jpeg

Có lẽ là ông ấy muốn test thiết bị chụp ảnh của mình hơn là tạo ra một tác phẩm nhiếp ảnh đúng nghĩa. Oskar Barnack bắt lấy khoảnh khắc một nhóm người đang đi mua sắm trước toà nhà Binding am Eisenmarkt. Đó là một khoảnh khắc bình thường được bắt lấy để lưu lại theo thời gian. Sau thời điểm đó là hàng loạt các sự kiện lịch sử lớn như cuộc Đại chiến, Nội chiến Đức, Đại suy thoái, và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Quốc xã và thất bại thảm khốc của Đức trong Thế chiến thứ hai.

Ur_Leica_2.jpeg

Quảng cáo



Oskar Barnack tạo ra 3 chiếc Ur-Leica nguyên mẫu (2 trong số chúng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Leitz), nhưng chiến tranh bùng nổ đồng nghĩa với việc thiết kế máy ảnh mới của ông bị hoãn lại. Chỉ đến khi gần một thập kỷ sau, vào năm 1923, Oskar Barnack mới có thể thuyết phục Ernst Leitz II chế tạo 31 chiếc máy ảnh phiên bản tiền sản xuất để thử nghiệm.

where_Oskar_Barnack_tested_his_Ur-Leica.jpeg

Oskar Barnack đã chụp rất nhiều ảnh trong và xung quanh thành phố Wetzlar bằng máy ảnh nguyên mẫu của mình, bao gồm cả một số bức ảnh về trận lụt lớn nhấn chìm thành phố vào năm 1920. Những tấm ảnh báo chí này đã được chụp bởi nhiều nhiếp ảnh gia với máy ảnh Leica trong những năm 1920 - 1930, bởi vì họ được giải phóng khỏi trọng lượng nặng nề và sự bất tiện của các loại máy ảnh cồng kềnh hiện thời.

Wetzlar may mắn vẫn tồn tại sau trận ném bom của quân Đồng minh trong Thế chiến II. Nếu bạn có dịp đến Eisenmarkt, bạn có thể tái tạo lại khung cảnh này của Barnack. Các đường phố đã thay đổi một phần nào đó, nhưng quang cảnh của Binding am Eisenmarkt hiện nay cũng rất giống với cảnh mà Oskar Barnack đã từng nhìn thấy nó một thế kỷ trước.

[​IMG]

Tọa độ vị trí của Oskar Barnack khi ông chụp bức ảnh đầu tiên được cho là 50° 33′ 15.88″ N, 8° 30′ 3.93″ E. Nhưng nếu đã đến Wetzlar, bạn không cần phải nhìn vào la bàn của điện thoại để tìm vị trí này, chỉ cần nhìn xuống đường và tìm nơi đặt huy hiệu tưởng niệm ông.

Quảng cáo



Một chiếc nắp cống giờ đây đã được đặt ngay tại chỗ Oskar Barnack lần đầu tiên chụp một bức ảnh bằng phát minh mới của mình. Mặt trên của nó có hình ảnh của chiếc Ur-Leica và dòng chữ: “Bức ảnh đầu tiên được chụp bằng máy Leica ở đây vào năm 1914, bởi nhà phát minh có tầm nhìn Oskar Barnack”, để kỷ niệm một cú bấm máy đã vĩnh viễn thay đổi lịch sử nhiếp ảnh.

Theo Kosmofoto
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cryon57
TÍCH CỰC
3 năm
bao giờ mới có tiền để chơi Leica 😁
@cryon57 Leica có vài con giá rẻ mà bạn, và bạn cũng có thể mua cũ.
sau hơn 100 năm phát triển từ cú mốc của Leica thì xứ Vịt chỉ giỏi đẻ ra cả bầy hiếp ảnh gia, nhưng máy ảnh và ống kính thì chưa biết khi nào có thể sản xuất đc, dù sinh viên kỹ thuật/vật lý vẫn cứ ra trường đều đặn
Cười vô mặt
@cúm tàu Nhật với Âu còn ăn lol Nhật kia kìa, ở đó mà kêu ích gì =))
toidang
TÍCH CỰC
3 năm
@cúm tàu Mạng xã hội về công nghệ mà toàn comment so sánh ảo tưởng sức mạnh rồi tự nhục không.
@cúm tàu thế bạn làm được cái gì rồi ? ra trường đại học xong cũng có thành tích gì chưa ? tài sản kiếm được có nhiều không ? , về thị trường thì làm ra bán cho ai ? xuất khẩu cho thằng nào? nếu ông giỏi, ông có nhiều tiền ông có thể đầu tư cho các kĩ sư giỏi thiết kế sản xuất mấy thứ ông muốn mà
ồ tính ra thì hãng có 1 lịch sử lâu đời ghê nha
@A0kiji Cũng hơn 100 năm thôi chứ mấy! 😁
Nhìn tấm hình trên, mình thấy ai ai cũng mặc áo màu tối.
Đây là do thập niên thời xưa thịnh hành hẻ ta?
@Nick SAM Ảnh đen trắng mà bạn, nhưng sự thật là thời đó ngta mặc đồ đen hoặc xám nhiều, bên cạnh đó là trắng, thường những màu trung tính là chủ yếu! 😃
Con phố hơn 1 thế kỷ vẫn y như cũ. Họ có tầm nhìn xa thật.
@Phức Hợp Tất nhiên là có yếu tố kinh tế trong đó, nhưng giá trị lịch sử mới là thứ người ta coi trọng hơn! Nếu ngta thích kiếm tiền, thì đã đập mấy căn nhà cổ đó để xây cao ốc, nhà cao tầng kiếm tiền ác liệt hơn việc so sánh chi phí như bạn nói! 😃
@toidang Bạn rảnh quá nên đi spam chơi hả?
@Enzo Le Họ sống di chuyển theo công việc, không ở thâm căn cố đế nên họ muốn bán qua lại, thích thì xây cái mới, hoặc mua cái mới, còn dùng thì cứ dùng. Về cơ bản chả thằng mẹ nào muốn ở nhà cũ đâu =)))
@toidang Bạn tự thể cái level tương xứng rồi đó. Người ta đang nói đàng hoàng, vào phá hoại, xúc xiểng người khác.
Nhà bên châu Âu hoài cổ.
Bàn về lý lẻ là sai nha, bức ảnh đầu tiên là bức ảnh được chụp trong phòng thí nghiệm ^^
chỉ xài ké leica qua huawei =))
Và đây là chiếc Leica của tôi. Chúc anh em ngày mới an lành.
FB_IMG_1634000158885.jpg
@Ác thần_ls Leica T hả bác? cái case độc quá! 😁
@Enzo Le Dạ ko bác..Leica T đây ạ
S11015-18353238.png

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019