Thư ký Liên Hiệp Quốc - Antonio Guterres ngày 18/7 đã cảnh báo tình trạng cháy rừng, sóng nhiệt tàn phá khắp thế giới cho thấy nhân loại đang “tự sát tập thể” vì khủng hoảng khí hậu. “Một nửa nhân loại đang ở trong vùng nguy hiểm, lũ lụt, hạn hán, bão cực đoan và cháy rừng. Không quốc gia nào là miễn nhiễm cả. Vậy mà chúng ta vẫn đang tiếp tục theo đuổi nhiên liệu hoá thạch.” - Ông Guterres cho biết trong cuộc họp về khủng hoảng khí hậu với bộ trưởng từ 40 quốc gia hôm qua.
“Chúng ta có thể lựa chọn, hành động vì tập thể hoặc tự sát cùng nhau. Điều đó nằm trong tầm tay của chúng ta.”
Cháy rừng trên diện rộng đã bùng phát vào cuối tuần trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Trên khắp thế giới những tháng gần đây, nắng nóng khắc nghiệt đã phá vỡ kỷ lục lịch sử, những đợt nắng gay gắt ập đến Ấn Độ và Nam Á, hạn hán tàn phá các khu vực của châu Phi, các đợt nắng nóng chưa từng có ở cả 2 cực đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học hồi tháng 3 năm nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Anh đã phải phát đi cảnh báo đỏ vì tình trạng nắng nóng, dự báo cho thấy nhiều khu vực có thể vượt mức 40 độ C.
Các bộ trưởng ở nhiều quốc gia sẽ gặp nhau tại Đối thoại khí hậu Petersberg kéo dài 2 ngày để thảo luận về thời tiết khắc nghiệt, cũng như giá nhiên liệu hoá thạch và thực phẩm tăng cao, cùng với đó là tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu. Hội nghị này đã được chính phủ Đức tổ chức hàng năm trong suốt 13 năm qua, đây là dịp để các quốc gia tìm ra những điểm chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP). COP 27 năm nay sẽ diễn ra ra tại Ai Cập vào tháng 11.
Triển vọng về COP27 đang phai mờ đi đáng kể trong những tháng gần đây, khi chính phủ. các nước đang tập trung giải quyết giá năng lượng và lương thực tăng cao. Hồi COP26, các quốc gia đã đạt thoả thuận giữ cho Trái đất nóng lên ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Nhưng các cam kết mà họ đưa ra vẫn chưa đủ để thực hiện. Bên cạnh đó, tất cả các quốc gia đã nhất trí đưa ra các kế hoạch về phát thải nhà kính sẽ được cải thiện, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC).
Theo Guardian
“Chúng ta có thể lựa chọn, hành động vì tập thể hoặc tự sát cùng nhau. Điều đó nằm trong tầm tay của chúng ta.”
Cháy rừng trên diện rộng đã bùng phát vào cuối tuần trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Trên khắp thế giới những tháng gần đây, nắng nóng khắc nghiệt đã phá vỡ kỷ lục lịch sử, những đợt nắng gay gắt ập đến Ấn Độ và Nam Á, hạn hán tàn phá các khu vực của châu Phi, các đợt nắng nóng chưa từng có ở cả 2 cực đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học hồi tháng 3 năm nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Anh đã phải phát đi cảnh báo đỏ vì tình trạng nắng nóng, dự báo cho thấy nhiều khu vực có thể vượt mức 40 độ C.
Các bộ trưởng ở nhiều quốc gia sẽ gặp nhau tại Đối thoại khí hậu Petersberg kéo dài 2 ngày để thảo luận về thời tiết khắc nghiệt, cũng như giá nhiên liệu hoá thạch và thực phẩm tăng cao, cùng với đó là tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu. Hội nghị này đã được chính phủ Đức tổ chức hàng năm trong suốt 13 năm qua, đây là dịp để các quốc gia tìm ra những điểm chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP). COP 27 năm nay sẽ diễn ra ra tại Ai Cập vào tháng 11.
Triển vọng về COP27 đang phai mờ đi đáng kể trong những tháng gần đây, khi chính phủ. các nước đang tập trung giải quyết giá năng lượng và lương thực tăng cao. Hồi COP26, các quốc gia đã đạt thoả thuận giữ cho Trái đất nóng lên ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Nhưng các cam kết mà họ đưa ra vẫn chưa đủ để thực hiện. Bên cạnh đó, tất cả các quốc gia đã nhất trí đưa ra các kế hoạch về phát thải nhà kính sẽ được cải thiện, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC).
Theo Guardian