Trichlorofluoromethane, chất còn được biết đến với cái tên CFC-11 hay Freon-11 là một trong những chất gây suy giảm tầng ozone của Trái Đất. Vì những tác hại tiêu cực của nó đến môi trường, Nghị định thư Montreal đã quyết định cấm sản xuất chất này kể từ năm 2010 và cứ tưởng lệnh cấm này sẽ giảm lượng phát thải của CFC ra môi trường. Song, người ta nhận thấy từ năm 2014 đến năm 2017, lượng khí CFC thải ra môi trường vẫn tăng liên tục và một nửa trong số đó bắt nguồn từ miền đông Trung Quốc.
Công thức phân tử của CFC-11
May mắn thay, hiện tại theo các báo cáo từ tạp chí Nature, các dữ liệu đang chỉ ra lượng khí CFC-11 toàn cầu trong năm 2019 đã giảm xuống dưới mức trung bình của giai đoạn 2008-2012 và khoảng 60% lượng giảm này cũng diễn ra ở miền đông Trung Quốc. Kết quả này cộng với sự quan sát lỗ hổng tầng ozone, các nhà khoa học cho biết lỗ thủng này đang dần đóng lại, có thể là trong vòng 50 năm tới.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/02/5349856_cfc-ozone-1.jpg)
Hình ảnh lỗ hổng tầng ôzone qua các năm

Công thức phân tử của CFC-11
May mắn thay, hiện tại theo các báo cáo từ tạp chí Nature, các dữ liệu đang chỉ ra lượng khí CFC-11 toàn cầu trong năm 2019 đã giảm xuống dưới mức trung bình của giai đoạn 2008-2012 và khoảng 60% lượng giảm này cũng diễn ra ở miền đông Trung Quốc. Kết quả này cộng với sự quan sát lỗ hổng tầng ozone, các nhà khoa học cho biết lỗ thủng này đang dần đóng lại, có thể là trong vòng 50 năm tới.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/02/5349856_cfc-ozone-1.jpg)
Hình ảnh lỗ hổng tầng ôzone qua các năm
Khí CFC vốn được sử dụng phổ biến để làm khí làm lạnh, làm các bình xịt,... Tuy nhiên người ta đã cấm sử dụng chất này như đã đề cập ở bên trên, dù vậy thì trong năm 2019, lượng khí này thải ra vẫn đạt 52.000 tấn. Tin vui là con số này đang thấp hơn so với con số trung bình là 69.000 tấn. Điều này có lẽ đến từ việc lệnh cấm được thực thi mạnh mẽ hơn và ý thức của nhiều bộ phận người dân cũng đã tăng cao.

Tầng ozone có một vai trò cực kì quan trọng với sự sống trên Trái Đất vì nó có vai trò tương tự như một tấm khiên vô hình bảo vệ những thứ bên dưới. Chắc sẽ có nhiều anh em tự hỏi tại sao CFC lại phá huỷ tầng Ozone thì giải thích đơn giản như sau:
Sự hình thành của Ozone
Ozone có công thức hoá học là là O3, tức là nó được cấu thành từ 3 nguyên tử oxy. Trong tự nhiên, các phân tử oxy sẽ bị tác động bởi các tia cực tím, tách nó thành hai oxy nguyên tử (O2 → O + O). Các oxy nguyên tử này sẽ kết hợp với một phân tử O2 khác và tạo thành O3. Lượng Ozone trong tầng bình lưu luôn ổn định vì sự tạo thành và phân huỷ Ozone luôn ở trạng thái cân bằng.

Phá huỷ tầng Ozone
CFC là một hợp chất có khả năng giải phóng ra nguyên tử clo tự do. Clo này sẽ lấy đi một nguyên tử oxy của O3, biến nó thành O2 và ClO. O trong ClO tiếp tục bị O tự do lấy đi để kết hợp thành O2, để lại Cl và quá trình trên sẽ lại tiếp diễn. Vì là một chu trình kín, một nguyên tử Cl sẽ luôn tiếp tục phá huỷ O3 để tạo thành O2, cho tới khi chừng nào Cl bị mang ra khỏi chu kì bằng các phản ứng hoá học khác.
Theo ScienceNews