Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng virus sốt xuất huyết và virus Zika có thể biến đổi các vi khuẩn trên da để làm cho vật chủ của chúng (con người) có mùi trở nên hấp dẫn hơn đối với các loài muỗi. Đây cũng là bằng chứng đầu tiên xác thực việc virus sử dụng phương pháp toả mùi hương để làm tăng thêm tốc độ lây lan của tình trạng bệnh.
Các chuyên gia về dịch bệnh đã sử dụng một loạt các thí nghiệm để xác định rằng những con muỗi rất thích “dùng bữa” trên một nhóm nhỏ chuột mắc bệnh sốt xuất huyết và Zika. Những bệnh nhiễm trùng này khiến các cộng đồng vi khuẩn trên da động vật tăng cường sản sinh ra một loại phân tử gọi là acetophenone, từ đó thu hút thêm sự quan tâm của loài muỗi.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã chia chuột thành 2 nhóm: khoẻ mạnh và nhiễm bệnh. Nhiều con muỗi đã cố gắng tìm đến các loại gặm nhấm đã bị bệnh. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lọc lấy các chất hoá học được gọi là chất bay hơi trong không khí xung quanh các loài gặm nhấm để loại bỏ mùi hương thu hút đó. Không có dấu hiệu chỉ dẫn, số lượng lũ muỗi tìm đến cả 2 nhóm là như nhau.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng, nếu cho loài gặm nhấm uống một loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A, đây cũng là loại thuốc được dùng để chữa trị mụn trứng cá nghiêm trọng, thì tình trạng thu hút muỗi sẽ tốt hơn sau vài ngày. Do đó, họ cho rằng việc điều trị bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika bằng hợp chất này có thể giúp xua đuổi muỗi và giảm sự lây truyền của bệnh.
Nhóm nghiên cứu “rất vui mừng khi phát hiện ra điều này, và sẽ áp dụng nó để làm gián đoạn vòng đời của virus, kiểm soát chúng lây lan trong tự nhiên.”
Mặc dù trước đây cũng từng có các nghiên cứu báo cáo rằng muỗi bị thu hút bởi mùi hương của những người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Nhưng vẫn còn nhiều nghi ngờ rằng đó chỉ là trường hợp của một số loại virus lây lan qua côn trùng và động vật chân đốt khác mà thôi. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thực sự xác định được một phân tử có thể tạo ra sự hấp dẫn, thu hút loài muỗi.
Theo Popular Science
Các chuyên gia về dịch bệnh đã sử dụng một loạt các thí nghiệm để xác định rằng những con muỗi rất thích “dùng bữa” trên một nhóm nhỏ chuột mắc bệnh sốt xuất huyết và Zika. Những bệnh nhiễm trùng này khiến các cộng đồng vi khuẩn trên da động vật tăng cường sản sinh ra một loại phân tử gọi là acetophenone, từ đó thu hút thêm sự quan tâm của loài muỗi.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã chia chuột thành 2 nhóm: khoẻ mạnh và nhiễm bệnh. Nhiều con muỗi đã cố gắng tìm đến các loại gặm nhấm đã bị bệnh. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lọc lấy các chất hoá học được gọi là chất bay hơi trong không khí xung quanh các loài gặm nhấm để loại bỏ mùi hương thu hút đó. Không có dấu hiệu chỉ dẫn, số lượng lũ muỗi tìm đến cả 2 nhóm là như nhau.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng, nếu cho loài gặm nhấm uống một loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A, đây cũng là loại thuốc được dùng để chữa trị mụn trứng cá nghiêm trọng, thì tình trạng thu hút muỗi sẽ tốt hơn sau vài ngày. Do đó, họ cho rằng việc điều trị bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika bằng hợp chất này có thể giúp xua đuổi muỗi và giảm sự lây truyền của bệnh.
Nhóm nghiên cứu “rất vui mừng khi phát hiện ra điều này, và sẽ áp dụng nó để làm gián đoạn vòng đời của virus, kiểm soát chúng lây lan trong tự nhiên.”
Mặc dù trước đây cũng từng có các nghiên cứu báo cáo rằng muỗi bị thu hút bởi mùi hương của những người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Nhưng vẫn còn nhiều nghi ngờ rằng đó chỉ là trường hợp của một số loại virus lây lan qua côn trùng và động vật chân đốt khác mà thôi. Thế nhưng, nghiên cứu mới đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thực sự xác định được một phân tử có thể tạo ra sự hấp dẫn, thu hút loài muỗi.
Theo Popular Science