Các dịch vụ thiết kế website mọc lên “như nấm sau mưa”
Bây giờ, chỉ cần các bác lên google và gõ “làm website” thì sẽ xuất hiện khoảng 1.650.000 kết quả chỉ trong 0,19 giây. Điều này cũng không có gì khó hiểu vì với thời đại công nghệ thông tin, thương mại điện tử và internet như hiện nay, việc phải có một website để giới thiệu thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ là gần như bắt buộc đối với một doanh nghiệp hay cửa hàng.
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, rất nhiều các thành phần như công ty, nhân viên, hay ngay cả các… em sinh viên mới học code dăm ba tháng cũng nhảy vào lĩnh vực này mong “kiếm ăn”.
Hàng loạt những cái tít rất kêu được các nhà marketing giật đùng đùng như: “Làm web trọn gói 690.000đ”, “Web siêu rẻ 500k”, “Web giá rẻ 499k”, “Web miễn phí”, “Làm web 0 đồng”,…
Bây giờ, chỉ cần các bác lên google và gõ “làm website” thì sẽ xuất hiện khoảng 1.650.000 kết quả chỉ trong 0,19 giây. Điều này cũng không có gì khó hiểu vì với thời đại công nghệ thông tin, thương mại điện tử và internet như hiện nay, việc phải có một website để giới thiệu thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ là gần như bắt buộc đối với một doanh nghiệp hay cửa hàng.
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, rất nhiều các thành phần như công ty, nhân viên, hay ngay cả các… em sinh viên mới học code dăm ba tháng cũng nhảy vào lĩnh vực này mong “kiếm ăn”.
Hàng loạt những cái tít rất kêu được các nhà marketing giật đùng đùng như: “Làm web trọn gói 690.000đ”, “Web siêu rẻ 500k”, “Web giá rẻ 499k”, “Web miễn phí”, “Làm web 0 đồng”,…
Hàng loạt đơn vị thiết kế web không hướng đến chất lượng mà hướng đến giá
Thực ra, theo tìm hiểu của em thì đây là những chiêu trò quảng cáo, bán hàng của các đơn vị cung cấp dịch vụ này. Bởi nói 0 đồng/ 499.000đ/ 500.000đ, nhưng thực tế họ đã thu tới gần 1,5 triệu đồng và còn hơn thế. Cái giá họ đưa ra là cho một web siêu sơ khai, “không quần không áo”. Muốn thêm dung lượng, thêm thiết kế, thêm chức năng hay chỉnh sửa nhỏ xin các thượng đế vui lòng quy ra thóc hộ em.
Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng quản trị và thiết kế nhiều website lâu năm, em có một số bí quyết cho bác nào có nhu cầu làm web có thể chọn được một đơn vị thiết kế website tốt. Bài viết của em có tham khảo trên một bài viết đã có trước đó nhưng bổ sung đầy đủ và chi tiết hơn cho những bác nào chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này vẫn có thể đọc, hiểu và rút ra kinh nghiệm cho mình.
1/ Xác định rõ nhu cầu khi làm website
Các bác cần xác định rõ nhu cầu của mình là làm web giới thiệu công ty/ doanh nghiệp/ sản phẩm/ dịch vụ đơn thuần hay làm web thương mại điện tử, có thể bán hàng trên đó. Sau đó, hãy chọn những đơn vị thiết kế web mạnh nhất trong lĩnh vực đó để làm. Tất nhiên sẽ có nhiều nơi tự tin rằng mình có thể làm tốt cả 2, nhưng tính chất của 2 loại hình web này là khác nhau, một điều dễ hiểu là nếu họ làm chuyên cái gì thì làm cái đó cũng sẽ tốt hơn là kiêm nhiệm thêm nhiều thứ khác. Các nhận biết và lựa chọn em sẽ nói trong phần sau.
- Đối với web doanh nghiệp, điều quan trọng khi chọn đơn vị làm web là cần nhanh, rẻ. Đặc điểm của web này là không nhiều có nhiều chức năng mà ưu tiên cho giao diện responsive sáng sủa, đẹp mắt.
- Đối với web thương mại điện tử, không phải làm website với các chức năng thanh toán, bán hàng là xong mà còn cần thêm các công cụ marketing đi kèm để các bác bán hàng cho tốt. Do đó, các bác cần chọn đơn vị nào uy tín, có kinh nghiệm lâu năm, có nhiều khách hàng,… Bác nào làm trong ngành bán hàng đều hiểu, thị trường luôn biến đổi, hôm nay web của các bác đủ chức năng, sang ngày mai google nó thay đổi thuật toán, yêu cầu responsive, thị trường thêm công cụ marketing mới là mình phải sửa web cho theo kịp xu hướng rồi.
2/ Nghiên cứu kĩ từng ứng viên
Việc đặt các ứng viên lên bàn cân là cần thiết để “chọn mặt gửi vàng”. Cách tốt nhất là các bác nên chọn ra khoảng 3 – 5 đơn vị uy tín từ giới thiệu của bạn bè hoặc từ thông tin tìm được trên mạng. Sau đó, bảo họ gửi cho mình kho web mẫu + những website khách hàng họ đã thiết kế để xem trước. Từ kho web này, các bác có thể đánh giá được năng lực của những đơn vị này, từ đó sẽ có được lựa chọn riêng cho mình.
Quảng cáo
Bên cạnh đó, cần xem kĩ bảng giá:
- Xem những mục nào có giá, mục nào không có giá. Hỏi xem những mục không có giá là miễn phí hay tính phí tùy theo yêu cầu. Đối với những mục nào là miễn phí hay đã nằm trong gói giá, yêu cầu ghi rõ vào hợp đồng.
- Hỏi những chỉnh sửa sau này có mất phí không?
- Hỏi xem ngoài bảng giá này thì có hỗ trợ gì thêm ngoài không?
Bảng giá của một đơn vị thiết kế website bán hàng trong nước
3/ Đánh giá các dịch vụ của họ
Không cách đánh giá nào tốt hơn là DÙNG THỬ. Chỉ có dùng thử thì các bác mới biết được nó như thế nào, tốt hay không, phù hợp với mình hay không, những chức năng đi kèm được vận hành ra sao?
Quảng cáo
Trong quá trình dùng thử, nếu gặp bất kì khó khăn nào, đừng ngần ngại mà gọi điện hỏi. Từ đây, các bác sẽ đánh giá mức độ nhiệt tình, thời gian nhận phản hồi của bên làm web.
4/ Kiểm tra và tham khảo ý kiến
Đây là một bước rất quan trọng trong việc đánh giá dịch vụ. Các bác có thể tham khảo từ chính những người đang dùng dịch vụ thiết kế web. Có 3 cách làm:
Cách 1: Xem đánh giá của khách hàng trên trang chủ website.
Cách 2: Search google xem thông tin về đơn vị làm web đó.
Cách 3: Vào website của những khách hàng bên đó, gọi điện và hỏi trực tiếp xem về website họ đang dùng (hơi khoai vì không phải ai cũng sẵn sàng trả lời câu hỏi của các bác nhưng nếu khéo vẫn có thể hỏi được).
Một số câu hỏi bắt buộc cần phải tìm ra câu trả lời:
- Họ có hoàn thành hợp đồng đúng hạn không?
- Họ có đáp ứng được chính xác những yêu cầu đặt ra ban đầu không?
- Có nhiệt tình tiếp nhận các đề xuất và câu hỏi của khách hàng không?
- Có nhanh chóng khắc phục sai sót không?
- Có thực hiện công việc theo mức phí đã thoả thuận ban đầu không?
Kho giao diện mẫu của một đơn vị thiết kế website
5/ Gặp gỡ trực tiếp
Tìm hiểu online qua mạng internet chán rồi thì các bác hẹn nhân viên kinh doanh bên đó sang để gặp mặt. Nhiều người sẽ nghĩ rằng tìm hiểu kĩ rồi, gọi sang chỉ để đưa tiền với chốt hợp đồng thôi là hoàn toàn sai lầm nhé. Các bác cần đánh giá về đơn vị đó qua người nhân viên kinh doanh/ tư vấn nữa.
- Họ có lắng nghe nhu cầu/ mong muốn của mình không hay cứ thao thao bất tuyệt về dịch vụ và những điều tốt đẹp mà họ có thể mang lại?
- Họ có hiểu vấn đề theo cách hiểu của mình không? Thường thì họ sẽ cố gắng “lái” yêu cầu của các bác sang một hướng khác có lợi cho họ. Thực ra, khi các bác chưa có kinh nghiệm làm web, sẽ cho rằng yêu cầu của mình là hợp lý, nhưng cũng nên xem xét xem cách họ tư vấn và giải pháp đưa ra có phù hợp với mình không. Tất nhiên, sẽ có trường hợp một nhu cầu nào đó của các bác không thể được đáp ứng. Cần xem xét xem yêu cầu đó của mình có quá quan trọng hay không, nếu không, hãy tập trung vào những chức năng chính mà bên họ có thể mang lại.
- Họ có hiểu về lĩnh vực kinh doanh của mình không? Lấy ví dụ, một website bán quần áo sẽ có thiết kế khác với một website bán oto hay dịch vụ du lịch. Xu hướng người dùng khi vào các website này cũng khác nhau. Do đó, hãy xem người tư vấn có thể tư vấn gì cho lĩnh vực của các bác không hay chỉ nói về một website đẹp khác mà hoàn toàn không phù hợp.
- Yêu cầu người tư vấn so sánh dịch vụ của họ với những bên khác. Thường thì họ sẽ nói tốt cho họ. Điều quan trọng là các bác cần xem xét những cái tốt đấy có thật hay không (vì mình đã tìm hiểu trên internet ở những bước trên rồi), chỉ cần một điều không thật thôi cũng làm ta cần đánh giá lại mức độ trung thực của đơn vị này.
6/ Hãy nhìn xa hơn
Không ai dám đảm bảo website của các bác sau khi nghiệm thu bàn giao và trong quá trình sử dụng sẽ không còn lỗi. Có những lỗi thuộc về người sử dụng (tý toáy nghịch ngợm code làm hỏng, lỡ tay dùng một chức năng nào đó làm hỏng web,…), có những lỗi thuộc về bên làm web (code bị lỗi) nhưng cũng có những lỗi từ trên trời rơi xuống (cái này là có thật ạ).
Do đó, sẽ thật nguy hiểm nếu đơn vị làm web bỗng dưng “bốc hơi” chỉ sau một thời gian ngắn. Đến đây, nhiều người sẽ nghĩ nếu bị lỗi, hoàn toàn có thể thuê một bên khác sửa lỗi.
Điều này đúng, tuy nhiên việc này rất mất thời gian (người sửa phải tìm code lỗi của một người khác) và phí sửa sẽ rất cao nếu bạn không làm web của bên sửa chữa. Đấy là còn chưa kể đến việc, sửa xong lỗi đấy thì phát sinh thêm lỗi khác vì trong quá trình sửa người ta đã thay đổi code web.
Ngoài ra, khi thanh toán, chỉ nên thanh toán tối đa 50% giá trị hợp đồng và chỉ thanh toán đầy đủ sau khi nghiệm thu và bàn giao web.
Vừa rồi em đã đưa ra những bí quyết để các bác có thể chọn được một đơn vị thiết kế website tốt.
Bác nào ngại đọc, ngại tìm hiểu thì cứ chọn đơn vị nào lâu năm, nhiều kinh nghiệm, uy tín, nhiều giải thưởng, được khách hàng đánh giá tốt,… mà dùng thôi. Nhưng ít nhất cũng cần tìm hiểu sơ qua nhé, mình bỏ tiền ra làm mà ra một website xấu thì uổng công lắm.
Hiện giờ thì có mấy đơn vị lớn thiết kế website bán hàng tốt như Bizweb, Shopify, Wordpress, Magento, … các bác có thể tham khảo nhé.
Bài viết thuộc bản quyền Thexteen – Tinhte.vn
Mọi trích dẫn hay sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn.