Trang NotebookCheck vừa rồi có bài thử nghiệm MacBook Air 2020 và phát hiện ra một điều, đó là cài Windows 10 qua BootCamp lên chiếc máy mới ra mắt, phần mềm cân chỉnh màu màn hình CalMAN cho thấy màn của MacBook Air có thể lên được gần 550 nits, trong khi nếu chạy trên nền macOS thì độ sáng tối đa của màn hình chỉ đạt hơn 400 nits. Khác biệt là 30%, khá lớn. Phát hiện này được tìm thấy khi NotebookCheck tìm mốc độ sáng màn hình lý tưởng để đo thời lượng pin khi dùng máy với mạng WiFi.
NotebookCheck loại bỏ mọi khả năng hai phiên bản phần mềm CalMAN trên macOS và Windows có sai khác trong đo đạc. Đặt độ sáng màn hình lên mức tối đa, CalMAN trên macOS hiện độ sáng tối đa của màn hình là 415 cd/m2, còn trên Windows 10, vẫn màn hình đó, độ sáng tối đa đo được là 547 cd/m2. Thử nghiệm cho thấy ở độ sáng cao hơn, chất lượng tông màu đen của màn MacBook Air 2020 chạy Windows 10 hơi tệ hơn, nhưng cả hai hệ điều hành đều đạt tỉ lệ tương phản 1200:1. Cùng với đó, độ chính xác màu sắc trên Windows 10 hơi tệ hơn so với macOS, nhưng mắt thường rất khó nhận biết.
Kết quả đo độ sáng với macOS, giá trị Y thể hiện độ sáng tối đa đạt 415,22 cd/m2
Kết quả đo độ sáng với Windows 10, giá trị Y thể hiện độ sáng tối đa 547,49 cd/m2
NotebookCheck đưa ra ba giả thuyết cho phát hiện của họ:
- Không phải tất cả panel màn hình trên mọi chiếc MacBook Air 2020 đều đạt được độ sáng gần 550 nits. Apple không muốn khách hàng tránh MacBook Air vì chất lượng không đồng đều, và vì thế họ chọn cách giới hạn độ sáng tối đa của màn hình ở mức 400 nits và lấy con số đó quảng cáo.
- Như đã đề cập ở trên, độ chính xác của màu sắc hơi tệ hơn khi chạy Windows trên MacBook Air 2020, ngay cả sau khi cân chỉnh màu. Có khả năng Apple hạ thấp độ sáng màn hình để đáp ứng tối đa độ chính xác màu sắc như đã quảng cáo.
- Khả năng thứ ba liên quan trực tiếp tới marketing. Nếu quảng cáo màn hình sáng hơn 400 nits, có thể nhiều khách hàng sẽ chọn Air thay vì bản Pro 13 inch vì màn hình sáng hơn đối với vài người sử dụng không dùng máy để làm multimedia quan trọng hơn dải màu P3 rộng hơn.
NotebookCheck loại bỏ mọi khả năng hai phiên bản phần mềm CalMAN trên macOS và Windows có sai khác trong đo đạc. Đặt độ sáng màn hình lên mức tối đa, CalMAN trên macOS hiện độ sáng tối đa của màn hình là 415 cd/m2, còn trên Windows 10, vẫn màn hình đó, độ sáng tối đa đo được là 547 cd/m2. Thử nghiệm cho thấy ở độ sáng cao hơn, chất lượng tông màu đen của màn MacBook Air 2020 chạy Windows 10 hơi tệ hơn, nhưng cả hai hệ điều hành đều đạt tỉ lệ tương phản 1200:1. Cùng với đó, độ chính xác màu sắc trên Windows 10 hơi tệ hơn so với macOS, nhưng mắt thường rất khó nhận biết.
Kết quả đo độ sáng với macOS, giá trị Y thể hiện độ sáng tối đa đạt 415,22 cd/m2
Kết quả đo độ sáng với Windows 10, giá trị Y thể hiện độ sáng tối đa 547,49 cd/m2
NotebookCheck đưa ra ba giả thuyết cho phát hiện của họ:
- Không phải tất cả panel màn hình trên mọi chiếc MacBook Air 2020 đều đạt được độ sáng gần 550 nits. Apple không muốn khách hàng tránh MacBook Air vì chất lượng không đồng đều, và vì thế họ chọn cách giới hạn độ sáng tối đa của màn hình ở mức 400 nits và lấy con số đó quảng cáo.
- Như đã đề cập ở trên, độ chính xác của màu sắc hơi tệ hơn khi chạy Windows trên MacBook Air 2020, ngay cả sau khi cân chỉnh màu. Có khả năng Apple hạ thấp độ sáng màn hình để đáp ứng tối đa độ chính xác màu sắc như đã quảng cáo.
- Khả năng thứ ba liên quan trực tiếp tới marketing. Nếu quảng cáo màn hình sáng hơn 400 nits, có thể nhiều khách hàng sẽ chọn Air thay vì bản Pro 13 inch vì màn hình sáng hơn đối với vài người sử dụng không dùng máy để làm multimedia quan trọng hơn dải màu P3 rộng hơn.
Theo Notebook Check