Đầu tháng 6 vừa qua, Apple đã gây chấn động làng công nghệ thế giới bằng một loạt các sản phẩm cải tiến mang tính đột phá. Tất cả đều là những đổi mới "có vẻ chỉ liên quan đến thương hiệu Apple và các thiết bị di động". Thế nhưng, các nhà phân tích cho rằng, một trong số đó là “ngòi nổ chậm” và sẽ làm rung chuyển cả thị trường máy tính thế giới bất cứ lúc nào. Đó chính là máy tính xách tay Macbook Pro được tích hợp màn hình Retina siêu nét của Apple.
Máy tính xách tay Macbook Pro 15-inch thế hệ mới được trang bị màn hình có lưới điểm ảnh 2880 x 1800. Con số này là rất lớn so với các loại máy tính xách tay tính đến thời điểm hiện tại, vượt xa loại màn hình máy tính để bàn tốt nhất hiện nay (chỉ đạt độ phân giải 2560 x 1600). Tất nhiên là không kể đến các màn hình có độ phân giải siêu cao được dùng trong ngành y hay các ngành công nghiệp ứng dụng khác.
Trong quá khứ, dễ dàng nhận thấy từ khi Apple bắt đầu trang bị màn hình IPS chất lượng cao cho các thiết bị di động như iPhone và iPad, thì thị trường công nghệ đã “lục đục” chuyển động theo xu hướng chạy đua thay màn hình TN rẻ tiền bằng màn hình LCD cho máy tính các loại. Vì thế, giờ đây, khi màn hình siêu nét Retina chính thức góp "gió" cho Macbook Pro thì liệu có bùng nổ một cuộc chiến khốc liệt về độ phân giải?
Điều đó có vẻ khó xảy ra!
Không chỉ là vấn đề giá cả
Vài năm trước, khi người người nhà nhà đều đua nhau từ giã loại màn hình TN cồng kềnh để đón chào màn hình IPS mới sắc nét và gọn nhẹ, nhiều người dùng đã không quá do dự mà tự tin chấp nhận xu hướng. Người tiêu dùng chỉ cần cân nhắc về sự chênh lệch giá cả giữa 2 loại màn hình, còn hiệu năng sử dụng và tính tương thích đều "đáng đồng tiền bát gạo". Ngoài ra, màn hình IPS còn thắng thế nhờ cải thiện tốt góc nhìn.
Tuy nhiên, với màn hình độ phân giải siêu cao như Retina thì khác, mọi thứ đều không sẵn có. Đầu tiên, người dùng cần có phần mềm hỗ trợ sao cho màn hình được sử dụng một cách thoải mái, hiệu quả và đạt năng suất cao nhất. Nhưng xét trên mặt bằng chung hiện nay, hầu hết các máy tính cá nhân đều chạy trên hệ điều hành Windows, mà khả năng mở rộng về DPI và độ phân giải của Windows thì giới hạn vô cùng. Tất nhiên, người ta vẫn có thể thay đổi các thiết lập DPI trong Windows để điều chỉnh phông chữ hoặc biểu tượng cho phù hợp với các độ phân giải khác nhau, nhưng chỉ điều chỉnh được đến một mức độ nào đó mà thôi.
Máy tính xách tay Macbook Pro 15-inch thế hệ mới được trang bị màn hình có lưới điểm ảnh 2880 x 1800. Con số này là rất lớn so với các loại máy tính xách tay tính đến thời điểm hiện tại, vượt xa loại màn hình máy tính để bàn tốt nhất hiện nay (chỉ đạt độ phân giải 2560 x 1600). Tất nhiên là không kể đến các màn hình có độ phân giải siêu cao được dùng trong ngành y hay các ngành công nghiệp ứng dụng khác.
Trong quá khứ, dễ dàng nhận thấy từ khi Apple bắt đầu trang bị màn hình IPS chất lượng cao cho các thiết bị di động như iPhone và iPad, thì thị trường công nghệ đã “lục đục” chuyển động theo xu hướng chạy đua thay màn hình TN rẻ tiền bằng màn hình LCD cho máy tính các loại. Vì thế, giờ đây, khi màn hình siêu nét Retina chính thức góp "gió" cho Macbook Pro thì liệu có bùng nổ một cuộc chiến khốc liệt về độ phân giải?
Điều đó có vẻ khó xảy ra!
Không chỉ là vấn đề giá cả
Vài năm trước, khi người người nhà nhà đều đua nhau từ giã loại màn hình TN cồng kềnh để đón chào màn hình IPS mới sắc nét và gọn nhẹ, nhiều người dùng đã không quá do dự mà tự tin chấp nhận xu hướng. Người tiêu dùng chỉ cần cân nhắc về sự chênh lệch giá cả giữa 2 loại màn hình, còn hiệu năng sử dụng và tính tương thích đều "đáng đồng tiền bát gạo". Ngoài ra, màn hình IPS còn thắng thế nhờ cải thiện tốt góc nhìn.
Tuy nhiên, với màn hình độ phân giải siêu cao như Retina thì khác, mọi thứ đều không sẵn có. Đầu tiên, người dùng cần có phần mềm hỗ trợ sao cho màn hình được sử dụng một cách thoải mái, hiệu quả và đạt năng suất cao nhất. Nhưng xét trên mặt bằng chung hiện nay, hầu hết các máy tính cá nhân đều chạy trên hệ điều hành Windows, mà khả năng mở rộng về DPI và độ phân giải của Windows thì giới hạn vô cùng. Tất nhiên, người ta vẫn có thể thay đổi các thiết lập DPI trong Windows để điều chỉnh phông chữ hoặc biểu tượng cho phù hợp với các độ phân giải khác nhau, nhưng chỉ điều chỉnh được đến một mức độ nào đó mà thôi.
Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Windows vốn là một hệ điều hành nhị phân, tức là mọi yếu tố đồ họa trong Windows đều được vẽ bằng các tập tin hình ảnh cố định hoặc hình ảnh nhị phân. Dù cho Microsoft có trang bị một vài phiên bản hình ảnh khác nhau đi nữa thì việc thay đổi DPI vẫn làm cho giao diện trông méo mó và thiếu thẩm mỹ.
Nghiêm trọng hơn, các chức năng có thể bị ảnh hưởng khi nút bấm và nút điều khiển trên máy bị làm mờ một phần hoặc hoàn toàn. Ngoài ra, vì các biểu tượng trên màn hình chỉ chiếm vài ảnh bit, nên Windows dù muốn cũng không thể hỗ trợ độ phân giải cao hơn giới hạn được.
Còn một cách khác để thay đổi độ phân giải cho Windows, đó là giữ nguyên mọi thứ, chỉ thu nhỏ các phông chữ và hình ảnh trong khi gia tăng độ phân giải và mật độ điểm ảnh. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chỉ có hiệu quả đến một mức độ nào đó. Trong khi đó, màn hình Macbook Pro của Apple là loại 15 inch và hoạt động với độ phân giải cao ngất ngưởng mà không cần phóng to thu nhỏ phông chữ và biểu tượng.
Vectơ hóa giao diện người dùng
Có ý kiến cho rằng Microsoft thật sự cần thực hiện một điều, cũng là điều mà hãng đã hứa hẹn sẽ làm từ khi còn phát triển Windows Vista, đó là “có hướng hóa” giao diện Windows. Nếu như vậy, có lẽ ngày nay mọi độ phân giải đều được hỗ trợ “ngon lành” trên Windows.
Vấn đề của Windows còn nằm ở chỗ, việc hỗ trợ màn hình có độ phân giải siêu cao như Retina đòi hỏi tất cả các nhà sản xuất ứng dụng cũng phải “có hướng hóa” sản phẩm của họ. Nếu như vậy, các ứng dụng mới thì không bị ảnh hưởng, nhưng các ứng dụng lâu năm đã liên kết với nhau thành một hệ thống có mối quan hệ “dây mơ rễ má” thì phải thay đổi phức tạp vô cùng.
Giao diện Metro có tương thích với màn hình siêu nét?
Tin vui cho Microsoft đó là giao diện cảm ứng mới Metro của Windows 8 đã được có hướng hóa, và Microsoft cũng đã tạo nên những tiêu chuẩn rời rộng không còn làm khó dễ cho các nhà phát triển DPI khi viết ứng dụng nữa. Bên cạnh đó, các máy tính bảng 10 inch với độ phân giải cao 2560 x 1440 dự kiến sẽ được lên kệ không lâu sau khi Windows 8 chính thức ra đời. Tuy nhiên, còn “số phận” của các máy tính cũ chạy phiên bản Windows 7 trở về trước mà đa số người dùng đang sử dụng thì sao?
Microsoft đang nắm trong tay phiên bản cuối cùng của giao diện Windows 8 chính thức, và sẽ chỉ còn chờ đến ngày ra mắt. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hệ điều hành mới này vẫn sẽ gắn bó với nhị phân. Xét một cách toàn diện thì ý kiến trên rất có lý, bởi các ứng dụng Metro còn quá mới mẻ nên chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình tương thích ngược. Vì thế, đòi hỏi Microsoft phải cam kết duy trì và phát triển loại thiết bị “laptop kiêm máy tính bảng có độ phân giải siêu cao” để các ứng dụng này có thể tiếp tục gắn bó về sau. Mặt khác, khi chuyển từ giao diện Metro sang chế độ desktop trên Windows 8, không chừng người dùng sẽ thất vọng với các ảnh bit thô kệch, hoặc ngỡ như họ vừa phóng to quá đà trên độ phân giải kém. Dù sao đi nữa, trong mọi hướng Windows đều gặp trục trặc khi cố gắng tương thích với màn hình độ phân giải cao. Điều đó có nghĩa Apple vẫn sẽ chiếm ưu thế với các thiết bị di động có độ phân giải siêu nét trong tương lai gần.
Cuối cùng, một điều mà chúng ta cần lưu tâm, đó là nhiều giao diện video chỉ hỗ trợ tối đa 1920 x 1200 pixels, ngoại trừ Dual-link DVI và HDMI 1.3 thì hỗ trợ 2560 x 1600. Như vậy, chức năng chạy video sẽ được Apple lo liệu ra sao với độ phân giải 2880 x 1800 của màn hình Retina?
Nguồn : http://genk.vn