30 x 30 x 10 cm là kích thước của chiếc máy tính để bàn (desktop) cấu hình cực mạnh này. Trong thân xác nhỏ gọn đó là cặp GTX 1080 chạy SLI, vi xử lý Core i7 dòng K, 2 ổ SSD, sẵn sàng chiến game 4K cũng như game thực tế ảo. Tuy nhiên, chiếc máy này lại là một sản phẩm được đặt làm riêng cho một anh kỹ sư đam mê PC sống tại Úc và riêng cái thùng máy không (chưa có phần cứng) đã tốn tiền công thiết kế, chế tạo khoảng 3000 USD.
Chiếc máy được Protocase - một công ty tại Canada chuyên tạo ra các nguyên mẫu máy tính cỡ nhỏ (Small Form Factor - SFF). Chiếc máy anfy không chỉ được trang bị Core i7-6700K - một trong những con CPU dành cho người dùng cuối rất mạnh của Intel mà nó còn được trang bị đến 2 card đồ họa Nvidia GeForce GTX 1080 phiên bản Founders Edition. Tất cả đều được nhét trong một khối hộp có kích thước bằng 2 3 hộp bánh pizza xếp chồng lên nhau và thậm chí nó còn nhỏ hơn cả một chiếc laptop chơi game thay thế máy bàn hiện nay.
Để build một chiếc máy bàn nhỏ gọn thì chúng ta có thể sử dụng các loại bo mạch cỡ nhỏ, chẳng hạn như micro-ATX và chiếc máy này cũng vậy với ASUS Maximus VIII Gene. CPU Core i7-6700K được tản nhiệt bằng bộ tản khí Noctua L9i với thiết kế low-profile (mỏng 37 mm) chuyên dùng trên các máy SFF, hiệu quả tản nhiệt cao với quạt 92 mm có thể đạt tốc độ vòng quay tối đa 2200 rpm, độ ồn thấp.
Bo mạch chủ Maximus VIII Gene có 4 khe RAM và Protocase đã trang bị 4 thanh Corsair Vengeance LPX DDR4. Máy có 2 ổ SSD, 1 ổ Samsung 950 Pro chuẩn M.2 2280 256 GB được gắp trực tiếp vào bo để boot Windows, ổ thứ 2 là SanDisk Ultra II 2,5" SSD 960 GB được lắp dọc ngay dưới quạt tản nhiệt mở rộng không gian lưu trữ.
Chiếc máy được Protocase - một công ty tại Canada chuyên tạo ra các nguyên mẫu máy tính cỡ nhỏ (Small Form Factor - SFF). Chiếc máy anfy không chỉ được trang bị Core i7-6700K - một trong những con CPU dành cho người dùng cuối rất mạnh của Intel mà nó còn được trang bị đến 2 card đồ họa Nvidia GeForce GTX 1080 phiên bản Founders Edition. Tất cả đều được nhét trong một khối hộp có kích thước bằng 2 3 hộp bánh pizza xếp chồng lên nhau và thậm chí nó còn nhỏ hơn cả một chiếc laptop chơi game thay thế máy bàn hiện nay.
Để build một chiếc máy bàn nhỏ gọn thì chúng ta có thể sử dụng các loại bo mạch cỡ nhỏ, chẳng hạn như micro-ATX và chiếc máy này cũng vậy với ASUS Maximus VIII Gene. CPU Core i7-6700K được tản nhiệt bằng bộ tản khí Noctua L9i với thiết kế low-profile (mỏng 37 mm) chuyên dùng trên các máy SFF, hiệu quả tản nhiệt cao với quạt 92 mm có thể đạt tốc độ vòng quay tối đa 2200 rpm, độ ồn thấp.
Bo mạch chủ Maximus VIII Gene có 4 khe RAM và Protocase đã trang bị 4 thanh Corsair Vengeance LPX DDR4. Máy có 2 ổ SSD, 1 ổ Samsung 950 Pro chuẩn M.2 2280 256 GB được gắp trực tiếp vào bo để boot Windows, ổ thứ 2 là SanDisk Ultra II 2,5" SSD 960 GB được lắp dọc ngay dưới quạt tản nhiệt mở rộng không gian lưu trữ.
2 card đồ họa GTX 1080 là thành phần khó nhét nhất và giải pháp được Protocase đưa ra là dùng các mạch chuyển PCIe custom, cáp đấu vào 2 khe PCIe tại mặt trước của bo mạch Maximus VIII Gene và luồng ra sau, nhờ đó 2 card double-slot được treo dọc theo mặt sau của bo mạch chủ. Cầu SLI cũng là loại cáp flex thay vì cầu cứng như kiểu bố trí 2 card nằm chồng lên nhau như thường lệ.
Dòng card Founders Edition được trang bị 1 quạt tản nhiệt, khi lắp dọc thì quạt sẽ lấy khí từ bên hông nên side panel của thùng máy được chế bằng một tấm mica có các khe lấy gió được khoét sẵn tại vị trí quạt của 2 card. Mặt trước của thùng máy được trang bị 3 quạt 90 mm giúp lấy gió vào. Riêng bộ nguồn thì Protocase chọn nguồn FSP 700 W bởi nó đủ nhỏ để có thể nhét vào chiếc thùng máy có bề ngang chỉ 10 cm.
Tưởng chừng như một chiếc thùng máy nhỏ xíu như vậy sẽ gây khó khăn cho khả năng tản nhiệt của CPU và GPU nhưng nếu nhìn lại cách bố trí tản nhiệt CPU, các quạt cỡ lớn lấy gió vào tại mặt trước và vị trí của 2 card đồ họa thì anh em có thể thấy nó rất hợp lý bởi cả 2 thành phần vốn ăn nhiều điện và tỏa nhiều nhiệt này đều có thể lấy gió trực tiếp từ bên ngoài thùng máy cũng như đưa luồng hơi nóng ra ngoài mà không gặp tình trạng nhiệt nóng, khí mát bị luân chuyển cục bộ như cách bố trí phần cứng thông thường. Bản thân Protocase cũng nhấn mạnh rằng họ đã sắp xếp các phần cứng tối ưu nhằm đảm bảo rằng hiệu năng xử lý của máy không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, chơi game phân giải cao, chỉnh sửa render video, … đều chạy ngọt.
Protocase cho biết: "Chiếc thùng máy được thiết kế để 2 linh kiện tỏa nhiều nhiệt nhất là CPU và card đồ họa được cách ly và cả 2 có thể lấy khí mát trực tiếp từ bên ngoài thugnf máy. CPU sẽ lấy khí mát từ bên trái thùng máy trong khi 2 card đồ họa lấy khí mát từ bên phải."
Chiếc máy được build cho anh Lukasz Dyjakon sống tại Úc, riêng phần thùng máy, vật liệu chế tạo và tiền công đã ngót hơn 3000 đô Mỹ, thêm khoảng hơn 2500 đô nữa cho các phần cứng. Như vậy tổng thiệt hại cho chiếc máy này lên đến trên 5500 đô. Mặc dù có mức giá cao như vậy nhưng anh Dyjakon và Protocase đã lên kế hoạch sản xuất số lượng chiếc máy này và bán rộng rãi.
Cấu hình chi tiết và giá linh kiện của chiếc máy siêu mạnh trong thân xác siêu nhỏ này (theo báo giá của Protocase, tính theo CAD);
- CPU: Intel Core i7-6700K 4 lõi 8 luồng, 4 - 4,2 GHz (mở khóa xung), 8 MB Cache, TDP 91 W ($444,25)
- Tản nhiệt CPU: Noctua NH-L9i 57,5 CFM ($49,95)
- Bo mạch chủ: ASUS Maximus VIII Gene Micro-ATX LGA 1551 ($239,88)
- GPU: 2 x EVGA GeForce GTX 1080 8 GB GDDR5X Founders Edition (2-way SLI) (mỗi cái $919)
- RAM: 2 x Corsair Vengeance LPX DDR4-3200 16 GB kit (4 x 8 GB, tổng 32 GB) (mỗi kit 2 thanh $105,98)
- Ổ cứng: Samsung 950 Pro 256 GB M.2 2280 ($229,98)
Quảng cáo
SanDisk Ultra II 960 GB 2,5" SSD ($299,99)
Theo: Gizmodo