Ảnh phong cảnh là thể loại chụp khá phổ biến vì dễ tiếp cận so với các thể loại khác. Không cần các bộ lens xoá phông mịt mù như thể loại chân dung, khi chụp phong cảnh anh em có thể dùng chính điện thoại thông minh để chụp và cho ra kết quả khá ấn tượng. Hôm nay mình xin chia sẻ thủ thuật mà bản thân mình dùng khi chụp phong cảnh trên smartphone và máy ảnh.
Qui Tắc “Một Phần Ba” là gì? Đó là qui tắc để chủ thể của bức ảnh tại bốn điểm như bên dưới:
iPhone X - ISO 50 - TP. Hồ Chí Minh
Bố cục
Bố cục là điều quan trọng nhất trong một bức ảnh. Bố cục mình hay dùng mình mới bắt đầu chụp ảnh là để chủ thể ở tâm bức ảnh, và chia đều bức ảnh ra làm hai. Chắc hẳn cũng nhiều anh em cũng dùng bố cục như thế vì theo logic, đó là bố cục hiệu quả nhất. Để chủ thể ở giữa sẽ giúp người xem có thể thấy rõ người chụp mong muốn truyền tải. Tuy nhiên điều này làm bức hình sẽ trở nên nhàm chán. Để giúp bức ảnh ấn tượng và lạ mắt hơn chúng ta nên thử áp dụng qui tắc “Một Phần Ba” (Rule of Third).Qui Tắc “Một Phần Ba” là gì? Đó là qui tắc để chủ thể của bức ảnh tại bốn điểm như bên dưới:
iPhone X - ISO 50 - TP. Hồ Chí Minh
Bức ảnh bên trên, thay vì chia đều bức ảnh để toà nhà cao tầng và các cao ốc ở trung tâm Quận 1 (là chủ thể chính) ở giữa bức ảnh, mình để lệch sang một bên và cố gắn cho các chủ thể đó nằm ở giao điểm các đường kẻ màu xanh. Điều này giúp bức ảnh nhìn độc đáo hơn và để thêm nhiều khoảng trống cho các nhà thấp tầng bên dưới, để người xem có thể thấy rõ sự tương phản trong qui hoạch đô thị lộn xộn của TP. Hồ Chí Minh.
Mà sử dụng Qui Tắc Một phần Ba ra sao? Mỗi lần chụp phải dùng trí tưởng tượng để kẻ những đường thẳng này trong đầu? Rất may là tất cả những smartphone và máy ảnh mirrorless hiện nay đều có chức năng áp cái đường Rule of Third lên bức ảnh. Bạn chỉ cần bật chức năng “Grid” hay “Đường Kẻ” trong hầu hết mọi cài đặt Camera của điện thoại là có thể bắt đầu áp dụng bố cục Qui Tắc Thứ Ba nhé!
Sau đây là những ảnh phong cảnh mà mình áp dụng qui tắc Một Phần Ba để các bạn có thể tham khảo:
Leica M (Typ 240) - ISO 320 - Hồ Nam
Canon 6D - ISO 100 - Hồ Nam
iPhone XS Max - ISO 25 - Vịnh Hạ Long
Quảng cáo
Sử dụng đường dẫn (Leading Line)
Leading Line hay Đường Dẫn là một trong những cách dẫn dắt người xem qua khung hình và hướng về chủ thể của bức ảnh. Áp dụng Leading Line vào bố cục bức ảnh sẽ giúp bức ảnh thú vị hơn, tạo nên tính sống động (dynamic) cho bức ảnh của bạn. Vậy đường dẫn là gì? Đường dẫn không nhất thiết là một con đường mà có thể là một dãy đá, dãy đèn, bãi cỏ, bậc thang… có hướng về chủ thể.Thông thường khi sử dụng đường dẫn, người ta thường bắt đầu từ dưới bức ảnh hướng lên trên về phía chủ thể. Tuy nhiên, nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật và nghệ thuật luôn đề cao tính sáng tạo nên đừng ngần ngại nếu bạn muốn đặt leading line từ trên xuống hay từ trái sang phải.
Đây là những bức ảnh mình áp dụng bố cục có thêm đường dẫn để các bạn có thể tham khảo
iPhone XS Max - ISO 25 - TP. Hồ Chí Minh
Sony A7 Mk II - ISO 100 - TP. Hồ Chí Minh
Quảng cáo
iPhone XS Max - ISO 640 - TP. Hồ Chí Minh
iPhone XS Max - ISO 25 - Đà Lạt
Chọn thời điểm chụp
Đối với thể loại ảnh phong cảnh, thời điểm chụp rất quan trọng. Ngoài đủ sáng ra, ánh sáng mặt trời còn phải dịu và có màu sắc vàng đẹp để bức hình có màu sắc ấn tượng và ánh sáng cân bằng.Thời điểm thích hợp nhất để chụp phong cảnh là khi bình minh và hoàng hôn, khi đó mặt trời vừa ló hoặc sáp lặn, ánh sáng sẽ dịu hơn và mặt trời sẽ có màu vàng ấm và chuyển dần sang đỏ rực (đối với hoàng hôn) và từ đỏ sang vàng ấm (đối với bình minh) rất đẹp. Nếu chụp vào trưa hoặc khi mặt trời đã lên cao, màu sẽ không được tươi và tạo được mood cho bức ảnh như hai thời điểm nói trên
Canon 6D - ISO 250 - Half Moon Bay
Sony A7 Mk II - ISO 100 - TP. Hồ Chí Minh
Canon 6D - ISO 100 - San Francisco
Đừng ngần ngại thay đổi góc nhìn
Khi chụp hình, chúng ta thường để máy ngang tầm mắt của bản thân. Lần sau khi chụp một cảnh đẹp muốn phá cách, đơn giản là hãy thử cúi thấp xuống và chụp xem có khác biệt so với đúng ngang tàm mắc không nhé, biết đâu lại đẹp hơn đấy.Đây là hình mình chụp với hai góc nhìn khác nhau, một cái ngang tầm mắt và một cái ở tầm thấp. Cá nhân mình và phần lớn bạn mình đều thấy tấm chụp thấp đẹp hơn tấm chụp bình thường.
Canon 6D - ISO 100 - New York (Chụp Bình Thường)
Canon 6D - ISO 100 - New York (Chụp Tầm Thấp)
Dùng tiêu cự khác (góc hẹp, góc siêu rộng)
Quan niệm phổ biến khi chụp hình phong cảnh là dùng góc rộng để có thể lấy đươc toàn cảnh, tạo hiệu ứng bao quát. Điều này rất đúng, nhưng lâu lâu hãy thử dùng chế độ tele (2x) hay ultra-wide. (0.5x) trên điện thoại hay máy ảnh của mình. Chụp tiêu cự hẹp cho cảnh núi non có thể giúp nhấn mạnh sự hùng vĩ của ngọn núi đó vì tele sẽ làm ngọn núi nhìn có vẻ to ra.Một số hình mình chụp phong cảnh sử dụng góc chụp hẹp (70mm), hình chụp ra nhìn khá hay:
Canon 6D - ISO 100 - Hồ Nam
Canon 6D - ISO 100 - Hồ Nam
Canon 6D - 35mm - ISO 400 - New York
Đây là những mẹo có thể giúp các bạn mới quan tâm về chủ đề chụp ảnh phong cảnh, những mẹo này có thể giúp những bức ảnh chụp phong cảnh khi đi du lịch của bạn bớt nhàm chán hơn, đẹp hơn. Nhiếp ảnh luôn đề cao sự phá cách và sáng tạo, bạn không cần phải theo răm rắp những mẹo trên mỗi khi chụp, hãy chụp theo ý mình và chia bố cục làm sao bản thân thấy đẹp và vừa mắt là được nhé! Chúc các bạn chục hình vui vẻ