Vào thời cao điểm của Chiến tranh Lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) phải đối mặt với một thách thức thường trực trong hoạt động gián điệp: khả năng tiếp cận. Mỗi vấn đề đều cần có giải pháp riêng, như là làm cách nào để cài được một điệp viên vào phòng làm việc được bảo vệ cẩn mật của một nguyên thủ nước ngoài, người chỉ cho phép những ai tâm giao nhất và vài con mèo đáng yêu đi vào? Tất nhiên là người ta sẽ gửi đi một con mèo được trang bị máy móc nghe lén.
CIA gọi chiến dịch này là Acoustic Kitty. Nhưng sau 5 năm và tốn 20 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển, dự án bị hủy bỏ vào năm 1967. Bởi lý do mà bất kỳ người nuôi mèo nào cũng biết: không dễ thuyết phục một con mèo đi tới chính xác nơi nó được yêu cầu và ở lại trong phạm vi của một máy thu vô tuyến.
Trước thời đại kỹ thuật số, hoạt động gián điệp rất khó khăn. Robert Wallace, một quan chức của CIA, cho biết: "Trong thế kỷ 20, các cơ quan tình báo trên toàn thế giới coi động vật là cách khả thi để vừa bí mật xâm nhập vào những địa điểm mà một người không thể tiếp cận, vừa mang theo thông điệp hoặc thiết bị. Bạn xem xét tất cả các lựa chọn và nếu một phương án có vẻ khả thi, bạn sẽ theo đuổi nó, đến khi nó tỏ ra vô hiệu hoặc có một cách tốt hơn xuất hiện.”
CIA khá nghiêm túc về Chiến dịch Acoustic Kitty và đó chỉ là một trong nhiều nỗ lực nhằm sử dụng các điệp viên động vật vì khả năng cảm nhận và tính hòa nhập của chúng, với các mức độ thành công khác nhau.
CIA gọi chiến dịch này là Acoustic Kitty. Nhưng sau 5 năm và tốn 20 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển, dự án bị hủy bỏ vào năm 1967. Bởi lý do mà bất kỳ người nuôi mèo nào cũng biết: không dễ thuyết phục một con mèo đi tới chính xác nơi nó được yêu cầu và ở lại trong phạm vi của một máy thu vô tuyến.
Trước thời đại kỹ thuật số, hoạt động gián điệp rất khó khăn. Robert Wallace, một quan chức của CIA, cho biết: "Trong thế kỷ 20, các cơ quan tình báo trên toàn thế giới coi động vật là cách khả thi để vừa bí mật xâm nhập vào những địa điểm mà một người không thể tiếp cận, vừa mang theo thông điệp hoặc thiết bị. Bạn xem xét tất cả các lựa chọn và nếu một phương án có vẻ khả thi, bạn sẽ theo đuổi nó, đến khi nó tỏ ra vô hiệu hoặc có một cách tốt hơn xuất hiện.”
CIA khá nghiêm túc về Chiến dịch Acoustic Kitty và đó chỉ là một trong nhiều nỗ lực nhằm sử dụng các điệp viên động vật vì khả năng cảm nhận và tính hòa nhập của chúng, với các mức độ thành công khác nhau.
Acoustic Kitty là sự kết hợp giữa một vật nuôi nhỏ bé với công nghệ cao. Bác sĩ thú y đã tiểu phẫu để nhét một cái micrô nhỏ vào trong một bên tai. Sau đó họ nối micrô vào bộ pin nằm dưới lớp da của con mèo, rồi kết nối với ăng-ten bên ngoài nằm dọc trên lưng.
Wallace nói: “Vào lúc ấy chúng tôi chưa đưa thiết bị điện tử vào động vật có vú vì đây là môi trường khắc nghiệt cho các linh kiện, rất ấm và ẩm.” Công nghệ này tưởng chừng như thành công khi con mèo có thể ghi lại và truyền phát các cuộc trò chuyện. Nhưng dù được CIA đào tạo, Acoustic Kitty vẫn có suy nghĩ riêng và không giỏi ở gần mục tiêu. Cuộc thử nghiệm sau đó tại một công viên đã chứng minh rằng Acoustic Kitty không hiệu quả, với rất nhiều thứ gây nhiễu loạn như chim bồ câu và sóc.
Theo CIA, người ta thường không mấy quan tâm khi thấy một con mèo.
David Welker, một sử gia của CIA, cho biết: “Bạn không thể bắt một con mèo làm theo ý mình. Là một người nuôi mèo, tôi sẽ nói với họ rằng điều đó vô ích.” Chưa kể mèo còn có thể bị xe cán khi đi lung tung. Theo CIA, Acoustic Kitty đã sống một cuộc sống bình thường sau khi tháo bỏ thiết bị gián điệp.
Sau đó, CIA phát hiện ra chim bồ câu chính là ứng viên mà họ đang tìm kiếm. Các đạo quân đã dựa vào chim bồ câu dẫn đường để truyền tin ngay từ thời cổ đại và chúng cũng làm công tác gián điệp trong Thế chiến II. Vào đầu cuộc chiến, mạng lưới tình báo Anh bị tan vỡ trước bước tiến nhanh chóng của Đức. Còn hoạt động trinh sát trên không chẳng tồn tại ở phần Âu châu bị chiếm đóng và mật mã Enigma của Đức vẫn chưa được giải mã. Nhưng trong thời khắc đen tối đó, các cựu binh Thế chiến I từng sử dụng chim bồ câu để liên lạc đã nảy ra một ý tưởng mới.
Gordon Corera, một nhà báo người Anh, cho biết: “Họ quyết định sẽ thả chúng xuống từ các máy bay của Không quân Anh, khi bí mật bay qua vùng Âu châu bị chiếm đóng, và xem liệu chúng có thu lại được gì không”. Dân làng ở Pháp và Bỉ đã viết tin nhắn lên các mảnh giấy nhỏ rồi cột vào chân những con chim bồ câu Anh đang đậu trong vườn nhà và cánh đồng.
Quảng cáo
Chiến dịch mang tên Columba đã thành công khi chim bồ câu đem khoảng 1000 tin nhắn về Luân Đôn với thông tin về việc lắp đặt radar, hoạt động di chuyển của quân Đức và các bãi phóng tên lửa V1. Corera cho biết chim bồ câu có khả năng tìm đường về nhà siêu hạng bất kể có thả chúng ở cách xa hàng trăm dặm, ở nơi mà chúng chưa từng đến trước đây.
Máy ảnh gắn trên chim bồ câu đầu tiên được nhà phát minh người Đức Julius Neubronner tạo ra năm 1907.
Chim bồ câu không hề bị "thất nghiệp" sau Thế chiến II. Trong Chiến tranh Lạnh, tình báo Anh đã kiểm tra khả năng bay xuyên qua đám khói nhiễm phóng xạ của chúng để gửi thông điệp trong một cuộc chiến hạt nhân giả định. Vào thập niên 1970, trong Chiến dịch Tacana, CIA đã thiết kế một chiếc máy ảnh phim cỡ nhỏ để những con chim có thể mang theo khi bay qua các cơ sở quân sự của đối phương - lúc chúng đang trên đường quay về sau khi được thả ra khỏi cửa sập trên sàn của một chiếc ô tô được cải sửa. Ảnh chụp được sẽ có độ phân giải cao hơn các vệ tinh do thám lúc đó.
Thậm chí CIA còn cố huấn luyện những loài chim khác, như chim ưng, quạ, vẹt mào, để mang theo máy ảnh. Nhưng cuối cùng vẫn chọn bồ câu vì ít gây chú ý, bay rất xa mà không cần hạ cánh và luôn tìm được đường về nhà. Chim bồ câu ở khắp nơi, nên chẳng mấy ai nghi hoặc về việc có một con bồ câu đang bay trên đầu mình.
Một chú bồ câu bị "cáo buộc" làm do thám tại Ấn Độ năm 2020.
Quảng cáo
Ngày nay, các công nghệ như máy bay không người lái ưu việt hơn so với mèo hoặc chim bồ câu, vì vậy những dự án Acoustic Kitty và Tacana đều lùi xa vào dĩ vãng. Nhưng dù sao CIA vẫn luôn để mắt tới động vật. Welker nói: “Thời thế thay đổi, công nghệ thay đổi, nhưng sứ mệnh cung cấp thông tin tình báo tốt nhất của CIA thì vẫn vậy. Động vật luôn là đối tác tiềm năng trong sứ mệnh của chúng tôi.”
Khi ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, con người cũng ý thức rõ điều đó. Cho nên khi công nghệ thất bại, các cơ quan tình báo cần có nhiều phương án dự phòng và chim bồ câu là một trong số đó. Vì vậy thời đại của chim bồ câu chưa hẳn đã kết thúc.
Theo NG.