Sự kiện giới thiệu trình duyệt Edge và công cụ tìm kiếm Bing phiên bản mới, tích hợp sức mạnh của mô hình ngôn ngữ GPT được Microsoft tổ chức ở campus của họ tại Redmond, Washington, và không livestream trên các mạng xã hội. Nhưng may mắn là, ngay ở thời điểm hiện tại, anh em đã có thể tải phiên bản Edge Dev thử nghiệm, có tích hợp thuật toán AI để tự trải nghiệm.
Tin hơi buồn là anh em sẽ phải đợi để Microsoft xét duyệt cho dùng thử Bing và Edge mới, có tích hợp AI, vì hiện tại phiên bản này vẫn đang trong quá trình gọi là “limited preview”.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/huong-dan-dang-ky-trai-nghiem-bing-moi-cua-microsoft.3631542/
Ở một chừng mực nào đó, với sự kết hợp mô hình ngôn ngữ Prometheus vào cả trình duyệt lẫn công cụ tìm kiếm trực tuyến, cuối cùng Microsoft cũng đã có một lý do lôi kéo người dùng đến với Bing sau hơn chục năm trời công cụ này tồn tại, nhưng không tìm ra được lợi thế đáng kể trước Google.
Tin hơi buồn là anh em sẽ phải đợi để Microsoft xét duyệt cho dùng thử Bing và Edge mới, có tích hợp AI, vì hiện tại phiên bản này vẫn đang trong quá trình gọi là “limited preview”.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/huong-dan-dang-ky-trai-nghiem-bing-moi-cua-microsoft.3631542/
Ở một chừng mực nào đó, với sự kết hợp mô hình ngôn ngữ Prometheus vào cả trình duyệt lẫn công cụ tìm kiếm trực tuyến, cuối cùng Microsoft cũng đã có một lý do lôi kéo người dùng đến với Bing sau hơn chục năm trời công cụ này tồn tại, nhưng không tìm ra được lợi thế đáng kể trước Google.
Rõ ràng Microsoft chỉ chờ đúng thời điểm để tung ra Edge và Bing tích hợp Prometheus. Bằng chứng là họ công bố công cụ tìm kiếm kết hợp chatbot AI chỉ 24 giờ sau khi Google công bố đối thủ của ChatGPT, Bard, dựa trên mô hình ngôn ngữ họ tự phát triển, LaMDA. Khác biệt ở đây là, Bard “chuẩn bị ra mắt”, còn Prometheus thì đã bắt đầu đến tay người dùng trong phiên bản trình duyệt Edge Dev.
Mở trình duyệt mới, sử dụng công cụ tìm kiếm Bing, rất dễ nhận ra những chi tiết giao diện thân thuộc của cái công cụ tìm kiếm anh em nào cũng muốn đổi ngay lập tức khi bắt đầu dùng Edge, chuyển sang Google cho quen tay và tiện lợi. Nhưng rất nhanh, người dùng sẽ có thể nhận ra những khác biệt rất lớn ở hai ô hội thoại.
Ô nhập từ khoá có thể nhận tối đa 1000 ký tự. Thật ra đấy không phải thứ quá mới mẻ. Google cũng ghi nhận không ít người gõ những câu rất dài rồi bắt tìm kiếm thông tin cho họ trên internet. Hầu hết thời gian thuật toán tìm kiếm của Google vẫn bắt được từ khoá và đưa ra kết quả tương đối ổn. Nhưng Bing kết hợp Prometheus lại ở một tầm khác.
Dĩ nhiên nếu chỉ để ý đến trung tâm chính giữa trang tìm kiếm, người dùng sẽ bỏ qua một công cụ rất mạnh khác, đấy là mục chatbot ở sidebar của trình duyệt. Ô nhập dữ liệu của chatbot cho phép viết tối đa 2.000 ký tự. Trò chuyện với máy móc lúc này vừa có cảm giác na ná lúc trò chuyện với ChatGPT, lại vừa có những khác biệt.
Prometheus không phải ChatGPT, đơn giản vì Microsoft sau khi trở thành đối tác độc quyền ứng dụng mô hình ngôn ngữ trên máy chủ đám mây, đã lấy GPT-3.5 của OpenAI rồi nhờ chính họ giúp sức phát triển chatbot riêng, rồi ứng dụng sức mạnh điện toán khổng lồ của dịch vụ Azure Cloud Services, đến bước thứ ba là kết hợp kiến thức của thuật toán tìm kiếm Bing để tạo ra mô hình Prometheus.
Mỗi lần tìm kiếm, Bing phiên bản mới lại tạo ra sự chi tiết đáng ngạc nhiên. Quan trọng nhất là nó không hề lạnh lùng vô cảm, mà giống như lúc anh em trò chuyện với người đối diện về một chủ đề.
Quảng cáo
Ở ô hiển thị kết quả tìm kiếm, vẫn là những câu trả lời với đường link như một công cụ tìm kiếm trực tuyến truyền thống. Nhưng nhìn sang bên phải, ô đối thoại với chatbot là nơi hiển thị những thông tin khác, giải thích lý do vì sao Bing đưa ra những kết quả tìm kiếm nói trên.
Xét riêng chatbot dựa trên mô hình ngôn ngữ Prometheus, đánh giá chung cho thấy, mức độ phức tạp của thứ ngôn ngữ nó có thể hiểu, và chiều sâu câu trả lời nó đưa ra cho người dùng đều ấn tượng hơn một hai phần so với ChatGPT, cơ bản nhờ vào khả năng tích hợp trực tiếp Prometheus với công cụ tìm kiếm Bing, vận hành theo thời gian thực. Còn ChatGPT thì dựa vào dữ liệu mà nó tổng hợp được trong quá trình “tự học”, không phụ thuộc vào bất kỳ search engine nào.
Đến đây, cũng có đôi lúc AI Prometheus làm việc không như mong đợi, khi nó đưa ra câu trả lời không có “link đính kèm”, nói cách khác là không có dẫn chứng để chứng minh khẳng định AI đưa ra. Đấy là lúc bản thân lợi thế của những mô hình ngôn ngữ có thể được cải thiện khi chúng liên tục tự học, dựa trên sức mạnh điện toán của những trung tâm dữ liệu mà Microsoft sở hữu.
Bất kỳ lúc nào anh em gặp “kết quả tìm kiếm” dưới dạng một câu trả lời không thoả đáng, hay tệ hơn là sai về mặt thực tế hoặc độ cập nhật thông tin, anh em có thể chọn “Dislike” cũng như thêm phản hồi để các lập trình viên ở Microsoft hoàn thiện AI Prometheus.
Quảng cáo
Tổng thể thì, Bing với Prometheus là một công cụ đáng khen ngợi, vì Microsoft đã tạo ra được AI tìm kiếm trực tuyến tích hợp đầu tiên cho người dùng internet. Tạm bỏ qua những kết quả tìm kiếm không chính xác, thì cảm giác gõ một câu hỏi vào ô tìm kiếm, rồi mở ra cả cuộc trò chuyện để tìm ra thông tin hữu ích là thứ tạo ra cảm giác mới mẻ, hệt như lúc bắt đầu trò chuyện với ChatGPT vậy.
Giờ này AI sẽ phải đảm nhận công việc nhặt nhạnh từ khoá trong câu hỏi của người dùng, chứ không phải chính chúng ta phải gõ đúng từ khoá để hiện ra những đường link thông tin hữu ích nữa. Bên cạnh sự tiện lợi, thì giống như mọi công cụ và ứng dụng mới, lần đầu được tương tác với chúng luôn vui.
Đấy là chưa kể đến việc, với AI, tìm kiếm trực tuyến trở thành một quá trình mới. Trước đây với Google hay những công cụ tìm kiếm khác, anh em nếu không tìm được kết quả ưng ý, thì sẽ phải sửa từ khoá, thêm hoặc bớt thông tin cho tới khi ra kết quả ưng ý. Còn bây giờ, với chatbot dựa trên GPT-3.5, quá trình tìm kiếm có phần nhân bản hơn, khi anh em có thể thêm ngữ cảnh phù hợp với từ khoá tìm kiếm, để giới hạn kết quả Bing trả về theo ý mình, nói ngắn gọn là tìm kiếm hiệu quả hơn, hữu ích hơn và vui hơn.
Mọi người cứ chê bai Bing, lý do cũng dễ hiểu, đối thủ trực tiếp của Bing là Google, với thuật toán tìm kiếm đã được hình thành và hoàn thiện qua gần 3 thập niên. Nếu chỉ xét riêng Bing, bản thân nó cũng chứa những nỗ lực không biết mệt mỏi của Microsoft để tạo ra nền tảng thuật toán tìm kiếm thông tin trực tuyến. Nhờ chính những nỗ lực qua cả chục năm của Microsoft, khi kết hợp với AI, Bing vẫn giữ được khả năng giới hạn những thông tin cũ, sai lệch, không chính xác hoặc thậm chí là có hại.
Và tất cả những điều trên, trong vài giờ đồng hồ đầu tiên trải nghiệm, cho thấy Microsoft đã kết hợp được một trong những AI tiêu dùng tốt nhất hiện nay với một công cụ tìm kiếm có sức mạnh, từ đó tạo ra một ứng dụng mới toanh, ai cũng có thể dùng mà không phải làm quen từ đầu. Quan trọng nhất, họ ra mắt công cụ ấy trước cả Google.
Theo TechRadar