Windows 8 cùng với Metro UI không có mục đích nào quan trọng hơn việc giúp Microsoft có được vị thế trên thị trường máy tính bảng. Ngoài một giao diện thân thiện với cảm ứng, việc tạo ra một bàn phím ảo tốt cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp khách hàng sử dụng thiết bị tốt nhất có thể. Mới đây, thành viên Kit Knox thuộc nhóm phát triển trải nghiệm người dùng của Microsoft đã đăng một bài viết lên blog của hãng để nói thêm về bàn phím ảo trên Windows 8. Theo đó, công cụ nhập liệu này có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hoạt động tốt trên nhiều kích thước màn hình khác nhau nhưng vẫn giữ được nguyên lí thiết kế của Microsoft.
Knox cho biết mục tiêu của nhóm phát triển khi tạo ra bàn phím trên Windows 8 là giúp người dùng có thể thực hiện được một cách dễ dàng dàng những điều sau:
- Nhập văn bản nhanh chóng và đạt tốc độ gần với những gì có thể làm được với bàn phím cứng thông thường
- Tránh tối đa các lỗi có thể mắc, sửa lỗi khi cần thiết
- Nhập liệu phải thoải mái ở nhiều tư thế, nhiều phương pháp tương tác với thiết bị
Trong quá trình thiết kế, nhóm của Knox đã thử nhiều bàn phím khác nhau, từ kích thước lớn, nhỏ, bàn phím dạng nổi, bàn phím tròn, bàn phím swipe (trượt giữa các kí tự để viết nên một chữ hoàn chỉnh). Để có được kết quả tối ưu nhất, những nhà nghiên cứu đã phải tìm hiểu cách mà người dùng "sống" cùng chiếc tablet trong một khoảng thời gian nào đó. Sau nhiều đợt phỏng vấn, quan sát, ghi nhận, có ba tư thế mà người dùng thường sử dụng máy tính bảng:
- Cầm máy bằng một tay, tay kia tương tác với giao diện
- Hai tay cầm máy, ngón cái dùng để tương tác
- Đặt máy trên bàn, đùi hoặc một vật kê nào đó và sử dụng cả hai bàn tay để thao tác
Ba tư thế thường gặp khi dùng máy tính bảng để nhập liệu
Đây là những thao tác mà người ta cảm thấy thoải mái nhất và tự nhiên nhất khi muốn dùng tablet trong thời gian dài. Chính vì thế, hãng đã sử dụng những kết quả nghiên cứu này để tạo ra bố cục cho bàn phím hiện tại trên Windows 8. Bản preview đầu tiên của Windows 8 còn có một bàn phím "thumb keyboard" để dùng với hai ngón cái. Nó có khả năng thay đổi kích thước để vừa với nhiều kích cỡ bàn tay khác nhau. Tuy nhiên người dùng thường có xu hướng thay đổi tư thế gõ trong suốt thời gian dùng máy, do đó bàn phím đã được cải tiến theo hướng này và kết quả là bàn phím được bố trí như hình dưới. Màu xanh là vùng thoải mái khi gõ bằng ngón trỏ, vàng là vùng có thể thao tác được, còn đỏ là vùng không thoải mái để gõ.
Thử thách kế tiếp là gõ trên mặt kính của máy tính bảng. Với bàn phím vật lí, mỗi phím có độ nảy riêng, nên khi gõ nó sẽ phản hồi lại cho người dùng biết, thậm chí ngay cả tiếng gõ bàn phím cũng là một điều thú vị của bàn phím. Còn khi đặt một tấm kính xuống và gõ lên, chẳng có phản hồi nào được tạo ra cả. Bạn sẽ không biết được tay mình đang ở đâu, liệu có nhấn đúng đối tượng hay chưa. Do đó, với bàn phím Windows 8, hãng sẽ dùng hai biện pháp để thông báo cho người sử dụng: phím đổi màu và âm thanh phát ra. Điều này giống như những gì thường thấy trên các điện thoại cảm ứng. Hãng cũng có xem xét nhiều biện pháp khác như rung phản hồi nhưng việc thiết bị cứ giật giật khi gõ thì không hay lắm nên đã loại bỏ hết. Riêng về âm báo mà hãng dùng thuộc vào loại "âm thặng dư" (residual), tức là nghe xong thì chúng ta sẽ quên đi, nhưng sẽ nhận ra ngay nếu thiếu nó.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng thực hiện phép đo về mắt của người dùng bàn phím ảo và nhận thấy rằng người ta thường nhìn vào khung gõ chữ chứ không nhìn nhiều vào bàn phím. Do đó, việc xuất hiện của các kí tự là sự phản hồi xuất sắc nhất có thể áp dụng để thông báo cho người dùng về việc phím đã được nhấn.
Vùng màu lạ lạ là những nơi người dùng thườn hay nhìn vào nhất
Tuy nhiên, nói gì đi nữa thì bàn phím áo vẫn khó mà đạt được độ thoải mái như trên bàn phím vật lí. Chính vì thế, Windows 8 có một thứ gọi là "touch model". Nó có nghĩa là khi bạn gõ một phím, điểm gõ đó sẽ được xác định tọa độ, đồng thời các thuật toán về ngôn ngữ và thói quen sẽ xem xét bạn có định gõ phím đó hay các phím lân cận hay không, từ đó tự sửa lại những gì bạn gõ nhầm, nhất là khi người dùng chạm vào khoảng trống giữa các phím. Điều này gần giống với tính năng auto correction thường thấy.
Microsoft cho biết thêm bàn phím này được thiết kế phỏng theo thói quen của người dùng với bàn phím vật lý để người dùng không phải tốn quá nhiều thời gian học lại các gõ phím ảo. Kích thước mỗi phím là 19mm, tương đồng với hầu hết bàn phím vật lý, và nó cũng là kích thước giúp người dùng nhập liệu nhanh hơn, đồng thời không chiếm nhiều diện tích màn hình để hiển thị bàn phím. Các phím cũng đã được đơn giản hóa để tránh sự phân tâm và lỗi mà người dùng có thể gây ra.
Bàn phím số
Có nhiều câu hỏi đặt ra cho Microsoft về việc không có dãy phím số trên bàn phím Windows 8. Những phiên bản đầu tiên thật ra có những phím này, nhưng những người thử nghiệm lại cảm thấy rối so với những gì họ đã từng biết. Nó cũng gây ra nhiều lỗi hơn, lại che phủ hơn 50% diện tích màn hình (đối với một chiếc máy tính bảng 10,6"). Đây chính là lý do Microsoft tách nó riêng ra và đặt chung với các kí tự đặc biệt khác. Việc sắp xếp phím 1,2,3 ở trên đầu thay vì 7,8,9 là bởi người dùng quen với bàn phím điện thoại hơn là cụm numpad trên bàn phím thông thường.
Quảng cáo
Phím Shift
Ban đầu, Microsoft tạo ra bàn phím với hai phím shift có chức năng khác nhau: Shift trái để gõ chữ in hoa, Shift phải để gõ kí tự. Và thiết kế này đã thất bại vì người dùng thường xuyên nhấn Shift phải để viết in. Chính vì thế, hãng quay lại chức năng bình thường của Shift. Thay vào đó, các kí tự đặc biệt hoặc những chữ như ẽ, ê, é, è sẽ xuất hiện khi nhấn giữa vào một phím bất kì. Để di chuyển giữa các chữ đặc biệt này, người dùng cũng không cần phải nhấc ngón tay lên mà chỉ việc trượt đi mà thôi.
Phím Shift màu xanh có biểu tượng mũi tên hướng xuống (downshift), một bài học mà Microsoft đã rút ra khi thiết kế bàn phím
Một số hình ảnh về việc thử nghiệm bàn phím ảo của Windows 8
Theo dõi võng mạc của người gõ cho thấy người dùng thường nhìn vào bàn phím hoặc nơi nhập liệu chứ không nhìn đến các vùng còn lại.
Ảnh bên phải là vài phút sau khi bắt đầu nhập liệu, người dùng nhìn vào cả hai nơi. Nhưng sau 90 phút, hầu như mọi sự tập trung đều hướng vào ô nhập liệu. Và trong thời gian này, người gõ tăng nhanh tốc độ lên gấp đôi so với trước đó.
Video Microsoft nói về bàn phím ảo