Mình đã smart hoá các thiết bị ở nhà ra sao?
Hi anh em, hôm nay mình chia sẻ với anh em rất ngắn gọn về việc mình đã smarthome hoá các thiết bị điện trong nhà của mình ra sao, sau này có thời gian mình sẽ viết chi tiết sau hoặc anh em nào hỏi mình sẽ trả lời.
1/ Smart hoá các thiết bị trong nhà có phải nhất thiết từ khi lắp thiết bị điện?
Câu trả lời là không, mặc dù hiện nay các thiết bị smarthome không sẵn sàng lắm cho việc trở thành 1 thành phần phụ của các thiết bị điện sẵn có mà thường cố gắng tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh, tuy nhiên nếu biết cách vẫn sẽ có thể tận dụng được các thiết bị smarthome để smart hoá thiết bị điện trong gia đình. Trong bài này mình chủ yếu đề cập đến đồ của Xiaomi do đây là đồ mình đang dùng nhiều ở nhà, cũng chưa có ý định đổi sang loại khác vì ngại dùng các hệ sinh thái khác nhau.
2/ Rào cản và giải quyết việc smart hoá các thiết bị trong nhà?
Khi mình thực hiện smart hoá hệ thống chiếu sáng trong nhà (hệ thống bóng đèn tuýp cũ) thì có 2 phương án mình nghĩ đến.
Hi anh em, hôm nay mình chia sẻ với anh em rất ngắn gọn về việc mình đã smarthome hoá các thiết bị điện trong nhà của mình ra sao, sau này có thời gian mình sẽ viết chi tiết sau hoặc anh em nào hỏi mình sẽ trả lời.
1/ Smart hoá các thiết bị trong nhà có phải nhất thiết từ khi lắp thiết bị điện?
Câu trả lời là không, mặc dù hiện nay các thiết bị smarthome không sẵn sàng lắm cho việc trở thành 1 thành phần phụ của các thiết bị điện sẵn có mà thường cố gắng tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh, tuy nhiên nếu biết cách vẫn sẽ có thể tận dụng được các thiết bị smarthome để smart hoá thiết bị điện trong gia đình. Trong bài này mình chủ yếu đề cập đến đồ của Xiaomi do đây là đồ mình đang dùng nhiều ở nhà, cũng chưa có ý định đổi sang loại khác vì ngại dùng các hệ sinh thái khác nhau.
2/ Rào cản và giải quyết việc smart hoá các thiết bị trong nhà?
Khi mình thực hiện smart hoá hệ thống chiếu sáng trong nhà (hệ thống bóng đèn tuýp cũ) thì có 2 phương án mình nghĩ đến.
- PA1: Thay toàn bộ công tắc đèn thành công tắc smart => Cách này sau đó không thực hiện được vì lỗ âm tường nhà mình hình chữ nhận trong khi công tắc smart của Xiaomi là hình vuông.
- PA2: Thay thế bóng đèn bằng bóng smart => Cách này cũng fail nốt vì Xiaomi không có bóng tuýp dạng này, chỉ có mỗi mấy cái bóng philips với công suất yếu xì.
=> Cuối cùng mình nghĩ ra PA3 đó là lắp trung gian giữa công tắc và bóng đèn 1 cái ổ cắm thông minh (nó sẽ hơi to nhưng lắp giấu khéo 1 chút không sao) với cách này mình đã smart hoá thành công toàn bộ hệ thống bóng đèn trong nhà.
Các bạn có thể áp dụng cách tương tự với hầu hết đồ dùng trong nhà, các bạn có thể comment thêm các tình huống để cùng nhau bàn luận. Mình cũng vừa setup xong việc bật máy tính từ xa cho Vợ trong khi viết bài này.
3/ Smart hoá các thiết bị trong nhà thì có lợi ích gì?
Khi mình bắt đầu smart hoá các thiết bị trong nhà, câu hỏi đầu tiên đặt ra là việc này có lợi ích gì không hay chỉ thêm tốn điện? Câu trả lời là có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nó thuộc dạng lợi ích là có cũng được không có cũng chẳng sao.
Ví dụ tình huống như thế này: Mùa đông bạn lên giường đi ngủ, sau khi chui vào chăn ấm rồi mới nghĩ ra là cái bóng điện ở phòng khách chưa tắt. Với việc ra lệnh bằng giọng nói bạn có thể dễ dàng tắt bóng đèn mà khỏi cần chui ra khỏi chăn, tuy nhiên nếu không có thì bạn chui ra tắt cũng chẳng sao. Smarthome là thế, bao đời nay không có cũng không chết người, chỉ yêu thích công nghệ và tiện ích thì mới ham hố những vụ này.
4/ Kết
Không có một hệ sinh thái nào hoàn hảo mọi nhu cầu về smarthome, có người thích điều khiển cái bóng đèn, tắt bật cái tivi/máy tính, điều khiển cái cửa cuốn từ xa... việc tìm tòi nghiên cứu để áp dụng các thứ có sẵn để có thể điều khiển cái mình mong muốn mà không cần sự hiểu biết quá sâu sẽ giúp chúng ta thấy được sự thú vị khi setup smarthome với chi phí tiết kiệm nhất.
PS: Hiện mình cũng đang bị bí khi muốn điều khiển cửa cuốn trong hệ sinh thái của Xiaomi hoặc kiếm bộ nào đó kết nối được với GG home (bạn nào biết cách nào ổn giới thiệu giúp mình nhé)