Mình nghĩ chuyện thơ hay dở nó thuộc về cảm tính, cảm nhận, và rung cảm của mỗi người. Người ta không cần phải "có kiến thức", "có nhân văn" hay phải nghe những người như cô phân tích thì mới thấy nó hay. Một bài thơ mà rất nhiều người thấy nó dở thì khả năng rất lớn là nó dở thật.
Đồng ý là bài thơ đã đem vào một vài từ tượng thanh cho trẻ khiếm thính - đây là điểm tốt, nhưng không phải cứ đem vào thì nó thành một bài thơ hay. Đọc bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" mình thấy chẳng có tí vần gì, nhịp điệu chối tai, từ ngữ thì rối rắm, nội dung hời hợt (nếu không muốn nói là sáo rỗng)
Mình không thấy thuyết phục sau khi nghe cô Hà này phân tích, cô chỉ nói lên được việc đây là bài thơ có nghĩa, rồi nó có thanh âm cho người khiếm thính (cô cho rằng đây là "nhân văn"), ngoài ra chẳng chỉ ra được ý nào nói rằng đây là một bài thơ hay nếu xét về tiêu chuẩn chung của mọi bài thơ hay cần có. Mình nghĩ đây là hậu quả của việc dạy cảm thụ văn học bằng cách săm soi phân tích từng chữ như cái máy chứ không tập trung vào việc nuôi dưỡng rung cảm tâm hồn.
Tất nhiên cô thấy nó hay là cảm nhận cá nhân của cô, nhưng cô lôi cảm nhận cá nhân của mình để nói người khác là “hùa theo đám đông cứ chửi, cứ lên án, cứ bình phẩm mà không cần biết mình đã có đủ năng lực để có những góc nhìn đa chiều và quan trọng hơn là bản thân có đủ sự cảm thông, đủ sự nhân văn hay chưa” thì theo mình là không hay tẹo nào, cũng gọi là công kích cá nhân